Soạn văn: Đức tính giản dị của Bác Hồ
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ SIÊU NGẮN
Tóm tắt: Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bài viết của Phạm Văn Đồng với nghệ thuật nghị luận với cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, bút pháp nghị luận kết hợp chứng minh với bình luận và biểu cảm đã khắc họa chân dung giản dị, gần gũi của Bác Hồ.
Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác
– Phần 2 (còn lại): Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác
Giá trị nội dung
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
Trả lời:
– Luận điểm chính của toàn bài: Con người của Bác, đời sống của bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng , cái nhà, lối sống.
– Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh ở các phương diện: bữa ăn, nhà ở, lối sống và làm việc, nói và viết
+ Bữa ăn chỉ có vài ba món đơn giản
+ Cái nhà sàn chỉ có hai ba phòng hòa cùng thiên nhiên
+ Việc làm : từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần ngừơi phục vụ
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp
+ Giản dị trong lời nói bài viết
Câu 2: Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.
Trả lời:
Bố cục của bài văn
– Phần 1 (Từ đầu …. trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp): Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch giản dị ở Bác Hồ
– Phần 2 (Tiếp……trong thế giới ngày nay): Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong đời sống sinh hoạt và lối sống việc làm.
– Phần 3 (Còn lại): Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.
Câu 3: Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.
Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
Trả lời:
*Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả trong đoạn văn trên:
– Để chứng minh nhằm thuyết phục tác giả phải đưa ra hệ thống luận cứ đầy đủ chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác cụ thể toàn diện làm sáng tỏ từng luận cứ
– Trong phần đầu tác giả đã xách định phạm vi vấn đề cần chứng minh : sự giản dị của Bác trong bữa ăn căn nhà lối sống.
– Phần tiếp theo đưa ra các chứng cứ rõ ràng để làm rõ luận điểm, ở mỗi luận cứ lại chọn lọc những dẫn chứng cụ thể rõ ràng, xác thực
+ Ví dụ: sự giản dị trong căn nhà được chứng minh bằng các dẫn chứng
- Vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng
- Luôn lộng gió và ánh sáng , phẩng phất hương thơm của hoa vườn
+ Kết lại ý tác giả đưa ra những nhận xét về ý nghĩa giản dị trong căn nhà Bác ở : …một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao
* Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục vì :
– Luận cứ toàn diện( giản dị trong con người, sinh hoạt, lối sống,…)
– Dẫn chứng phong phú cụ thể xác thực
– Những điều tác giả mới được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi gắn bó lâu dài của chính tác giả với Bác
Câu 4: “Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác?
Trả lời:
– Tác giả đã dùng những phép lập luận sau để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác Hồ:
+ Giải thích : sự giản dị về đời sống vật chất là bởi Bác Hồ sống phong phú đời sống tinh thần và cuộc đấu tranh sôi nổi của quần chúng
+ Bình luận: sự giản dị về vật chất càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, trong tâm hồn, tình cảm, đó là đời sống văn minh
Câu 5: Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
Trả lời:
– Đặc sắc nghị luận trong bài văn này là sự kết hợp chứng minh với đánh giá bình luận vừa bằng những chứng cứ cụ thể xác thực vừa bằng tình cảm nhận xét sâu sắc nên giàu sức thuyết phục
Luyện tập
Câu 1: Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.
Trả lời:
– Là người am hiểu văn hóa ngôn ngữ nước ngòai nhưng Bác không dùng những câu chữ cầu kì khó hiểu khi làm thơ văn
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)
Hay bài thơ Chúc Tết của Bác năm 1968
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.
Đặc biệt là trong các tác phẩm phục vụ kháng chiến:
Chúng ta đã nhân nhượng nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa.
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến- 1946)
→ Ngôn từ trong thơ văn vị Chủ tịch vĩ đại của dân tộc hết sức giản dị dễ hiểu
Câu 2: Qua bài văn, em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
Trả lời:
+ Một phẩm chất trong lối sống: đơn giản mà tự nhiên, không cầu kì xa hoa
+ Một đặc điểm trong cách suy nghĩ nói năng giao tiếp: trong sáng , dễ hiểu , đi vào bản chất vấn đề hay sự việc tiếp cận với chân lí
– Ý nghĩa:
+ Là nét đẹp của nhân cách lớn
+ Giúp ta sống hạnh phúc
+ Được moi người yêu mến nể phục
2. SOẠN VĂN ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ HAY NHẤT
Soạn văn: Đức tính giản dị của Bác Hồ (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Luận điểm chính: “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
– Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:
+ Bữa ăn hằng ngày
+ Nhà ở
+ Việc làm
+ Lời nói, bài viết
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Trình tự lập luận của bài:
– Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống
– Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên
+ Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
Bố cục:
Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.
Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt, lốì sống, việc làm cụ thể:
+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản
+ Cái nhà sàn chỉ hai, ha phòng, hòa cùng thiên nhiên.
+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ.
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong khoáng, cao đẹp
+ Giản dị trong lời nói bài viết.
Kết bài: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương tập ở Bác.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Đoạn văn từ: “Con người của Bác…” đến “… Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
– Nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này:
Để chứng minh nhằm thuyết phục, tác giả phải đưa ra một hệ thống luận đầy đủ, chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện làm sáng từng luận cứ.
Trong phần đầu, tác giả đã xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh. Đó sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống. Trong phần tiếp theo, tác giả lần lượt đưa ra các chứng cứ để làm rõ từng điểm nêu trên. Ở luận cứ tác giả chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, xác thực.
Ví dụ: Sự giản dị trong bữa ăn, lần lượt các chứng cứ được nêu ra:
+ Chỉ vài ba món giản đơn.
+ Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong, cái bát hao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Để kết lại ý này, tác giả đưa ra một nhận xét, kinh nghiệm về ý nghĩa sâu của sự giản dị trong bữa ăn của Bác. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như nào người phục vụ.
– Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục, vì:
+ Luận cứ toàn diện (giản dị trong con người, sinh hoạt, lối sống…)
+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
+ Những điều tác giả nói được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Tác giả đã giải thích, bình luận vồ đức tính giản dị của Bác Hồ. Đó là giản dị về đời sống vật chất là bởi Bác Hồ sống phong phú đời sống tinh thần và cuộc đấu tranh sôi nổi của quần chúng. Sự giản dị về vật chất càng làm bật sự phong phú về đời sống tinh thần, trong tâm hồn, tình cảm. Đó thực sự một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng.
Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ van 7 tập 2):
Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là: sự kết hơp chứng minh với đánh giá, bình luận, vừa bằng những chứng cứ cụ thể, xác thực, vừa bằng tình cảm và nhận xét sâu sắc nên giàu sức thuyết phục.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Một số ví dụ biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ trong thơ văn.
Là người rất am hiểu văn hóa và ngôn ngữ các nước phương Tây và phương Đông nhưng Bác không ưa dùng những câu chữ cầu kì, khó hiểu khi viết những tác phẩm tuyên truyền động viên quần chúng nhân dân hiểu và tham gia tích cực và kháng chiến và cách mạng. Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:
Không cỏ việc khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bác chúc Tết nhân dân năm 1968.
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do.
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.
Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị:
“Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa”.
Bác có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị.
Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiếu, không rắc rối.
Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho minh lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.
Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.
Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.
Soạn văn: Đức tính giản dị của Bác Hồ (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Luận điểm chính: “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
– Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:
+ Bữa ăn hằng ngày
+ Nhà ở
+ Việc làm
+ Lời nói, bài viết
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Trình tự lập luận của bài:
– Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống
– Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên
+ Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Những luận cứ từ “Con người của Bác” tới “Nhất, Định, Thắng, Lợi” giàu sức thuyết phục:
+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động
+ Hệ thống luận cứ toàn diện (giản dị trong ăn, ở, lối sống, làm việc, nói, viết)
+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động
+ Những điều tác giả đưa ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa tác giả và chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:
– Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết
– Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác
– Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:
+ Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”
+ Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”
+ Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”
⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.
Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài:
– Luận điểm ngắn gọn, tập trung
– Luận cứ xác đáng, toàn diện
– Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực
→ Tư tưởng giá trị của bài văn vẫn còn thể hiện sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và thơ văn của Bác:
“ Lối ăn ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người chung sống với anh em trong cùng một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt như anh em. Có những lúc, vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em.”
Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 7 tập 2):
Đức tính giản dị là một trong những phẩm chất đáng quý của con người, lối sống không cầu kì, xa hoa, đòi hỏi quá mức. Người có đức tính giản dị sẽ luôn cảm thấy dễ chịu trong cuộc sống, biết trân trọng những thứ mình đang có và biết thân thiện, chan hòa với mọi người, có được niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Đức tính giản dị giúp con người sống thoải mái, dễ chịu hơn.