Soạn văn: Bố cục và phương pháp luận trong bài văn nghị luận
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Bố cục và phương pháp luận trong bài văn nghị luận”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SIÊU NGẮN
Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:
Bài văn có ba phần: mở bài (I), thân bài (II), kết bài (III).
* Phần mở bài và kết bài có một đoạn văn, phần thân bài có hai đoạn.
* Các luận điểm:
– Luận điểm lớn xuất phát: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước (tác giả giải thích đó là một truyền thống quý báu, có vai trò giữ nước.)
– Các luận điểm nhỏ:
+ Lòng yêu nước trong quá khứ (tác giả dẫn ra các ví dụ).
+ Lòng yêu nước trong hiện tại. Tác giả dẫn chứng bằng cách liệt kê các tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược).
– Rút ra kết luận: Bổn phận của chúng ta … làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đem ra thực hành vào công việc yêu nước kháng chiến.
Luyện tập:
Đọc văn bản (tr.31-32 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.
b) Bài có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng ở trong bài.
Trả lời:
Bài văn nêu lên tư tưởng luận điểm : học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn
– Tư tưởng được thể hiện qua các luận điểm:
+ Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài
+ Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt thật tinh mới có tiền đồ
Bố cục và cách lập luận trong bài
* MB: dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: Ít ai biết học cho thành tài
* TB: kể lại câu chuyện của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng là muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và kiên trì của thầy trò nhà danh họa
* KB: lập luận theo lối nguyên nhân kết quả
– Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ
– Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy trò những điều cơ bản nhất
– Thầy giỏi sẽ tạo được trò giỏi
2. SOẠN VĂN BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY NHẤT
Soạn văn: Câu đặc biệt (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
MỐI QUAN HỆ GIỮA BỐ CỤC VÀ LẬP LUẬN
- Bài văn có ba phần: mở bài (I), thân bài (II), kết bài (III).
- Phần mở bài và kết bài có một đoạn văn, phần thân bài có hai đoạn.
- Các luận điểm:
– Luận điểm lớn xuất phát: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước (tác giả giải thích đó là một truyền thống quý báu, có vai trò giữ nước.)
– Các luận điểm nhỏ:
+ Lòng yêu nước trong quá khứ (tác giả dẫn ra các ví dụ).
+ Lòng yêu nước trong hiện tại. Tác giả dẫn chứng bằng cách liệt kê các tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược).
– Rút ra kết luận: Bổn phận của chúng ta … làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đem ra thực hành vào công việc yêu nước kháng chiến.
LUYỆN TẬP
a) Bài văn nêu tư tưởng luận điểm ở tên bài. Tư tưởng này được sáng II đoạn văn đầu và đoạn cuối. Đây chính là những câu mang luận điểm.
b) Bài văn bố cục ba phần:
I. Mở bài: Dùng lốì lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: ít ai biết học cho thành tài.
Thân bài: kể lại câu chuyện danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và sự ki trì của thầy trò nhà danh họa.
III. Kết bài: Lập luận theo lốì nguyên nhân – kết quả.
* Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ.
* Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy học trò được những điều cơ bản nhất.
* Chỉ có thầy giỏi mới tạo được trò giỏi.
Cách đưa luận điểm, dẫn chứng đi đến kết luận như vậy.
Soạn văn: Câu đặc biệt (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
MỐI QUAN HỆ GIỮA BỐ CỤC VÀ LẬP LUẬN
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có bố cục ba phần:
– Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta – luận điểm lớn;
– Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;
– Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.
LUYỆN TẬP
a. Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.
Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.
Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:
– Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.
– Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)
– Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.
b.
– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.
– Bố cục ba phần :
+ Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.
+ Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.