Soạn văn: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP THEO) SIÊU NGẮN
Công dụng của trạng ngữ
Câu 1: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?
Trả lời:
a) (1) Thường thường, vào khoảng đó, (2) Sáng dậy, (3) Trên giàn hoa thiên lí, (4) Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong
b) Về mùa đông
Ta không nên hoặc không thể lược bỏ các trạng ngữ này tại vì: Nhờ trạng ngữ mà nội dung câu được đầy đủ, chính xác hơn, các câu văn kết nổi với nhau giúp cho đoạn văn mạch lạc.
Câu 2: Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả,…). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?
Trả lời:
Trạng ngữ có một vai trò quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết của văn bản chặt chẽ, mạch lạc
Tách trạng ngữ thành câu riêng:
Câu 1: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
(Đặng Thai Mai)
Trả lời:
Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích, đứng cuối câu và được tách riêng ra thành một câu độc lập.
Câu 2: Việc tách câu như trên có tác dụng gì?
Trả lời:
Tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng tự hào với tương lai của tiếng Việt.
Luyện tập:
Câu 1: Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:
a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
(Theo Trái tim có điều kì diệu)
Trả lời:
Tác dụng của trạng ngữ trong đoạn trích:
– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
– Liên kết các câu, các đoạn làm cho đoạn văn được mạch lạc.
Câu 2: Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.
a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.
(Theo báo Văn nghệ)
b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn
(Anh Đức)
Trả lời:
Trạng ngữ: Năm 72.
Tác dụng: nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của bố
Trạng ngữ: Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
Tác dụng: làm nổi bật thông tin chính; nhấn mạnh thông tin về hoàn cảnh. Qua đó, tác giả nhấn mạnh sự tương đồng giữa tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt.
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Chỉ ra trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.
Trả lời:
Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn tự hào bởi vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đời. Ngày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.
Trạng ngữ: Với những đặc trưng của mình (trạng ngữ cách thức), ngày nay (trạng ngữ chỉ thời gian)
Cần thêm trạng ngữ để làm rõ thông tin cho câu, liên kết câu.
2. SOẠN VĂN THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP THEO) CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP THEO) HAY NHẤT
Soạn văn: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
a)
- Thường thường, vào khoảng đó
- Sáng dậy
- Trên giàn hoa thiên lí
- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong
b) Về mùa đông
Ở đây, những trạng ngữ này có thể không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được. Tuy nhiên, nhờ trạng ngữ mà nội dung câu, các điều nêu trong câu được đầy đủ, chính xác hơn. Cũng nhờ trạng ngữ mà câu văn được nối kết giúp cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Khi làm một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định: sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, trình tự quan hệ nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả,… Đối với việc sắp xếp này, trạng ngữ có một vai trò quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết của văn bản chặt chẽ, mạch lạc.
TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Câu in đậm “Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu đã bị tách riêng ra thành một câu độc lập
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Việc tách ra như vậy có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng tự hào với tương lai của tiếng Việt.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:
– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
– Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.
Trạng ngữ: Năm 1972 được tách thành câu riêng nhằm nhấn mạnh vào thời điểm hi sinh của nhân vật trong câu nói. Qua đó, người kể chuyện cũng bộc lộ cảm xúc của mình.
b) Bốn người lính đến cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đàn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
Việc tách trạng ngữ (Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vầng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn) thành câu riêng vừa có tác dụng làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối), vừa có tác đụng nhấn mạnh thông tin về hoàn cảnh (Trong lúc tiếng đòn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn). Qua đó, tác giả nhấn mạnh đến sự tương hợp giữa tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt, bồn chồn bên ngoài.
Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Các bạn thân mến! Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn và tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có nhạc điệu của một bài hát, những âm thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc du dương réo rắt. Ngày nay, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai vững chắc cua tiếng Việt. Do vậy, mọi người phải cùng nhau nỗ lực để’ giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng tiếng nói của dân tộc vì đó là nguồn tài sản vô giá cua một quốc gia.
Đoạn văn ở trên có hai trạng ngữ:
– Trạng ngữ 1: Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú là trạng ngữ chỉ phương tiện, dùng đế xác định về phương tiện đế giao tiếp.
– Trạng ngữ 2: Ngày nay xác định về thời gian, làm rõ nội dung cho đoạn văn.
Soạn văn: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
a)
– Thường thường, vào khoảng đó
– Sáng dậy
– Trên giàn hoa lí
– Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong
b) Về mùa đông
Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Khi làm một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định: sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, trình tự quan hệ nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả,… Đối với việc sắp xếp này, trạng ngữ có một vai trò quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết của văn bản chặt chẽ, mạch lạc.
TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích, đứng cuối câu và được tách riêng ra thành một câu độc lập.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng tự hào với tương lai của tiếng Việt.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:
– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
– Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
a)
– Trạng ngữ: Năm 72.
– Tác dụng: nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.
b)
– Trạng ngữ: Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ dờn li biệt, bồn chồn.
– Tác dụng: làm nổi bật thông tin ở nòng cổt câu; nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.
Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Đoạn văn:
Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn tự hào bởi vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đời. Ngày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.
– Trạng ngữ: Với những đặc trưng của mình (trạng ngữ cách thức), ngày nay (trạng ngữ chỉ thời gian)
– Cần thêm trạng ngữ để làm rõ thông tin cho câu, liên kết câu.