Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 2
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Viết bài tập làm văn số 2”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 SIÊU NGẮN
Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Dàn ý
- Đầu thư: Thời gian, địa điểm viết. Lời chào, giới thiệu bản thân, lí do viết thư.
- Nội dung thư:
– Hỏi thăm tình hình bạn trong những năm qua (học tập, cuộc sống, công tác của bạn).
– Giới thiệu hoàn cảnh hiện tại của bản thân (công việc, gia đình)
– Kể lại tình huống về thăm trường : vô tình đi ngang hay có chủ ý, thời gian (mùa hè), có đi cùng ai không?
– Hình ảnh ngôi trường sau 20 năm xa cách có thay đổi nhiều :
+ Con đường đến trường, cổng trường, toàn bộ quang cảnh (sân trường, cây cối, các dãy nhà, lớp học, cơ sở vật chất).
+ Những người thầy, người cô sau 20 năm đã thấy tuổi già hiện trên gương mặt.
+ Hồi tưởng về quá khứ với bạn bè thầy cô.
– Cuộc gặp gỡ người xưa : gặp lại thầy cô, bạn bè, ôn chuyện cũ và bày tỏ cảm nhận khi thấy ngôi trường trở nên khang trang, sạch sẽ hơn.
– Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ sau buổi thăm trường.
- Cuối thư: Lời chào, lời chúc, hứa hẹn và ký tên.
Đề 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ đó (hoàn cảnh, nội dung).
- Thân bài: Kể lại giấc mơ :
– Không gian, thời gian cuộc gặp gỡ trong mơ ấy.
– Nhân vật trong giấc mơ : em là ai, người thân đã xa lâu ngày đó là ai (ông bà,…), người đó xuất hiện trong giấc mơ từ đâu, hình ảnh đầu tiên (dáng người, khuôn mặt thân quen…)
– Cuộc gặp gỡ, câu chuyện (kỉ niệm, những chuyện vui buồn đã qua, điều mơ ước của em chưa kịp làm khi người thân đã đi xa)
- Kết bài: Giấc mơ vụt tan biến khi em tỉnh giấc. Suy nghĩ lại những điều đã qua.
Đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.
Dàn ý
- Mở bài : Giới thiệu chung về trận chiến em muốn kể lại, hoàn cảnh em đã đọc, nghe, xem trận chiến đó.
- Thân bài :
– Hoàn cảnh lịch sử diễn ra trận chiến.
– Diễn biến :
+ Không gian, thời gian.
+ Người chỉ huy, lực lượng chiến đấu của hai bên tham chiến.
+ Những binh sách yếu lược được vận dụng thành công trong cuộc chiến.
– Kết quả trận chiến đó : quân nào chiến thắng, những chiến công lẫy lừng nào, có để lại hậu quả, thương vong lớn cho nhân dân.
- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân.
Đề 4: Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Dàn ý
- Mở bài : Giới thiệu không gian, thời gian, sự vật, cảm xúc của em (sáng 30 Tết, em đi lễ tảo mộ cùng gia đình theo phong tục truyền thống).
- Thân bài :
– Giải thích khái niệm “tảo mộ” : tảo mộ là thăm viếng, sửa sang và khang trang lại phần mộ tổ tiên, ông bà, người thân trong sáng ngày cuối năm trước khi vào Tết Nguyên đán.
– Việc đi tảo mộ :
+ Công cuộc chuẩn bị, em đi cùng với ai, phương tiện gì.
+ Quang cảnh ngày hôm ấy : khí trời mùa xuân mát mẻ, trong xanh.
+ Đến nghĩa trang : tìm được phần mộ người thân, quét dọn, chuẩn bị đồ lễ (thắp hương, cắm hoa, bày hoa quả…), khấn vái thành tâm.
+ Không khí nghiêm trang.
- Kết bài : Cảm nhận của em sau buổi tảo mộ đó (em nhớ những người thân của mình, nghĩ về đời người ngắn ngủi, em hiểu được rằng chúng ta không được quên và tôn trọng những người đã xa chúng ta đến một thế giới khác). Lễ tảo mộ là một phong tục đáng được giữ gìn để nhớ về tổ tiên trong văn hóa Việt.
Bài văn tham khảo
Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc…
Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.
Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chợt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.
… Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chợt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dip cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà… Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.
Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.
Tôi nhận ra rằng, bà đi thật rồi… Tôi trở về khi ánh hoàng hôn đang buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt di gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.
Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự hiểu câu nói: “Hoa tàn đi nở lại sẽ đẹp hơn, người chết đi sẽ mãi sống trong lòng mọi người”. Có thể bà đã đi xa nhưng bà vẫn đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng lôi, trong lòng tất cả những người thân trong gia đình. Tôi tin bà đang dõi theo từng bước của tôi trên đường đời dài rộng, tôi nhất định sẽ khiến bà mỉm cười và tự hào về tôi.
2. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 HAY NHẤT
Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 2 (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Đề 1
Dàn ý
- Đầu thư:
– Thời gian, địa điểm viết thư.
– Lời chào gửi đầu thư.
– Lí do viết thư.
- Nội dung bức thư:
– Hỏi thăm tình hình trong những năm qua của bạn (công việc, sức khỏe, gia đình)
– Giới thiệu về hoàn cảnh hiện tại của bản thân ( công việc, gia đình…)
– Kể lại tình huống về thăm trường:
+ Lí do về thăm trường cũ
+ Thời gian ( mùa hè); đi một mình hay đi với ai?
+ Tâm trạng trước khi về thăm
– Quang cảnh ngôi trường khi đếm thăm:
+ Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy trường.
+ Sân trường, quang cảnh, lớp học, có gì thay đổi so với 20 năm trước
+ Cảnh vật gợi nhớ đến những hình ảnh xưa của bạn bè, thầy cô ( những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò…)
– Kể lại những cuộc gặp gỡ: đã gặp ai ( thầy cô, bạn bè…)? Nói chuyện gì? (tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong quá khứ…)? Cảm nghĩ sau buổi trò chuyện?
– Cảm xúc của bản thân sau khi kết thúc buổi thăm trường
- Cuối thư:
– Lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn.
– Ký tên.
Đề 2
Dàn ý
- Mở bài:
– Giới thiệu về giấc mơ, về người thân được gặp trong giấc mơ.
- Thân bài:
* Kể lại hoàn cảnh diễn ra giấc mơ:
– Giấc mơ ấy diễn ra khi nào? Trong hoàn cảnh nào?
– Vì sao lại có giấc mơ ấy?
– Trong giấc mơ ấy em đã gặp ai? Người này có sự xa cách về thời gian, không gian như thế nào?
– Bối cảnh của giấc mơ( không gian, thời gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ).
* Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
– Tâm trạng khi bắt đầu gặp
– Miêu tả người thân: khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, dáng điệu, lời nói, cử chỉ ( thay đổi nhiều hay vẫn nguyên vẹn như trong tiềm thức của mình)
– Nội dung cuộc trò chuyện: hỏi thăm sức khỏe, công việc, gia đình, ôn lại kỉ niệm ngày xưa….
* Khi chợt tỉnh dậy:
– Nhận ra đó chỉ là giấc mơ.
– Những hình ảnh vẫn còn đọng lại, những chi tiết về giấc mơ in sâu vào tâm trí.
- Kết bài:
– Cảm xúc của em về cuộc gặp gỡ ấy
– Mong rằng sẽ có cuộc hẹn thật sự trong tương lai
Bài văn mẫu
Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm gần gũi, bình dị mà bền vững sâu xa. Ẩn trong tâm thức, trái tim của mỗi người đều chất chứa sự yêu thương, lòng cảm thông, xót thương đối với những người thân yêu ruột thịt. Và trong gia đình tôi, bên cạnh cha mẹ, anh chị em trong gia đình thì người mà tôi luôn kính trọng và luôn tìm thấy được sự bình yên mỗi khi ở bên, đó là ông nội tôi. Mặc dù ông đã xa cách nhân gian, từ biệt mọi người về với thế giới người hiền, nơi yên nghỉ ngàn thu vĩnh hằng bất diệt nhưng không lúc nào trong tôi không nguôi ngoai đi nỗi nhớ thương, tiếc nuối về người ông quá cố. Có lẽ vì thế mà thỉnh thoảng những giấc mơ về ông cứ hiện về trong tiềm thức và vô thức, chập chờn trong giấc ngủ của tôi. Tất cả đều sống động như một bức tranh hiện thực hằng ngày diễn ra vậy.
Cũng như bao ngày bình thường khác, mỗi khi trong tâm tôi nhớ về ông là trong đêm đó ông lại hiện về trong giấc mơ đó. Và giấc mơ gần nhất về người ông yêu quí của tôi đó là cách đây khoảng một tháng trước. Cứ thành lệ, hàng đêm tôi thường đọc truyện trước khi đi ngủ, hôm đó không hiểu sao mới dở quyển sách lật đi lật lại được vài trang thì tôi ngủ ngục xuống bàn tự bao giờ không hay biết. Bỗng giấc mơ đưa tôi đến ngôi đền Kim Liên Hà Nội. Đây là một ngôi đền linh thiêng bậc nhất trong “Tứ trấn Thăng Long”. Do sinh ra trong một gia đình rất sùng bái về Phật giáo và tín ngường thờ Mẫu nên trong tôi luôn có một nguồn giác quan thứ sáu rất mạnh, mọi thứ về thế giới bên kia tôi luôn được trải nghiệm và tôi cũng thường được “ngao du” khắp nơi về đình chùa miếu mạo trong dân gian Việt Nam. Chuyện chẳng đáng nói nếu như trong giấc mơ ấy tôi không gặp người ông quá cố của tôi. Đang tiến vào trong hậu cung để chiêm bái Phật Thánh, bỗng tôi gặp lại ông nội. Vẫn khuôn mặt có hai má núm đồng tiền hai bên má, ông nở nụ cười nhìn tôi âu yếm từ xa. Tôi như chết sững, bật khóc, nước mắt ngắn dài nức nở như một đứa con nít, chạy tới ôm chầm lấy ông. Ông mặc bộ quần áo màu đỏ, râu tóc bạc phơ hiền từ xoa đầu tôi. Lúc sau, có người hành hương vào gọi ông tôi là cụ Từ, rồi biếu lộc thì tôi mới biết, hóa ra ông là người coi sóc cửa đình, kính thờ Phật Thánh nơi ngôi đền thiêng này. Ngày xưa, hồi còn tại thế, vì thấy ông đức độ hơn người mà ông tôi được người dân trong làng tin tưởng, nhờ vả trông coi đình làng. Khi mất đi, hóa ra ông lại được cắt cử tiếp tục sớm chiêu chiều mộ bên nhà Ngài.
Ông bảo tôi: “Cứ vào chiêm bái các ngài đi, rồi ra đây ông cháu ta nói chuyện”. Lòng vui mừng khôn siết được gặp lại ông sau bao ngày xa cách, tôi thấp thỏm đi vào lễ, một mặt lại liếc lại phía sau, sợ ông không đợi cháu mà đi mất. Vì thế, tôi lễ bái vội vàng rồi chạy lại nơi ông đang ở. Vẫn cách sống giản dị, đơn sơ như khi còn sống, bước vào gian phòng ở của ông, khiến lòng tôi bình yên đến lạ. Mọi vật dụng trong phòng đều được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Đang mải mê ngắm ngía xung quanh thì ông mở cửa đi vào. Tôi hỏi thăm sức khỏe của ông và còn trách ông sao đi lâu thế không chịu về thăm cháu?. Ông chỉ cười và nói: “ông vẫn luôn bên cháu và thoi dõi mọi người trong gia đình mình”. Có lẽ thế mà ông còn biết cả tôi đang loay hoay đi tìm thầy để tầm sư học đạo. Ông nói: “cháu đang tìm thầy à?. Tìm đến cô đồng Anh bên Đông Anh ý, tới đó cô ấy sẽ giúp cháu!”. Tôi nhớ như in lời ông dặn, vui mừng quá tôi cũng khoe ông cả chuyện học hành, thi cử của mình nữa. Ông đều tấm tắc ngợi khen và còn xoa đầu tôi nói: “ông yêu cháu rất nhiều. Hãy cố gắng thật nhiều, hãy nghe lời bố mẹ, ông luôn theo cháu và thương cháu nhiều lắm đấy, cháu đích tôn của ông à”.
Nói đoạn, tôi bỗng tỉnh dậy, hóa ra đó là mộng giấc mơ. Nhưng đó là giấc mơ có thật. Và tôi vẫn luôn cảm thấy ông luôn bên cạnh mình. Vì thế, tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để không phụ lòng mong mỏi và tình yêu thương bao la mà ông kì vọng ở tôi. Nếu như có một phép nhiệm màu nào đó, tôi sẽ ước có ông bên cạnh mỗi ngày và niềm hi vọng đó sẽ mãi theo tôi đến suốt cuộc đời. Nó trở thành động lực để tôi vươn lên, chiến thắng bản thân và đem lại thành công trong cuộc sống. Đáp đền xứng đáng công ơn nuôi dạy, bảo ban của những người thân yêu trong gia đình của tôi.
Đề 3
Dàn ý
- Mở bài:
– Giới thiệu về trận chiến đấu hiển hách trong lịch sử mà em đã được học
2.Thân bài:
– Kể khái quát về trận chiến đấu: Diễn ra vào năm nào? Ở đâu? Ở thời kì nào? Chống giặc ngoại xâm nào? Mục đích của trận chiến đấu?
– Kể lại diễn biến chính của trận chiến đấu qua các giai đoạn:
– Kể lại kết quả của trận chiến đấu:
– Ý nghĩa của trận chiến đấu trong lịch sử.
- Kết bài:
– Cảm xúc, suy nghĩ của em về trận chiến đấu ác liệt ấy và liên hệ bản thân
Đề 4
Dàn ý
- Mở bài:
– Giới thiệu về buổi đi thăm mộ người thân cùng bố, mẹ…
– Ấn tượng chung của bản thân về buổi đi thăm đó.
- Thân bài:
* Chuẩn bị trước khi đi thăm mộ: Chuẩn bị mang những gì? Lúc nào xuất phát? Có những ai đi cùng? Đi để làm gì?
* Đến thăm mộ:
– Miêu tả cụ thể quang cảnh xung quanh.
– Kể lại những việc làm trong buổi đi thăm mộ:
+ Dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ.
+ Bày các đồ cúng lễ ( hoa quả, vàng hương…)
+ Thắp hương và làm lễ khấn vái ( nói lên ước nguyện của gia đình, bản thân, như là tâm sự với người đã khuất…)
+ Bố, mẹ ( hoặc anh,chị) đã kể lại những kỉ niệm gì về người thân đã khuất.
– Nỗi xúc động, thể hiện tình cảm của bản thân với người thân đã mất.
– Kết thúc buổi viếng thăm như thế nào?
- Kết bài:
– Khẳng định lại tình cảm của bản thân đối với người thân đã mất.
– Suy nghĩ về lần đi thăm đáng nhớ đó.
Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 2 (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
ĐỀ VĂN VÀ BÀI MẪU
Đề 1
Dàn ý
- Đầu thư : Thời gian, địa điểm viết. Lời chào, giới thiệu bản thân, lí do viết thư.
- Nội dung thư :
– Hỏi thăm tình hình bạn trong những năm qua (học tập, cuộc sống, công tác của bạn).
– Giới thiệu hoàn cảnh hiện tại của bản thân (công việc, gia đình)
– Kể lại tình huống về thăm trường : vô tình đi ngang hay có chủ ý, thời gian (mùa hè), có đi cùng ai không?
– Hình ảnh ngôi trường sau 20 năm xa cách có thay đổi nhiều :
+ Con đường đến trường, cổng trường, toàn bộ quang cảnh (sân trường, cây cối, các dãy nhà, lớp học, cơ sở vật chất).
+ Những người thầy, người cô sau 20 năm đã thấy tuổi già hiện trên gương mặt.
+ Hồi tưởng về quá khứ với bạn bè thầy cô.
– Cuộc gặp gỡ người xưa : gặp lại thầy cô, bạn bè, ôn chuyện cũ và bày tỏ cảm nhận khi thấy ngôi trường trở nên khang trang, sạch sẽ hơn.
– Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ sau buổi thăm trường.
- Cuối thư : Lời chào, lời chúc, hứa hẹn và ký tên.
Đề 2
Dàn ý
- Mở bài : Giới thiệu về giấc mơ đó (hoàn cảnh, nội dung).
- Thân bài : Kể lại giấc mơ :
– Không gian, thời gian cuộc gặp gỡ trong mơ ấy.
– Nhân vật trong giấc mơ : em là ai, người thân đã xa lâu ngày đó là ai (ông bà,…), người đó xuất hiện trong giấc mơ từ đâu, hình ảnh đầu tiên (dáng người, khuôn mặt thân quen…)
– Cuộc gặp gỡ, câu chuyện (kỉ niệm, những chuyện vui buồn đã qua, điều mơ ước của em chưa kịp làm khi người thân đã đi xa)
Đề 3
Dàn ý
- Mở bài : Giới thiệu chung về trận chiến em muốn kể lại, hoàn cảnh em đã đọc, nghe, xem trận chiến đó.
- Thân bài :
– Hoàn cảnh lịch sử diễn ra trận chiến.
– Diễn biến :
+ Không gian, thời gian.
+ Người chỉ huy, lực lượng chiến đấu của hai bên tham chiến.
+ Những binh sách yếu lược được vận dụng thành công trong cuộc chiến.
– Kết quả trận chiến đó : quân nào chiến thắng, những chiến công lẫy lừng nào, có để lại hậu quả, thương vong lớn cho nhân dân.
- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân.
Bài văn tham khảo
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.
Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.
Đề 4
Dàn ý
- Mở bài : Giới thiệu không gian, thời gian, sự vật, cảm xúc của em (sáng 30 Tết, em đi lễ tảo mộ cùng gia đình theo phong tục truyền thống).
- Thân bài :
– Giải thích khái niệm “tảo mộ” : tảo mộ là thăm viếng, sửa sang và khang trang lại phần mộ tổ tiên, ông bà, người thân trong sáng ngày cuối năm trước khi vào Tết Nguyên đán.
– Việc đi tảo mộ :
+ Công cuộc chuẩn bị, em đi cùng với ai, phương tiện gì.
+ Quang cảnh ngày hôm ấy : khí trời mùa xuân mát mẻ, trong xanh.
+ Đến nghĩa trang : tìm được phần mộ người thân, quét dọn, chuẩn bị đồ lễ (thắp hương, cắm hoa, bày hoa quả…), khấn vái thành tâm.
+ Không khí nghiêm trang.
- Kết bài : Cảm nhận của em sau buổi tảo mộ đó (em nhớ những người thân của mình, nghĩ về đời người ngắn ngủi, em hiểu được rằng chúng ta không được quên và tôn trọng những người đã xa chúng ta đến một thế giới khác). Lễ tảo mộ là một phong tục đáng được giữ gìn để nhớ về tổ tiên trong văn hóa Việt.