Soạn văn: Kiểm tra phần Văn
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Kiểm tra phần Văn”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN KIỂM TRA PHẦN VĂN SIÊU NGẮN
Câu 1: Chọn chép lại một bài ca dao đã học hoặc đã sưu tầm được mà em thích. Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca đó.
Trả lời:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
– Hai dòng đầu dùng nghệ thuật so sánh để ví công cha, nghĩa mẹ vốn là hai khái niệm trừu tượng thành cụ thể:
+ nói đến hình ảnh núi Thái Sơn là nói tới ngọn núi :
- To lớn hùng vĩ
- Nơi các vua chúa thường lên đây cầu mưa thuận gió hòa thiên hạ thái bình nên rất linh thiêng
+ hình ảnh nước trong nguồn
- Nơi khuất ít ai biết tới
- Nơi cội nguồn để có suối có sông có biển cả
- Sự chắt chiu từng giọt đã được thanh lọc qua đất đá có giọt nước trong lành không bao giờ vơi cạn
→ Hai hình ảnh gợi rất sâu công ơn cha mẹ với con cái
– Hai dòng sau khuyên nhủ ần cần mà tha thiết
+ nó nêu lên thứ tình cảm con người cần quý trọng: trong trăm thứ đạo đạo hiếu làm đầu
+ tôn giáo lớn nhất của đời người là tôn thờ cha mẹ
Câu 2: Chọn chép lại một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
Trả lời:
Sàng tiền minh nguyện quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
( Tĩnh dạ tứ – Lý Bạch)
– Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một con người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh
Câu 3: Chọn chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán) và giải thích lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.
Trả lời:
– Chép lại hai câu thơ Đường
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền
Dịch nghĩa
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng
( Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra- Trần Nhân Tông)
– Lý do yêu thích: hai câu thơ là bức tranh cuộc sống thiên nhiên yên bình thân thuộc của thôn quê buổi chiều tà
Câu 4: Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của Bác?
Trả lời:
– Hai câu thơ về trăng trong bài
+ Cảnh khuya: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Rằm tháng giêng: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên( Rằm xuân lồng lộng trăng soi)
– Nhận xét nghệ thuật miêu tả: nghệ thuật điệp từ, miêu tả một cách tài tình đặc sắc vẻ đẹp thơ mộng huyền ảo của ánh trăng trong đêm
– Bác Hồ là một con người yêu thiên nhiên da diết say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên
Câu 5: Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương, đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi.
Trả lời:
– Qua việc hồi tưởng mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi tác giả đã thể hiện một tấm lòng thương nhớ yêu da diết quê hương khi đang ở nơi xa đồng thời thể hiện sự am hiểu tinh tế về mùa xuân quê hương
Câu 6: Chọn chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để cùng phân tích.
Trả lời:
– Tấc đất tấc vàng
+ ý nghĩa: Đất quý vì đất nuôi sống con người là nơi để ở người lao động phải đổ xương máu mới có và bảo vệ được đất
+ giá trị kinh nghiệm: nhắc nhở con người quý trọng đất
– Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
+ ý nghĩa: Tháng bảy mà kiến bò nhiều là sắp có lũ lụt
+ giá trị kinh nghiệm: Ý thức chủ động dự báo lũ lụt để chủ động phòng chống
Câu 7: Nêu lên luận điểm trong các văn bản nghị luận ở Bài 20, 21, 23.
Trả lời:
– Bài 20 :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
+ Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Tinh thần yêu nước qua lịch sử và trong hiện tại.
+ Nhiệm vụ phát huy tinh thần ấy.
– Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.
– Bài 23 :Đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.
+ Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.
Câu 8: Dùng một vài dẫn chứng trong tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Trả lời:
Chứng minh ý kiến của Hòa Thanh: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:
– Ta chưa từng dược ngắm cảnh trăng nơi núi rừng Việt Bắc thơ mộng nhưng Cảnh khuya của Hồ Chí Minh đã giúp ta cảm nhận điều đó
– Ca dao về tình yêu quê hương đất nước đã bồi dưỡng tình cảm yêu nước vốn thường trực trong ta
Câu 9: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó.
Trả lời:
– Nghệ thuật tương phản là: đưa ra những chi tiết, hành động đối lập, tương phản nhằm làm nổi vấn đề, tư tưởng chính của tác phẩm
– Cách thể hiện thủ pháp này trong truyện Sống chết mặc bay:. một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng vất vả trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê
Câu 10: Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Trả lời:
Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu:đó là sự khinh miệt , bất hợp tác và sự kiên định trong lập trường yêu nước của ông
Câu 11: Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?
Trả lời:
Thành ngữ Oan Thị Kính: dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức cùng cực không thể nào giãi bày được
2. SOẠN VĂN KIỂM TRA PHẦN VĂN CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN KIỂM TRA PHẦN VĂN HAY NHẤT
Soạn văn: Kiểm tra phần Văn (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Có thể chọn chép một bài ca dao nào mà mình thích. Sau đó, phân tích bài đó. Chẳng hạn:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ru
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
– Hai dòng thơ đầu dùng nghệ thuật so sánh để ví “công cha nghĩa mẹ”, vốn là hai khái niệm khá trừu tượng thành cụ thể.
- Nói đến hình ảnh “núi Thái Sơn” là nói tới ngọn núi:
+ To lớn, hùng vĩ
+ Nơi các vua chúa thường lên đây để cầu mong mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình nên nó rất linh thiêng
+ Hình ảnh “nước trong nguồn” là:
+ Nơi khuất kín ít ai biết tới.
+ Nơi cội nguồn để có suối, có sông, có biển cả.
⇒ Sự chắt chiu từng giọt trong lành không bao giờ vơi cạn.
- Cả hai hình ảnh này đã gợi rất sâu “công cha nghĩa mẹ” đối với người con.
– Hai dòng sau là lời khuyên nhủ ân cần mà tha thiết. Nó nêu lên một thứ tình cảm mà con người phải quí trọng: “Trong trăm thứ đạo, đạo hiếu làm đầu”. Dù có đi theo tôn giáo nào đi nữa thì cái đạo lớn nhất, tôn giáo lớn nhất là “thờ mẹ kính cha”.
Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
BÁNH TRÔI NƯỚC (Hồ Xuân Hương)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
– Nội dung của bài thơ nó tồn tại song song ý nghĩa kép: vừa miêu tả chính xác cái bánh trôi nước lại vừa chuyển cái nghĩa ấy một cách kín đáo để nói về thân phận cá nhân của một người phụ nữ xưng “Em”.
+ Trắng và tròn là màu và hình ảnh của bánh trôi nước. Nhưng thân và phận gắn với hai đặc tính này lại cho ta thấy nhân vật “Em” tự đánh giá mình một cách kiêu hãnh phẩm chất trắng trong, hoàn mĩ (vuông, tròn) của mình.
+ Ấy vậy mà nghịch cảnh: “Bảy nổi ba chìm”, nay đây mai đó, phiêu dạt không yên chỗ trong gia thất.
+ Lí do của thân phận như vậy là bởi những con người không biết tôn trọng phẩm giá của phụ nữ gây nên. Chiếc bánh trôi nước được rắn hay nát trong nổi chìm của nồi nước sôi là phụ thuộc tay của kẻ nặn ra nó. Còn nhân vật “Em” dù cho thân phận phải long đong thì vẫn giữ được tấm lòng chung thủy son sắt.
+ Biết rằng đời bị vùi dập, hắt hủi nhưng tự khẳng định bản chất tốt đẹp và thủy chung với chính bản chất ấy là điều rất đáng quý ở bài thơ này.
– Thân trắng, phận tròn, tấm lòng son dù cho bảy nổi ba chìm. Mặc dầu kẻ nặn ra bánh làm rắn hay nát bánh nhưng mà nhân vật “Em” vẫn giữ tấm lòng son sắt trước hết là với bản chất của mình.
Tác giả đã dùng màu sắc, thành ngữ, dùng cấu trúc câu đối lập rất độc đáo để chuyển mọi chi tiết hình tượng chiếc bánh trôi nước thành hình tượng một người phụ nữ dễ thương, tội nghiệp và đáng kính trọng.
Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU
Nguyệt lạc, ô đề, mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đổi sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
– Hai dòng thơ đầu cho ta hình dung một không gian trống trải, cô lạnh ở bầu trời và dưới bờ bãi sông nước. Cảnh im phăng phắc không một bóng người.
+ Câu đầu cho ta hình dung mảnh trăng ở cuối trời xa đã thấp phía chân trời. Trong cái chợt thức của con quạ, nó nhìn trăng tà đã rụng xuống. Nó đâu biết rằng thời gian từ lúc nó ngủ đến lúc này là một khoảng khá dài.
Vì quá sợ cái điều đột ngột này (đột ngột ở con quạ, chứ không phải đột ngột với chúng ta) mà quạ đã kêu lên trong sự im lìm của muôn vật lặng tờ dưới ánh trăng suông. Hình như bất ngờ trước sự đánh thức của tiếng quạ, những giọt sương bị đánh thức. Chúng đồng loạt rơi từ nhành sương, nơi quạ đứng. Cũng có thể hiểu, quạ kêu sương khói tới đầy trời.
+ Câu thứ hai cho ta hình dung đống lửa của người chài lưới bên sông đã lụi tàn. Lâu lâu những chiếc lá phong khô rơi vào nó lại bùng lên soi rõ một người khách đang ngủ mệt mà mối sầu xa xứ vẫn cứ vấn vương trong mộng.
+ Cả hai câu chỉ có không gian nhưng nó cho ta hình dung được thời gian lúc này là còn rất sớm, còn quá sớm.
– Hai dòng sau muốn nhấn mạnh tiếng chuông chùa Hàn Sơn. Dù nó ở ngoài thành Cô Tô nhưng chắc hẳn là nơi rất xa với nơi thuyền khách ngủ. Tiếng chuông ấy đã động vào lúc nửa đêm đã đánh thức khách dậy trong một tâm trạng man mác, trong một đêm xa quê thao thức đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền.
– Câu đầu không gian hẹp hơn. Nó gợi một nơi yên tĩnh giữa núi rừng. Trăng lồng vào trong lá cành của cây cổ thụ khiến cho vòm lá nơi tối nơi sáng, lóng lánh đan xen trăng và lá. Bóng trăng qua tầng cao của cổ thụ, tiếp tục lồng với hoa ở dưới thấp. Trăng đã hòa nhập, đã trở nên linh hồn cho tạo vật, nó lung linh kì ảo và kết hợp hoa lá xôn xao sự sống.
– Câu sau phảng phất thơ Đường. Câu thơ Trương Kế “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” gợi cảm giác rất buồn, rất lẻ loi thì câu thơ của Bác chủ động hơn. “Bác và các đồng chí của mình sau khi bàn việc quân giữa chốn thần tiên nơi khói sóng quây tụ trên sông đã “qui lai” (quay về). Con thuyền chở người đã trở thành con thuyền chở trăng.
⇒ Câu thơ nói về tâm hồn lạc quan phơi phới. Sau khi việc nước đã bàn, Bác tự cho phép hồn mình đắm đuôi với trăng rằm tháng giêng trên sông nước.
Câu 5 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Qua việc hồi tưởng lại cảnh mùa xuân trên đất Bắc. Vũ Bằng đã bộc lộ một tình cảm gắn bó nhớ nhung da diết với gia đình, với quê hương. Đó là nỗi nhớ những cảnh sắc thiên nhiên, phố xá cuộc sống những ngày xuân ở Hà Nội. Những cảnh vật, lễ nghi ấy mang vẻ đẹp rất riêng, rất tinh tế. Nó là bản sắc văn hóa dân tộc từ vùng đất của người Tràng An Hà Nội nhưng đồng thời cũng là của chung đất nước quê hương ở mọi miền khác. Phải yêu thương quê hương bản sắc văn hóa dân tộc sâu xa mới có những cảm xúc nhạy bén về mùa xuân như vậy.
Câu 6 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Chị ngã em nâng.
– Không thầy đố mày làm nên.
Cả hai đều diễn đạt thật giản dị. Nó như cách nói hằng ngày (khẩu ngữ)
– Thử đảo lại câu đầu:
+ Em ngã chị nâng thì nó quá hiển nhiên. Xưa nay trách nhiệm của các thành viên trong gia đình Việt Nam thường được nhìn nhận theo kiểu “nước mắt chảy xuôi”. Người chị dĩ nhiên phải nâng phải đỡ em khi em ngã.
+ Câu tục ngữ muốn nói sâu hơn quan hệ chị em trong một mái nhà. Em quan tâm tới chị. Dĩ nhiên ngã ở đây là muốn nói tới sự thất bại, những lỗi lầm, thậm chí sự sa ngã. Chính lúc ấy “em” gái là người hiểu chị nhất, phải săn sóc bằng tinh thần nhiều nhất cho chị. Từ “nâng” biểu hiện sự yêu thương đùm bọc đó. Tuy nhiên câu này có ý nghĩa rộng hơn. Giúp đỡ những người bất hạnh.
– Câu sau đã nói điều hiển nhiên. Trong nghĩa khẳng định thì: “Nhờ có thầy mà con người ta mời có sự nghiệp”. Nếu hiểu thầy theo nghĩa rộng hơn (thầy dạy nghề, thầy dạy văn hóa chẳng hạn) thì câu trên luôn đúng.
Cái sâu xa của câu tục ngữ này là lời nghiêm khắc cảnh cáo một cô cậu học trò nào đó “Áo mặc chưa qua khỏi đầu” mà đà hiểu hiện những sự khinh nhờn, thiếu tôn trọng thầy. Đây là sự cảnh báo về nhân cách học sinh của bậc làm cha chú. Như vậy, muốn là học trò thì trước hết phải có nhân cách, phải biết yêu kính thầy. Từ đây mà ngầm nói với ta rằng: Làm thầy trước hết là phải có nhân cách. Học trò trước hết nhìn vào nhân cách của thầy. Sau đó, chúng mới nhìn vào kiến thức của thầy.
Câu 7 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Bài 20:
– Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.
– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
– Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.
Bài 21:
Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.
Bài 22:
– Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.
– Đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.
– Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.
– Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.
Câu 8 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Văn chương là một vẻ đẹp, một sự tươi sáng và là phép màu của tự nhiên ban tặng cho cuộc sống của chúng ta. Văn chương đem lại cho bạn đọc những rung cảm tích cực như: lòng biết ơn, sự đồng cảm, đức tính hi sinh cao cả,… ngoài việc cho ta những tình cảm mới, văn chương còn luyện cho ta những tinh cảm ta sẵn có. Khi đọc văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” chắc hẳn ai cũng sẽ đồng cảm xót xa cho 2 anh em Thành và Thủy khi bị xa nhau vì cuộc hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ. Hoặc khi đọc một mẩu truyện vui nào đó thì mọi người cũng sẽ có những phút giây thư giãn đầy bổ ích vì những tiếng cười và niềm vui mà trong truyện mang lại. Vậy chẳng phải những tác phẩm, những mẩu truyện là văn chương đã gây cho ta những tình cảm ta không có sao? Rồi cũng chính cái phép màu mang tên văn chương ấy cũng đã tôi luyện, vun đắp những tình cảm mà ta sẵn có. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”, từ gây ở đây còn chỉ sự tiêu cực. Nếu chúng ta đọc những sách báo không phù hợp với lứa tuổi thì nó sẽ làm cho con người sa lầy vào những điều không tốt và phai mờ giá trị thật sự tốt đẹp của văn chương. Vì vậy chúng ta phải góp phần vào việc xây dựng hình ảnh văn chương ngày một tốt đẹp hơn.
Câu 9 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Tương phản là việc sử dụng các từ ngữ có màu sắc trái ngược nhau, nằm trong mối quan hệ đối chọi nhau, có khả năng liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, sự vật hiện tượng phức lạp (có những nét mâu thuẫn mà thống nhất).
– Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
a) Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
b) Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
– Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
Câu 10 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Sự im lặng của Phan Bội Châu là thái độ khinh bỉ của ông dành cho Va-ren – một kẻ xảo trá, lố bịch,… Đồng thời bộc lộ nét tính cách kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc
Câu 11 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Oan Thị Kính là thành ngữ nhân gian gợi những nỗi oan trái ở cuộc đời Thị Kính trong cả vở chèo Quan Âm Thị Kính. Đó là nỗi oan xâu chuỗi nhiều nỗi oan cho nên mỗi lúc một đau khổ, bi thảm, mỗi lúc một bế tắc cùng quẫn.
– Thị Kính có hai nồi oan lớn: Án giết chồng và án hoang thai. Có lẽ Thị Kính là nơi tập trung cho những oan khổ tột cùng của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Vì thế, Oan Thị Kính là muôn nói những nỗi oan ghê gớm mà người lương thiện mắc phải.
Soạn văn: Kiểm tra phần Văn (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Chọn bài ca dao:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Nội dung:
+ Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa
+ Đồng cảm, xót thương cho số phận bấp bênh, không được làm chủ số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
+ Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữa
Nghệ thuật:
+ Mở đầu bằng mô-típ “thân em” là tiếng than thân trách phận của người phụ nữ
+ Hình ảnh so sánh “tấm lụa đào” – tấm vải đẹp, quý để thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ
+ Từ láy “phất phơ” và câu hỏi tu từ “biết vào tay ai” cho thấy số phận bấp bênh, không được làm chủ bản thân của người phụ nữ
Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
Nội dung của bài thơ:
+ Thông qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước và cách làm bánh, bài thơ đã nói lên vẻ đẹp hình thể (trắng, tròn) và vẻ đẹp phẩm chất (thủy chung, nhẫn nhịn) chủa người phụ nữ trong xã hội xưa
+ Thể hiện niềm thương cảm với số phận nổi lênh, chịu sự phụ thuộc của người phụ nữ
Nghệ thuật: Sử dụng mô típ ca dao “thân em”, các tính từ chỉ màu sắc, thành ngữ “bảy nổi ba chìm”, hình ảnh ẩn dụ “tấm lòng son”
Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Xa ngắm thác núi lư
Phiên âm
Nhật chiếu hương lô sinh tử yên
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Dịch nghĩa:
Mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô sinh ra màu khói tía,
Từ xa nhìn thác nước treo như con sông trước mặt.
Em thích 2 câu thơ này bởi nó vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, hùng vĩ, lung linh, huyển ảo
Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
(1)Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
(Cảnh khuya)
(2)Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền.
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
(Rằm tháng giêng)
Nghệ thuật miêu tả:
(1) Miêu tả cảnh trăng trong rừng. Trăng lồng vào trong lá cành của cây cổ thụ khiến cho vòm lá nơi tối nơi sáng, lóng lánh đan xen trăng và lá. Bóng trăng qua tầng cao của cổ thụ, tiếp tục lồng với hoa ở dưới thấp. Không gian ngập tràn ánh trảng
(2) Miêu tả trăng dưới nước, ánh trăng trải khắp dòng sông, dát vàng cảnh vật, con thuyền chở người trở thành thuyền trở trăng
Tâm hồn yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời của Bác
Câu 5 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Tác giả không chỉ là ngươi am hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống của miền Bắc.
– Là người yêu quê hương, luôn hướng về quê hương, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê nhà
– Thể hiện tìnhyêu cuộc sống tinh hồn tinh tế nhạy cảm của một cây bút tài hoa
Câu 6 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
(1) Chị ngã em nâng
(2) Thương người như thể thương thân
Giáo dục con người phải biết yêu thương, giúp đỡ, che chở cho người khác, đề cao lòng nhân ái
Câu 7 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Bài | Luận điểm |
Bài 20 | Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta |
Bài 21 | Tiếng Việt là thứ tiếng giàu và đẹp |
Bài 23 | Đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống, trong cách ứng xử với mọi người |
Câu 8 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– “Văn chương gây cho ta tình cảm ta không có” dẫn chứng:
+ Tình yêu niềm trân trọng và sự cảm thông với người phụ nữ trong xã hội xưa qua “bánh trôi nước”
+ Biết xúc động, đau đớn, xót xa trước những cảnh đời khó khăn, lầm than qua truyện cổ tích “cô bé bán diêm”
– ‘Luyện những tình cảm ta sẵn có” dẫn chứng
+ Những câu hát về tình cảm gia đình cho ta thêm yêu gia đình, trân trọng, biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.
+ “Cổng trường mở ra”, “tôi đi học” là những tác phẩm gợi lại trong ta niềm bồi hồi, xúc động về ngày đầu tiên đến trường
Câu 9 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Nghệ thuật tương phản đối lập là tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác giả
– Nghệ thuật tương phản trong truyện “sống chết mặc bay: Một bên là dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ một bên làbọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng.
– Tác dụng:
+ Phê phán sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Xót thương cho tình cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
Câu 10 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Sự im lặng của Phan Bội Châu là thái độ khinh bỉ của ông dành cho Va-ren – một kẻ xảo trá, lố bịch,..
– Bộc lộ nét tính cách kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc
Câu 11 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Oan Thị Kinh là nỗi oan xâu chuỗi nhiều nỗi oan cho nên mỗi lúc một đau khổ, bi thảm, mỗi lúc một bế tắc, đó là nỗi oan không thể giãy bày.