Soạn văn: Sau phút chia li
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Sau phút chia li”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN SAU PHÚT CHIA LI SIÊU NGẮN
Bố cục
– Khúc ngâm 1 ( 4 câu đầu): nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng
– Khúc ngâm 2 ( 4 câu tiếp): nỗi xót xa trong cách trở núi sông
– Khúc ngâm 3 ( 4 câu cuối): nỗi sầu thương trước bao cảnh vật
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Trả lời:
– Đoạn thơ dịch được trích theo thể song thất lục bát gồm hai câu bảy chữ tiếp đến là một cặp lục bát( sáu- tám)
– Cách gieo vần:
+ chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ năm câu bảy dưới, đều là vần trắc
+ chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu sáu đều vần bằng
+ chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám đều vần bằng
+ chữ cuối câu tám lại vần với chữ thứ năm câu bảy trên của khổ sau, cũng vần bằng
Câu 2: Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi – Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Trả lời:
– Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả qua các hình ảnh đối lập tương phản cho thấy tình cảnh li cách người chồng đi xa người chinh phụ ở nhà vò võ ngóng trông
+ chàng đi cõi xa mưa gió thiếp về buồng cũ chiếu chăn
+ Đoái trông theo đã cách ngăn
– Tác dụng của phép đối chàng thi đi thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh trong việc gợi tả nỗi sầu chia li
+ nỗi buồn dường như đã thấm vào cảnh vật phủ lên màu biếc của mây trời, trải vào màu xanh của núi ngàn
+ hình ảnh mây biếc núi xanh gợi lên cái độ mênh mông cái tầm vũ trụ của nỗi sầu
Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại – hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Trả lời:
– Qua khổ thơ thứ hai nỗi sầu được gợi tả thêm sâu sắc hơn qua phép đối nghảnh lại- trông sang và hình thức điệp từ đảo vị trí hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Dương
– Nỗi sầu tăng thêm nỗi nhớ nhung như xót xa hơn
Câu 4: Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Trả lời:
– Qua 4 câu thơ cuối nỗi sầu còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên
– Các điệp từ cùng , thấy trong hai câu bảy chữ cùng cách nói ngàn dâu màu xanh của ngàn dâu có tác dụng
+ gợi tả được nỗi sầu oái oăm, nghịch chướng
+ sự xa cách đã đạt tới độ mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt thấm vào sự mênh mông thăm thẳm của đất trời
+ câu hỏi tu từ ở câu thơ cuối đã cho thấy nỗi sầu của người chinh phụ lên đến trạng thái cực điểm
Câu 5: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọan thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Trả lời:
– Các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ
+ điệp tên địa danh: Hàm Dương, Tiêu Dương
+ điệp từ điệp ý ( cùng , thấy, ngàn dâu, xanh ngắt, cùng trông)
– Tác dụng
+ lột tả sâu sắc nỗi sầu buồn oái oăm của người chinh phụ
+ thể hiện nỗi nhớ nhung da diết khắc khoải từng ngày của người chinh phu
Câu 6: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Trả lời:
– Cảm xúc chủ đạo là nỗi sầu chia li của người chinh phu sau lúc tiễn đưa chồng ra trận
– Ngôn từ được sử dụng tài tình điêu luyện
– Giọng điệu của đoạn ngâm khúc là lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa cùng niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi
Luyện tập
Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ
Trả lời:
a. Các từ chỉ màu xanh:mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt
b. Sự khác nhau trong các màu xanh
– Núi xanh: màu xanh của lá cây, đặc trưng của núi rừng
– Mây biếc: do được phản chiếu bởi ánh sáng mặt trời mây mang màu xanh đậm ánh biếc
– Xanh xanh: màu xanh bị nhạt nhòa theo khoảng cách
– Xanh ngắt: màu xanh đậm trải dài
c. Tác dụng
– Màu xanh → xanh xanh → xanh ngắt →xanh của núi → xanh của ngàn dâu
⇒ Không gian như đã bị bao trùm bởi sắc xanh điều này góp phần gợi lên cái mênh mông tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li
– Sự thay đổi từ thanh không (xanh xanh) sang thanh sắc (xanh ngắt) diễn tả rõ nét độ tăng của cảm xúc sầu nhớ
2. SOẠN VĂN SAU PHÚT CHIA LI CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN SAU PHÚT CHIA LI HAY NHẤT
Soạn văn: Sau phút chia li (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Trả lời câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ dịch được trích viết theo thể song thất lục bát.
– Số câu, số chữ: gồm hai câu bảy chữ (song thất) tiếp đến hai câu sáu – tám (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.
– Hiệp vần: Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ năm câu bảy dưới, đều vần trắc. Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu sáu, đều vần bằng. Chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám, đều vần bằng. Chữ cuối câu tám lại vần với chữ thứ năm câu bảy trên của khổ sau, cũng vần bằng.
Trả lời câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi – Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Lời giải chi tiết:
Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa Chàng thì đi… Thiếp thì về… cho thấy thực trạng chia li cách biệt, chàng thì đi vào chốn xa xôi vất vả, thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên cái độ mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
Trả lời câu 3 (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại – hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Lời giải chi tiết:
Bốn câu ở khổ thơ thứ hai, nỗi sầu chia li được gợi tả thêm cũng bằng cách nói tương phản, đối nghĩa: Chàng còn ngoảnh lại, Thiếp hãy trông sang, lại thêm hình thức điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương. Cách gợi tả như thế nào làm cho nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ nhung như xót xa hơn.
Trả lời câu 4 (trang 93 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Lời giải chi tiết:
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong 4 câu khổ cuối, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu “mây biếc”, “ngàn núi xanh” vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ “thấy xanh xanh”. Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là “những mấy ngàn dâu”. Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: “Ngàn dâu xanh ngắt một màu”, câu thơ diễn tả điều “thấy” ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả “lòng chàng” và “ý thiếp”.
Trả lời câu 5 (trang 93 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọan thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Lời giải chi tiết:
– Các điệp ngữ trong đoạn thơ “Sau phút chia li”:
+ Điệp ngữ “chàng” và “thiếp” (được kết hợp ngược chiều trong câu “chàng thì đi…thiếp thì về” hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ “lòng chàng ý thiếp”).
+ Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.
– Tập trung phân tích hai các tác dụng sau:
+ Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
+ Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.
Trả lời câu 6 (trang 93 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
– Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
– Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, ‘hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp” chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
– Chữ “sầu” trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ.
– Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.
⟹ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi.
Luyện tập
Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
a. Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).
b. Sự kkác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.
c. Tác dụng:
– Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.
– Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Bố cục: 3 đoạn
– Khúc ngâm 1 (4 câu đầu): Nói về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng.
– Khúc ngâm 2 (4 câu tiếp theo): Nói về nỗi xót xa trong cách trở núi sông.
– Khúc ngâm 3 (4 câu cuối): Nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật.
Soạn văn: Sau phút chia li (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
* Bố cục: 12 câu chia làm 3 khổ thơ.
– khổ 1 (4 câu đầu): nỗi trống trải của lòng người trước cuộc chia ly.
– khổ 2 (4 câu tiếp): nót xót xa khi cách mấy nghìn trùng.
– khổ 3 (câu còn lại): nỗi sầu trước cảnh vật.
Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Thể thơ song thất lục bát là sự sáng tạo của người Việt.
– Bốn câu hợp thành một khổ: hai câu 7 chữ (song thất), hai câu 6- 8 (lục bát)
– Không hạn định về độ dài bài thơ
Hiệp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần dưới với chữ thứ 5 câu 7 phía dưới
+ Chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8
+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 khổ tiếp theo
Câu 2 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ
+ Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm
+ Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về
→Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi
+ Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người
Câu 3 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều mang tính ước lệ
+ Người chinh phụ hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”
→Khoảng cách trở nên mơ hồ, không đong đo đếm được
– Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng
+ Nối nhớ mong đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương
+ Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ rệt về sự mong ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp trông sang
→Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho tình cảnh chia ly thêm sầu thảm
Câu 4 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai người (một ngàn dâu thăm thẳm)
– Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng tài tình
Xanh xanh… ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt
– Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”
– Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo
Nỗi sầu muộn của người chinh phụ, nỗi xót xa dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt choán hết không gian và tâm trí
Câu 5 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Điệp ngữ trong đoạn thơ: Tiêu Tương- Hàm Dương, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh xanh – xanh ngắt – Diễn tả khoảng cách nghìn trùng giữa hai người
– Tạo âm điệu trầm buồn, phù hợp với nỗi sầu ly biệt của người chinh phụ
– Diễn tả nỗi xót xa, nỗi mong ngóng khắc khoải giữa hai người
Câu 6 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn thơ có cách sử dụng ngôn từ điêu luyện- đặc biệt cách dùng từ ngữ
→Diễn tả tài tình, sinh động và tinh tế tâm trạng nhớ thương da diết, đau xót tột cùng của người chinh phụ khi xa chồng
– Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy người dân vào cảnh lầm than, khổ cực
– Thể hiện niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ xưa.
Luyện tập
Bài 1 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt
b, Nghĩa của các từ xanh được sử dụng trong bài khác nhau về mức độ cũng như tính chất
+ Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng
+ Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng
+ Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng
c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm:
– Màu gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt
– Diễn tả khoảng cách ly biệt của lứa đôi ngày càng lớn
– Nỗi buồn tới cao độ của người chinh phụ khi xa chồng