Soạn văn: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ SIÊU NGẮN
Chuẩn bị ở nhà
Lập dàn bài cho các đề sau để phát biểu bằng miệng.
Đề A: Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích các câu tục ngữ. Để tham gia cuộc thi đó, em chọn một câu tục ngữ mình tâm đắc và giải thích nó.
Đề B: Vì sao những tấn trò mà Va – ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố?
Đề C: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề là Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?
Đề D: Em thường đọc những sách gì, giải thích tại sao em lại đọc những sách ấy?
Trả lời:
Đề A
- Mở bài
– Biết ơn thế hệ đi trước với những người đã có ơn với mình là truyền thống quý báu của dân tộc ta
– Truyền thống ấy đã được đúc kết khá trọn vẹn qua các câu tục ngũ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Thân bài
– Giải thích nghĩa câu tục ngữ
+ Nghĩa đen: khi ăn những trái cây chín mọng phải nhớ ơn công lao của người vun xới
+ Nghĩa bóng: ta phải biết ơn những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no
– Taị sao lại phải sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
+ Bởi tất cả những thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ đều là mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ đi trước đã đổ xuống
+ Đây là đạo lí làm người là bổn phận nhiệm vụ của mỗi chúng ta trong cuộc sống này
– Dẫn chứng
+ Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương
+ Truyền thống đền ơn đáp nghĩa anh hùng liệt sĩ, xây nhà tình nghĩa, thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng
– Liên hệ câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn
– Liên hệ bản thân
+ Biết sống tình nghĩa
+ Tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Kết bài
– Câu tục ngữ đã đem đến cho ta bài học sâu sắc về đạo lí làm người
– Ngày nay giá trị câu tục ngữ càng lớn hơn nữa và là nét đẹp mỗi khi nhắc đến truyền thống dân tộc
Đề B
- Mở bài
– Bất cứ ai khi đọc tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đều sẽ thắc mắc về cái nhan đề nhà văn đặt cho đứa con của mình
– Tại sao lại như vậy? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu
- Thân bài
– Giải thích nhan đề Sống chết mặc bay
+ Chê trách những kẻ ích kỉ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình không quan tâm tới người khác
– Tại sao tác giả lại đặt nhan đề như vậy
+ Tên quan huyện trong truyện hoàn toàn thờ ơ với nỗi khổ cực của người dân trong lúc hộ đê và trong khi đê vỡ( kể thêm một số chi tiết trong truyện)
+ Hắn còn hạnh phúc trên nỗi đau của người dân: đê vỡ trong niềm vui thắng ván bài của vị quan phụ mẫu Ù! Thông tôm, chi chi nhảy
- Kết bài
– Nhan đề sâu sắc gói trọn nội dung tư tưởng của tác phẩm
Đề C
- Mở bài: Giới thiệu khái quát tác phẩm và nhan đề Sống chết mặc bay.
- Thân bài:
– Giải thích “Sống chết mặc bay”:
+ Nghĩa đen: Sống hay chết cũng mặc kệ
+ Nghĩa bóng: nói tới nhân dân có ra sao thì quan cũng không quan tâm.
– Tác giả muốn phê phán xã hội phong kiến thối nát đã làm cho nhân dân phải chịu khổ.
- Kết bài:
Nhan đề gói gọn nội dung, tư tưởng của truyện: lên án, tố cáo sâu sắc bản chất của bọn quan lại.
Đề D
- Mở bài: giới thiệu sơ qua về sở thích đọc sách.
- Thân bài:
– Đưa ra một vài loại sách em đã đọc và rất thích.
– Lí do vì sao em thích đọc sách đó:
+ Sách em đọc cho em những cảm xúc khác lạ.
+ Dạy cho em những bài học bổ ích.
+ Có những triết lí sâu sắc.
…
– Khẳng định: Chúng ta nên đọc sách để mở mang kiến thức và hiểu biết thế giới xung quanh.
- Kết bài: Đọc sách là thói quen tốt.
2. SOẠN VĂN LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ HAY NHẤT
Soạn văn: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Đề A:
Chẳng hạn chọn câu: “Không thầy đố mày làm nên. ”
– Nghĩa đen: + Thầy: là người dạy ta tri thức.
+ đố mày: lời thách đố, khẳng định vai trò người thầy.
+ mày: người bị bậc cha chú quở trách.
+ làm nên: – sự nghiệp, chuyên môn.
– nhân cách
– Nghĩa bóng: Vai trò quan trọng của người thầy đối với việc làm nên nhân cách, sự nghiệp cho mỗi con người.
– Nghĩa sâu:
+ Quở trách những người nông cạn và có thái độ không tôn trọng thầy.
+ Liên hệ câu ca dao:
Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy
Đề B
– lố là hành động quá đà, quá đáng: là sự lố lăng, kệch cỡm.
– Trò lố là những sự việc đươc bày trò có tính toán nhưng không che dấu được sự kệch cỡm, lố lăng.
– Những trò của Va-ren với Phan Bội Châu như thế nào? Kể lại những trò đó theo thứ tự trước sau.
– Dựa theo bài học giải thích để chỉ ra những trò lố ấy ở chỗ nào?
Đề C
– Giải thích thành ngữ sống chết mặc bay. Chê trách những kẻ ích kỉ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình, không chú ý gì tới người khác. Câu này có dị bản Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
– Tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn bằng thành ngữ trên?
+ Tên quan huyện trong truyện hoàn toàn thờ ơ với nỗi cực khổ của người dân trong lúc hộ đê và trong cảnh vỡ đê (kể lại các chi tiết chính).
+ Trong truyện không có thầy (thầy cúng, thầy lang hăm) nhưng tên quan phụ mẫu ở đây hạnh phúc trên nỗi đau của người dân lại rất phù hợp với nội dung tác phẩm.
Đề D
- Mở bài: giới thiệu sơ qua về sở thích đọc sách.
- Thân bài:
– Đưa ra một vài loại sách em đã đọc và rất thích.
– Lí do vì sao em thích đọc sách đó:
+ Sách em đọc cho em những cảm xúc khác lạ.
+ Dạy cho em những bài học bổ ích.
+ Có những triết lí sâu sắc.
…
– Khẳng định: Chúng ta nên đọc sách để mở mang kiến thức và hiểu biết thế giới xung quanh.
- Kết bài: Đọc sách là thói quen tốt.
Soạn văn: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Đề A
- Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung chính của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
- Thân bài: Giải thích câu tục ngữ
Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)
Nghĩa hàm ẩn: Mỗi lần vấp ngã chính là kinh nghiệm, vốn sống quý báu để trưởng thành, chín chắn hơn.
– Dẫn chứng những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:
+ Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới từng bị các HLV không nhận vì quá thấp.
+ Albert Einstein biết nói rất chậm, ông từng bị đuổi khỏi trường học vì tiếp thu quá chậm, sau này ông trở thành vĩ nhân được nhắc tới với nhiều cống hiến vĩ đại cho thế giới
- Kết bài: Câu tục ngữ như nguồn động lực cổ vũ con người vượt lên khó khăn, thất bại để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.
Đề B
- Mở bài:
Tác giả Nguyễn Ái Quốc sử dụng cụm “Những trò lố” để đặt tên tác phẩm của mình, nhằm bộc lộ thái độ khinh thường, mỉa mai châm biếm trò ngụy tạo của tên toàn quyền Đông Dương
- Thân bài: Giải thích cụm từ Những trò lố
– Giải thích từ ngữ: Lố: sự bày đặt, ngụy tạo đến mức trắng trợn, đáng chê cười.
– Trình bày những trò mà Va-ren bày ra:
+ Hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu ngay khi sang nhậm chức toàn quyền
+ Va- ren dụ dỗ Phan Bội Châu phản bội lại lý tưởng của mình để cộng tác với người Pháp
– Giải thích những trò lố của Va-ren thực chất là dối trá, hứa hẹn suông để trấn an làn sóng đấu tranh của người dân Việt Nam.
- Kết luận: Thái độ khinh ghét mỉa mai của tác giả trước những trò lố của Va-ren.
Đề C
- Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Sống chết mặc bay. Nêu ý nghĩa của việc đặt nhan đề trong văn học, cũng như nhan đề trong truyện Phạm Duy Tốn
- Thân bài: Giải thích ngắn gọn về tên nhan đề
– Thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm, chỉ biết lợi cho mình mà quên đi sự an toàn, lợi ích của người khác
– Nhan đề phù hợp với truyện ngắn:
+ Nêu bật hai cảnh tượng đối lập nhau: cảnh quan hộ đê sung sướng, xa hoa trái ngược với cảnh dân đen lầm than, khổ cực chống lũ
+ Nhan đề tố cáo những kẻ cầm quyền, bề thế chỉ biết trục lợi mà thờ ơ, tắc trách
- Kết bài: Nhan đề truyện cũng là thái độ sống của một bộ phận trong xã hội hiện nay, cần phải bài trừ, loại bỏ.
Đề D
Loại sách em đọc là dựa vào đam mê, yêu thích, dưới đây là một số loại sách và chức năng :
– Sách giáo khoa : cung cấp kiến thức cơ bản theo chương trình học trên lớp.
– Sách tham khảo : bổ sung kiến thức giúp em hiểu bài hơn.
– Sách khoa học : cho em kiến thức về lĩnh vực khoa học rất lí thú.
– Sách thiếu nhi : vì nó hay và thú vị, là truyện tranh thì lại càng hấp dẫn.
– Sách văn học, tình cảm : giúp em nuôi dưỡng tâm hồn đẹp, biết các triết lí cao cả.
– Sách kỹ năng : cho em biết nhiều điều mới lạ, ngạc nhiên.