Soạn văn: Bài ca Côn Sơn
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Bài ca Côn Sơn”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN BÀI CA CÔN SƠN SIÊU NGẮN
Bố cục
– Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn
– Phần 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.
Trả lời:
– Thể thơ trong đoạn trích Côn Sơn ca là thể thơ lục bát
– Lục bát là một câu sáu một câu tám, chữ cuối câu sáu vần với chữ sáu câu tám , chữ cuối câu tám của cặp câu trên vần với chữ cuối câu sáu của cặp câu dưới
Câu 2: Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:
a. Nhân vật ta là ai?
b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?
Trả lời;
a. Nhân vật ta là Nguyễn Trãi
b. Hình ảnh nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn
Nghe tiếng suối mà như thưởng thức tiếng đàn,
Ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn
c. Cách ví von so sánh như vậy cho thấy nhân vật ta là người:
– Rất sành âm nhạc và mê âm nhạc
– Yêu thiên nhiên, thả hồn vào thiên nhiên
Câu 3: Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
Trả lời:
Cùng với hình ảnh của nhân vật ta cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng các chi tiết:
+ có suối chảy rì rầm (Côn Sơn suối chảy rì rầm)
+ có đá rêu phơi (Côn Sơn có đá rêu phơi)
+ có rừng trúc xanh(Trong rừng có trúc bóng râm)
+ có bóng mát (Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm)
Cảnh tượng Côn Sơn là cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, là nơi tiên cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn
Câu 4: Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
Trả lời:
Hình ảnh thi nhân ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm là một hình ảnh đầy thi vị nó cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật
Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người vừa có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ, sống theo triết lí con người với thi nhân là một
Câu 5: Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
Trả lời:
Hiện tượng điệp từ trong đoạn thơ: điệp từ ta được dùng năm lần
Tác dụng: tạo cho đoạn thơ giọng điệu ung dung tự tại không vướng bận cũng không ràng buộc
Luyện tập
Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh
Điểm giống:
+ cả hai hình ảnh đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ có khả năng hòa nhập với thiên nhiên
+ cả hai thi nhân đều đón nhận tiếng suối như tiếng đàn
Điểm khác: một tiếng suối ví với tiêng đàn, một tiếng suối lại ví với tiếng hát
2. SOẠN VĂN BÀI CA CÔN SƠN CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN BÀI CA CÔN SƠN HAY NHẤT
Soạn văn: Bài ca Côn Sơn (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Trả lời câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.
Lời giải chi tiết:
Thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là lục bát.
– Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.
– Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.
– Hiệp vần: vần chân và vần lưng.
+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).
+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).
– Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.
Trả lời câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:
a. Nhân vật ta là ai?
b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn thơ có năm từ ta.
a) Nhân vật ta là Nguyễn Trãi thi sĩ.
b) Từ việc nghe tiếng suối mà tưởng như tiếng đàn, ngồi trên đá tưởng như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn. Qua những việc đó, nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi, đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn: một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.
c) Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người tri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.
Trả lời câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
Lời giải chi tiết:
Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được miêu với các chi tiết: có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trú: xanh, có bóng mát. Côn Sơn đúng là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh.
Trả lời câu 4 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm. Hình ảnh đó cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Từ sự giao hòa đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một.
Trả lời câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
Lời giải chi tiết:
– Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.
– Tác dụng:
+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.
+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.
+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.
Luyện tập
Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?
Lời giải chi tiết:
So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, ta thấy có những điểm sau:
– Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.
– Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.
Bố cục
Video hướng dẫn giải
Bố cục: 2 đoạn
– Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn.
– Đoạn 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn.
Soạn văn: Bài ca Côn Sơn (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
* Bố cục: 2 phần đan xen nhau:
– Câu 1, 2,3,5,7: Cảnh trí Côn Sơn
– Câu 4,6,8: Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc.
– Những câu sáu, tám liên kết với nhau
– Tiếng cuối của câu sáu vần với thứ sáu của câu tám (rầm vần với cầm)
– Tiếng cuối của vần tám hiệp vần với tiếng cuối của câu sáu tiếp theo
Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Nhân vật ta là tác giả
b, Nhân vật ta là người yêu thiên nhiên:
+ Thích nghe tiếng suối chảy, tiếng suối như nghe âm thanh tiếng đàn của tự nhiên
+ Thích ngồi dưới bóng mát của cây cối trong rừng để ngâm thơ
⇒ Nhân vật “ta” hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn thi sĩ
Tiếng suối được ví với tiếng đàn, đá rêu được ví với nệm êm
→ Cách ví von cho thấy nhân vật ta là người yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một nghệ sĩ tinh tế.
Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
+ Hình ảnh Côn Sơn được gợi tả với suối, với đá, với thông với trúc, có thảm rêu êm như chiếu
+ Thông, trúc là loại cây đẹp, tượng trưng, người quân tử
→ Cảnh Côn Sơn rất nên thơ, hữu tình, khoáng đạt. Con người biết tìm đến cảnh đẹp là người có tâm hồn thơ mộng, nhân cách thanh cao, yêu thiên nhiên
Câu 4 (Trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
+ Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh bóng râm của rừng trúc.
→ Đây là hình ảnh của những người hiền, những thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa
+ Với tinh về với tự nhiên, di dưỡng tinh thần
→ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với tinh thần của bậc quân tử
Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
– Điệp từ: 5 lần từ “ta”, 3 lần từ “như”, 2 lần từ “Côn Sơn”, 2 lần từ “có”
– Điệp từ làm nổi bật nhân vật ta giữa thiên nhiên, khẳng định vẻ đẹp sẵn có của Côn Sơn
– So sánh để tìm ra nét độc đáo của cảnh vật
– Tạo cho câu thơ có giọng điệu êm ái, du dương
– Ta khi đứng đầu, khi đứng giữa câu thơ, khi đối nhau qua một từ câu thơ, tạo nên sự uyển chuyển
Luyện tập
Bài 1 (trang 81 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Giống nhau: hai cách ví von chỗ cùng lấy tiếng suối của thiên nhiên làm đối tượng để cảm thụ và so sánh
+ Nguyễn Trãi và Bác là những nhân cách lớn, với tâm hồn thi sĩ.
– Khác biệt: Tiếng suối của Nguyễn Trãi gắn với địa danh Côn Sơn, suối của Côn Sơn, còn tiếng suối trong thơ Bác là tiếng suối vô danh
+ Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, còn Bác nghe tiếng suối như tiếng hát, nhưng tiếng hát xa chứ không phải ở khoảng cách gần
+ Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi có vẻ như được nghe vào ban ngày, tiếng suối trong thơ Bác cảm nhận trong đêm