Soạn văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG SIÊU NGẮN
Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
a, Các đề bài trên giống nhau: thể hiện sự việc, hiện tượng được biểu dương, sự việc hiện tượng không tốt thì phê phán, nhắc nhở
– Dạng đề thường: nhận xét, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ
b, Những dạng đề tương tự
– Nêu nhận xét, suy nghĩ về hiện tượng hút thuốc lá trong thanh niên ở Việt Nam những năm gần đây
– Nêu suy nghĩ vè hiện tượng bệnh thành tích
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Tìm hiểu đề, tìm ý
– Đề thuộc loại nghị luận xã hội về hiện tượng xã hội, học tập theo tấm gương Phạm Văn Nghĩa
Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến thành đoàn phát động phong trào:
– Là người biết thương mẹ, giúp mẹ trong việc đồng áng
– Kết hợp giữa học với hành
– Người biết sáng tạo
– Học vận dụng kiến thức vào đời sống giúp mẹ
- Lập dàn ý
- Viết bài
- Đọc lại bài viết và sửa chữa
Luyện tập
MB: Giới thiệu nhân vật Nguyễn Hiền (hoàn cảnh, thời đại, gia cảnh…)
TB: Ý chí và thái độ học tập
– Nguyễn Hiền không đến được trường vì nhà nghèo nhưng vẫn ham học, học giỏi, có mục đích
– Nguyễn Hiền hăng say học, dù không có điều kiện được ngồi trong lớp nghe giảng như các bạn
– Nguyễn Hiền có lòng tự trọng khi nhận ra giá trị của bản thân,
KB:
Nguyễn Hiền là tấm gương đáng học tập, noi theo: Tinh thần ham học hỏi, chăm chỉ, cầu tiến
2. SOẠN VĂN CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG HAY NHẤT
Soạn văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Đọc các đề bài đã cho (trang 22 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó.
b) Mỗi em tự nghĩ một đề bài tương tự.
Trả lời:
a) Các đề bài đã cho có điểm giống nhau:
– Mỗi đề nêu một sự việc hoặc hiện tượng trong đời sống (gương học sinh nghèo vượt khó, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, mê chơi điện tử, đọc truyện tranh, xao nhãng học tập…)
– Đề nào cũng yêu cầu người viết phân tích sự việc hiện tượng và nêu suy nghĩ của mình.
b) Một số đề bài tương tự:
Đề 1: Bạo lực học đường đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề 2: Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Đề 3: Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
- Tìm hiểu đề và tìm ý
Trả lời câu hỏi (trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a.
– Đề thuộc loại nghị luận về hiện tượng đời sống.
– Hiện tượng: học tập theo tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
– Yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tượng.
b.
Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” :
– Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
– Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.
– Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
– Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
- Lập dàn bài
– Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa
– Thân bài:
+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa
+ Đánh giá việc làm của Nghĩa
+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
– Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.
LUYỆN TẬP
Lập dàn bài cho đề 4 (trang 25 SGK Ngữ văn 9, tập 2).
A. Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận.
B. Thân bài:
1. Giải thích:
– Trước hết ta cần hiểu về câu chuyện của cậu học trò Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền con nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa…. (kể lại nội dung câu chuyện).
2. Bàn luận
a. Từ câu chuyện trên ta thấy đây là một hiện tượng tốt để lại nhiều tác dụng và ý nghĩa tích cực tới nhận thức và hành động của giới trẻ chúng ta.
– Nguyễn Hiền tuy con nhà nghèo nhưng thông minh, học giỏi và hiếu học, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên. Đó là một tấm gương vượt lên số phận, là biểu hiện của truyền thống hiếu học, cần cù, kiên cường của dân tộc ta. Truyền thống đó còn được biết đến qua những cái tên quen thuộc như anh Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Văn Thước…
– Nguyễn Hiền dù chỉ “nép bên cửa” học lỏm nhưng thông minh, mau hiểu. “Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que xâu từng xâu kim găm xuống đất”. Đến mùa thi thì xin thầy được đi thi… . Đây là một con người có nghị lực, ý chí, khát vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ. Bác sỹ Đặng Thùy Trâm từng viết: “Đời phải trải qua nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực, không lùi bước trước thử thách, khó khăn thì chúng ta sẽ dễ dàng thành công.
– Nguyễn Hiền là Trạng nguyên mới 12 tuổi mà đã có khẩu khí hơn người: “Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức”. Đây là biểu hiện của lòng dũng cảm, bản lĩnh, tự tin và là người trọng kẻ hiền tài, thông hiểu việc nước. Đây là dấu hiệu cho thấy một con người tài cao, đức trọng.
b. Bên cạnh những người con ưu tú làm rạng danh đất nước thì ta vẫn thấy không ít những hiện tượng trái ngược cần lên án. Đó là hiện tượng học sinh – sinh viên, thanh thiếu niên lười học, ham chơi, sống không ước mơ, không lí tưởng, sống đua đòi, hưởng thụ… Thậm chí, vì lối sống tầm thường, ích kỉ đó mà phạm tội, làm hại người khác, làm đau lòng người thân, bạn bè và bản thân đánh mất tuổi trẻ, tương lai, rơi vào vòng lao lí…
c. Câu chuyện kể về Nguyễn Hiền là một biểu hiện của một hiện tượng có tính nhân văn cao đẹp. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp để nhân rộng hiện tượng này: (chỉ ra biện pháp)
3. Qua hiện tượng trên, bản thân mỗi người cần rút ra cho mình bài học: …
C. Kết bài
Soạn văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
a. Các đề bài đã đưa ra có điểm giống nhau là:
– Những sự việc, hiện tượng tốt thì ca ngợi, biểu dương; những sự việc, hiện tượng không tốt thì phê phán, nhắc nhở.
– Các đề thường có mệnh lệnh làm bài : Nêu nhận xét, nêu ý kiến, trình bày suy nghĩ
b. Đề bài tương tự:
– Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách đánh võng, gây ra nhiều tai nạn thương tiếc. Bạn có nhận xét gì và suy nghĩ gì về hiện tượng trên
– Nghiện hút thuốc ma túy không chỉ làm khánh kiệt tài sản, thoái hóa nòi giống mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì trước hiểm họa ma túy đối với cộng đồng.
Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống
Câu 1 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tìm hiểu đề và tìm ý
a,
– Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
– Đề nêu hiện tượng người tốt việc tốt. Cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, biết vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệu quả.
– Đề yêu cầu “nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy”
b,
– Những việc làm của Nghĩa cho bạn ấy là một người có ý thức sống tốt và cao đẹp.
– Thành đoàn TPHCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì:
+ Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
+ Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.
+ Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
+ Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
– Nghĩa làm những việc đó hết sức giản dị, không khó. Nếu mọi người đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ tốt đẹp, tràn ngập tình yêu thương, không có tội phạm, thói hư tật xấu trong xã hội
Câu 2 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Lập dàn bài
– Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa
– Thân bài:
+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa
+ Đánh giá việc làm của Nghĩa
+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
– Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân
Luyện tập
Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh…)
Thân bài :
– Con người và thái độ học tập : Nhà nghèo, không được đến trường mà vẫn học giỏi, ông rất quý trọng việc học.
– Có ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao.
Kết bài : Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và có lòng tự trọng.