Soạn văn: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Luyện nói : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM SIÊU NGẮN
Chuẩn bị ở nhà
Câu 1: Tâm trạng của em khi xảy ra một chuyện có lỗi với bạn
Trả lời:
- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Lỗi lầm xảy ra khiến em ân hận là gì?
- Thân bài
– Trình bày sự việc theo trình tự thời gian tuyến tính
+ Trống báo vào lớp, Nam nhanh chóng lấy sách đặt trên bàn, và tiếp tục tìm bút.
+ Tôi và An vẫn tiếp tục nô đùa với nhau, chạy vòng quanh lớp, vì cô giáo vẫn chưa lên
+ Trong lúc đùa quá, tôi làm đổ chiếc ghế, khiến ghế rơi vào chân của Nam
+ Chân của Nam chảy máu, Nam đau đớn nhưng cố kiềm lại rồi xua tay “tớ không sao đâu?”
+ Lúc này, cô bước vào lớp, thấy sự việc, cô liền đưa Nam lên phòng y tế. Còn tôi, dù được Nam tha lỗi, tôi vẫn ân hận vì trò nghịch dại của mình.
- Kết bài
Tôi cảm thấy ân hận vô cùng vì đã gây ra tổn thương cho bạn.
Câu 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp
Trả lời:
- Mở bài: giới thiệu thời gian, địa điểm, chủ đề buổi sinh hoạt nói về tình bạn
- Thân bài:
Mọi người cùng trao đổi: thế nào là người bạn tốt
– Biểu hiện của người bạn tốt?
Cuộc tranh luận trở nên sôi nổi vì có nhiều ý kiến
– Ý kiến của bản thân:
+ Nam là người bạn tốt, đáng để học tập
+ Nam luôn giúp đỡ, hòa đồng với mọi người trong cuộc sống
+ Nam luôn dẫn đầu trong các hoạt động mà nhà trường và lớp phát động
+ Bạn kiên quyết không cho An quay cóp trong giờ kiểm tra nhưng lại đến tận nhà để hướng dẫn bạn học
- Kết bài
Bên cạnh việc học tập tốt, chúng ta cũng cần rèn luyện để trở thành người tốt, hữu ích
Câu 3: Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và thể hiện sự ân hận
Trả lời:
– Tôi vốn có tính đa nghi, hay ghen nhưng may mắn lấy được người vợ hiền, tính tình hiền dịu
– Ít đó không lâu, tôi phải đi lính, trước khi đi lính vợ tôi dặn nàng không mong được đeo ấn phong hầu, chỉ mong ngày về tôi được bình an
– Sau khi tôi đi lính, nhà vợ tôi chăm sóc mẹ tôi, chăm sóc con tôi là bé Đản chu đáo
– Khi đi lính trở về, nghe lời của con thơ, tôi nghi oan cho vợ, về nổi nóng, mắng đuổi vợ dù vợ tôi và hàng xóm thanh minh. Rồi vợ tôi trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn
– Trong một đêm ngồi cùng với đứa con, thấy nó chỉ lên bóng tôi và gọi đó là bố Đản thì tôi chợt hiểu ra cơ sự, nhưng đã muộn
– Tôi vô cùng ân hận vì sự nóng nảy, hoài nghi vô căn cứ của mình. Chính sự gia trưởng, thói ghen tuông của tôi đã đẩy vợ tôi đến đường cùng. Các bạn đừng như tôi nhé, đừng để cơn nóng giận, sự thiếu suy xét làm bản thân bị cuốn theo.
2. SOẠN VĂN LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM HAY NHẤT
Soạn văn: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm (chi tiết)
Học sinh xem đề bài bên trên.
Lời giải
Đề 1:
- Mở bài:
Chuyện xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ. Muốn kể cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm.
- Thân bài:
– Giờ kiểm tra 15 phút môn Lịch Sử mình không làm được bài, nhìn sang thấy Lan đang chăm chú làm bài liền hỏi bạn. Lan không trả lời.
– Mình loay hoay định giở vở xem thì cô giáo nhắc.
– Bài kiểm tra đó mình không làm được nên điểm rất thấp, còn Lan được 9 điểm.
– Mình lúc đó vô cùng ghét Lan và đi nói xấu về Lan rằng bạn mở vở chép bài.
– Tin đồn đó đến tai cô, cô phê bình Lan.
– Mãi về sau, Lan vẫn không biết vì sao lại xảy ra điều đó. Lan vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.
– Lan quyết định chuyển trường. Khi chia tay mình đã nói ra sự thật nhưng Lan chỉ mỉm cười nhẹ nhàng, không có biểu hiện gì là tức giận. Mình nghĩ nhiều về điều đó, xấu hổ, ân hận.
- Kết bài:
Khi nghĩ lại chuyện ấy, mình luôn thấy xấu hổ và giận chính mình.
Đề 2:
- Mở bài:
Buổi sinh hoạt định kỳ. Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt lớp với chủ đề: Tình bạn.
- Thân bài:
– Lớp trưởng nêu ý kiến trao đổi: Thế nào là người bạn tốt? Ai là người bạn tốt nhất?
– Nhiều ý kiến khác nhau tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi.
– Ý kiến của mình: Nam là người bạn tốt, Nam luôn gần gũi với mọi người; giúp nhiều bạn thoát khỏi trò chơi điện tử bằng cách tổ chức những “trò chơi tiếng Anh”; “ Đi tìm lời giải hay nhất cho bài toán khó”; Suýt “tặng” cho Hùng một quả đấm chỉ vì Hùng trêu chọc một em học sinh lớp dưới; Kiên quyết không cho Tuấn nhìn bài khi làm kiểm tra nhưng lại đến tận nhà Tuấn hướng dẫn Tuấn cách giải bài tập.
- Kết bài:
Khẳng định lại Nam là người bạn tốt.
Đề 3:
– Tôi vốn là con nhà hào phú, đến tuổi trưởng thành, tôi xin mẹ mang trăm lạng vàng hỏi Vũ Nương về làm vợ. Nàng là con nhà nghèo khó nhưng xinh đẹp thùy mị nết na nhất vùng.
– Năm ấy có giặc Chiêm xâm lấn bờ cõi nên tôi bị xung vào đội quân của triều đình đi dẹp giặc trong khi vợ lại mang thai sắp đến kỳ sinh nở.
– Tôi đi khoảng mươi ngày thì Vũ Nương sinh con đặt tên là Đản. Mẹ tôi già yếu, lại vì lo lắng thương nhớ tôi, sinh ra ốm đau. Vũ Nương thay tôi chăm sóc chu đáo nhưng bà vẫn không qua khỏi. Nàng lo ma chay chu đáo.
– Năm sau giặc tan, trở về nhà không còn mẹ, lòng tôi đau xót vô cùng. Bế con ra thăm mộ mẹ thằng bé quấy khóc, tôi phải dỗ dành. Một tối, tôi nghe con nói có người đàn ông đêm nào cũng đến.
– Cơn ghen bừng bừng, tôi tức tối mắng chửi mặc cho Vũ Nương hết lời thanh minh.
– Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự tử. Dù giận nàng, tôi vẫn tìm cách cứu thây nàng nhưng tìm khắp nơi không thấy.
– Đên ấy, Đản chỉ vào cái bóng trên vách và bảo đó là bố nó. Tôi mới đau xót thấu hiểu nỗi oan của vợ, điều này làm tôi ân hận vô cùng.
Soạn văn: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm (hay nhất)
Học sinh xem đề bài bên trên.
Lời giải
Đề 1:
- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Lỗi lầm xảy ra khiến em ân hận là gì?
- Thân bài
– Trình bày sự việc theo trình tự thời gian tuyến tính
+ Trống báo vào lớp, Nam nhanh chóng lấy sách đặt trên bàn, và tiếp tục tìm bút.
+ Tôi và An vẫn tiếp tục nô đùa với nhau, chạy vòng quanh lớp, vì cô giáo vẫn chưa lên
+ Trong lúc đùa quá, tôi làm đổ chiếc ghế, khiến ghế rơi vào chân của Nam
+ Chân của Nam chảy máu, Nam đau đớn nhưng cố kiềm lại rồi xua tay “tớ không sao đâu?”
+ Lúc này, cô bước vào lớp, thấy sự việc, cô liền đưa Nam lên phòng y tế. Còn tôi, dù được Nam tha lỗi, tôi vẫn ân hận vì trò nghịch dại của mình.
- Kết bài
Tôi cảm thấy ân hận vô cùng vì đã gây ra tổn thương cho bạn.
Để 2:
- Mở bài: giới thiệu thời gian, địa điểm, chủ đề buổi sinh hoạt nói về tình bạn
- Thân bài:
Mọi người cùng trao đổi: thế nào là người bạn tốt
– Biểu hiện của người bạn tốt?
Cuộc tranh luận trở nên sôi nổi vì có nhiều ý kiến
– Ý kiến của bản thân:
+ Nam là người bạn tốt, đáng để học tập
+ Nam luôn giúp đỡ, hòa đồng với mọi người trong cuộc sống
+ Nam luôn dẫn đầu trong các hoạt động mà nhà trường và lớp phát động
+ Bạn kiên quyết không cho An quay cóp trong giờ kiểm tra nhưng lại đến tận nhà để hướng dẫn bạn học
- Kết bài
Bên cạnh việc học tập tốt, chúng ta cũng cần rèn luyện để trở thành người tốt, hữu ích
Đề 3
– Tôi vốn có tính đa nghi, hay ghen nhưng may mắn lấy được người vợ hiền, tính tình hiền dịu
– Ít đó không lâu, tôi phải đi lính, trước khi đi lính vợ tôi dặn nàng không mong được đeo ấn phong hầu, chỉ mong ngày về tôi được bình an
– Sau khi tôi đi lính, nhà vợ tôi chăm sóc mẹ tôi, chăm sóc con tôi là bé Đản chu đáo
– Khi đi lính trở về, nghe lời của con thơ, tôi nghi oan cho vợ, về nổi nóng, mắng đuổi vợ dù vợ tôi và hàng xóm thanh minh. Rồi vợ tôi trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn
– Trong một đêm ngồi cùng với đứa con, thấy nó chỉ lên bóng tôi và gọi đó là bố Đản thì tôi chợt hiểu ra cơ sự, nhưng đã muộn
– Tôi vô cùng ân hận vì sự nóng nảy, hoài nghi vô căn cứ của mình. Chính sự gia trưởng, thói ghen tuông của tôi đã đẩy vợ tôi đến đường cùng. Các bạn đừng như tôi nhé, đừng để cơn nóng giận, sự thiếu suy xét làm bản thân bị cuốn theo.