Soạn văn: Luyện tập lập luận chứng minh
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Luyện tập lập luận chứng minh”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH SIÊU NGẮN
Chuẩn bị ở nhà
Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
b) Lập dàn ý
c) Viết một số đoạn văn: Mở bài, đoạn chứng minh bằng phân tích lí lẽ, đoạn chứng minh bằng dẫn chứng thực tế, Kết bài.
Trả lời:
Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả từ họ
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn đều dùng hình tượng gợi liên tưởng quả và cây , nước và nguồn có quan hệ nhân quả nhắc nhở vấn đề nghị luận đã nêu trên
– Lập luận chứng minh ở đây:
+ Trước hết giải thích ngắn gọn câu tục ngữ
+ Đưa ra các luận điểm phụ chứng minh bằng lí lẽ dẫn chứng
+ Rút ra bài học
Đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn là biểu hiện của lòng biết ơn ân tình thủy chung giàu tình cảm của dân tộc ta. Được thừa hưởng những giá trị ngày nay chúng ta phải biết ơn kính trọng thế hệ đi trước đã gây dựng ,gìn giữ và phát triển những giá trị ấy
Những biểu hiện
– Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương
– Ngày cúng giỗ trong gia đình giàu ý nghĩa
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ những người đã khuất
+ Nhớ công ơn sinh thành vun vén cho gia đình để con cháu được thừa hưởng hôm nay
+ Để cho người đang sống nhận ra những gì làm tốt hoặc chưa tốt
– Những ngày:
+ Thương binh liệt sĩ: nhớ ơn những người có công với nước
+ Nhà giáo Việt Nam: nhớ ơn thầy cô
→ Tất cả là những biểu hiện sâu sắc cho ý nghĩa của câu tục ngữ, là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc
Đạo lí đã gợi dậy những suy nghĩ sâu sắc về lòng biết ơn- nét đẹp trong nhân cách làm người
– Nó là tấm gương để soi chiếu rèn giũa bản thân
– Tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa
♣ Viết đoạn văn
– Đoạn mở bài
Với hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam là một dân tộc có bề dày văn hóa với những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đạo lí Uống nước nhớ nguồn , Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Từ xưa tới nay dân tộc Việt Nam luôn sống như thế.
– Đoạn kết bài
Như vậy có thể nói rằng đạo lí sống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn từ lâu đã thấm đượm trong mỗi con người Việt Nam. Lớp thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần giữ gìn và phát huy hơn nữa đạo lí sống cao đẹp ấy.
Thực hành trên lớp
a) Trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước tổ hoặc nhóm theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo
b) Chú ý tham khảo ý kiến của các bạn, cùng trao đổi về cách lập luận, về các dẫn chứng thực tế
c) Ghi chép những nhận xét của thầy cô giáo để bổ sung, điều chỉnh dàn ý, lắng nghe các đoạn văn hay so sánh để hoàn thiện phần viết của mình.
2. SOẠN VĂN LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH HAY NHẤT
Soạn văn: Luyện tập lập luận chứng minh (Chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
a) Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết nhớ đến công ơn những người làm ra thành quả cho ta hưởng thụ hôm nay.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Khi ăn những trái thơm ngọt lành phải biết nhớ đến người trồng nó
“Uống nước nhớ nguồn”: Khi uống những dòng nước mát phải biết nhớ đến cội nguồn của nước.
– Lập luận chứng minh ở đây:
+ Giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ
+ Đưa ra các luận điểm làm sáng tỏ vấn đề bằng dẫn chứng lí lẽ.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
b) Đạo lí trong hai câu tục ngữ có nội dung thể hiệu lòng biết ơn, tình nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.
c) Những biểu hiện.
– Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên: giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch, giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
– Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa: tưởng nhớ, biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha ông.
– Những ngày: Thương binh liệt sĩ, nhà giáo Việt Nam, quốc tế Phụ nữ tôn vinh những người có công lao với đất nước, xã hội.
– Người Việt Nam không thể sống thiếu những phong tục, lễ hội ấy bởi nó in sâu trong tiềm thức, văn hóa người Việt
Đạo lí trên cho em những suy nghĩ: lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người, là truyền thống đạo lí cao đẹp, của dân tộc Việt Nam, là tấm gương để soi đường cho những hành động, việc làm của bản thân
Soạn văn: Luyện tập lập luận chứng minh (Hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
- Tìm hiểu đề
– Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng các câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh điều đó.
– Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta – những thế hệ sau luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.
– Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này.
- Lập dàn ý
a) Mở bài:
+ Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
+ Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
b) Thân bài:
Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:
* Xưa:
+ Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
+ Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
+ Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
* Nay
+ 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
+ Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
+ 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
+ Các ngày lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa như thế nào?
+ Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
+ Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
c) Kết bài:
+ Lòng biết ơn là tình cảm cao quí, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …
+ Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.