Soạn văn: Ôn tập làm văn (tiếp theo)
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Ôn tập làm văn (tiếp theo)”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN ÔN TẬP LÀM VĂN (TIẾP THEO) SIÊU NGẮN
Câu 7: Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
Trả lời:
Văn bản đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự ở lớp dưới :
– Giống : Đều tạo nên một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến kết thúc nhằm nêu lên một ý nghĩa
– Khác :
+ Văn bản tự sự ở lớp 6 tồn tại độc lập một phương thức riêng.
+ Văn tự sự ở lớp 8 có sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nhưng chủ yếu là miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật.
+ Đến lớp 9, văn tự sự kết hợp cả lập luận, biểu cảm, miêu tả (cả miêu tả nội tâm).
Câu 8: Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
Trả lời:
– Văn bản có đủ yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng vẫn là văn bản tự sự vì : các yếu tố đó chỉ bổ trợ giúp làm nổi bật đối tượng miêu tả
– Trong thực tế, ít có những văn bản chỉ tồn tại một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9: Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai).
Trả lời:
Câu 10: Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
Trả lời:
Bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần bởi vì học sinh đang trong giai đoạn luyện tập bố cục cơ bản để học tập kĩ năng. Khi có kĩ năng tốt thì mới có thể sáng tạo, thay đổi.
Câu 11: Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Trả lời:
– Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm nghệ thuật, nội dung tác phẩm, giúp học sinh thực hiện tốt hơn yêu cầu đọc – hiểu các tác phẩm văn học tương ứng.
– Ví dụ : Những đoạn độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm trong tác phẩm Làng của Kim Lân đã giúp người đọc hiểu được tâm trạng, tính cách của nhân vật ông Hai; vai người kể chuyện trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng giúp làm rõ hơn nội dung tư tưởng và làm tăng thêm chất chân thực của tác phẩm.
Câu 12: Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc – hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Trả lời:
– Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc – hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng giúp các em hiểu sâu hơn lí thuyết trong việc viết bài văn tự sự, để các em có thể vận dụng sáng tạo cho bài viết của mình.
– Ví dụ : Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự.
2. SOẠN VĂN ÔN TẬP LÀM VĂN (TIẾP THEO) CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN ÔN TẬP LÀM VĂN (TIẾP THEO) HAY NHẤT
Soạn văn: Ôn tập làm văn (tiếp theo) (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Trả lời câu 7 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
Lời giải chi tiết:
– Giống: Đều lấy tự sự là phương thức biểu đạt chính.
– Khác: ở các lớp dưới, khi phân tích tác phẩm cũng như khi học ở phân tích Tập làm văn, lấy sự kiện và chi tiết làm nội dung chính. Còn lên lớp 9, ngoài nội dung đó, văn tự sự còn có sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả (tả cảnh, chân dung nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật), nghị luận, độc thoại, đối thoại, người kể chuyện.
Trả lời câu 8 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
Lời giải chi tiết:
– Tên gọi cho một loại văn bản căn cứ vào phương thức biểu đạt nào là chính. Bên cạnh phương thức chính bao giờ cũng có các phương thức biểu đạt khác.
– Trong một văn bản ít có trường hợp một văn bản chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Trả lời câu 9 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai).
Lời giải chi tiết
Trả lời câu 10 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
Lời giải chi tiết:
Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Nhưng tập làm văn tự sự của học sinh phải có đủ ba phần vì đây là bố cục có tính tổng quát nên để rèn tính chuẩn mực, khuôn mẫu. Khi nào thành thạo, có thể không theo khuôn khổ đó mà vẫn đúng.
Trả lời câu 11 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Lời giải chi tiết:
Những kiến thức và kĩ năng của phần Tập làm văn giúp ích rất nhiều cho việc học các văn bản tự sự trong phần Đọc – hiểu văn bản vì nó cung cấp cho ta những khái niệm có tính công cụ, để từ đó ta đi sâu phân tích các nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ: Các yếu tố độc thoại, độc thoại nội tâm giúp ích rất nhiều cho việc phân phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân.
Trả lời câu 12 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc – hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Lời giải chi tiết:
Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của các phần Đọc – hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng giúp ích rất nhiều cho việc viết bài văn tự sự.
Ví dụ: Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long được kể lại dưới điểm nhìn của ông họa sĩ già cũng đồng thời là nhân vật trong truyện.
Soạn văn: Ôn tập làm văn (hay nhất) (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 7 ( trang 202 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Các văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với nội dung về kiểu văn bản đã học ở các lớp dưới
– Giống: đều lấy tự sự làm phương thức biểu đạt chính, làm nên thành phần cơ bản của văn bản tự sự
– Khác: chương trình ngữ văn 9 giới thiệu thành phần khác trong văn bản tự sự, miêu tả (tả cảnh, nội tâm), nghị luận, độc thoại, đối thoại, các yếu tố này bổ sung cho nhau
Câu 8 (trang 202 sgk ngữ văn 9 tập 1)
– Tên gọi cho một loại văn bản căn cứ vào phương thức biểu đạt nào là chính. Bên cạnh phương thức chính bao giờ cũng có các phương thức biểu đạt khác.
– Trong một văn bản ít có trường hợp một văn bản chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
– Văn bản tự sự có cả miêu tả, biểu cảm, nghị luận và nếu tự sự là chính thì vẫn là văn bản tự sự
+ Tự sự sẽ chi phối các yếu tố khác phụ trợ cho nó.
Câu 9 (trang 220 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Stt | Kiểu văn bản chính | Tự sự | Miêu tả | Nghị luận | Biểu cảm | Thuyết minh | Điều hành |
1 | Tự sự | X | X | X | X | ||
2 | Miêu tả | X | X | X | |||
3 | Nghị luận | X | X | X | |||
4 | Biểu cảm | X | X | X | |||
5 | Thuyết minh | X | X | ||||
6 | Điều hành |
Câu 10 (trang 220 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Vì :
– Học sinh đang tập tạo lập văn bản nên cần phải rèn đúng với chuẩn mực, khuôn mẫu
– Chỉ sáng tạo khi đã nắm thành thạo các quy chuẩn
Câu 11 (trang 220 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Kiến thức và kĩ năng phần văn bản tự sự của Phần Tập làm văn giúp ích nhiều cho việc học các văn bản tự sự phần văn học
+ Đi vào nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ: Khi phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta thấy được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên làm trên đỉnh Yên Sơn .
+ Thấy được sự kết hợp giữa kể và tả
+ Thấy được cách xây dựng tình huống truyện, tính cách nhân vật…
Câu 12 (Trang 220 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc- hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng giúp ích nhiều cho việc viết văn tự sự
Ví dụ: Truyện ngắn Làng của Kim Lân sẽ giúp học sinh có thêm hiểu biết về tình huống truyện, trình tự thời gian, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ nhân vật…