Soạn văn: Luyện tập phân tích và tổng hợp
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Luyện tập phân tích và tổng hợp”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP SIÊU NGẮN
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào.
Trả lời:
a, – Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác hay cả bài
– Trình tự phân tích:
+ Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các màu xanh khác nhau
+ Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các cử động nhỏ
+ Các hay thể hiện ở vần thơ
b, – Luận điểm: Mấu chốt của thành đạt ở đâu?
– Trình tự phân tích:
+ Do nguyên nhân khách quan: gặp thời, hoàn cảnh bức bách, điều kiện thuận lợi
+ Do nguyên nhân chủ quan: tài năng, sự phấn đấu kiên trì, không mệt mỏi, luôn trau dồi đạo đức
Câu 2: Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Trả lời:
– Biểu hiện của học qua loa đối phó
+ Học không đầu không đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí nhưng không biết sâu
+ Học cốt chỉ để khoe mẽ, không dám bày tỏ ý kiến của mình
– Biểu hiện của học đối phó
+ Học cốt chỉ để thầy cô không trách phạt, chỉ lo giải quyết vấn đề trước mắt
+ Kiến thức phiến diện, nông cạn, hời hợt.
– Tác hại của việc học đối phó và qua loa
+ Đối với xã hội: Trở thành gánh nặng cho xã hội
+ Đối với bản thân: Không có hứng thú học tập, kết quả học tập ngày càng thấp, không có ích đối với xã hội
Câu 3: Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.
Trả lời:
Các lí do khiến mọi người cần đọc sách là:
– Vai trò quan trọng với con đường phát triển của nhân loại.
– Sách đã ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà nhân loại đã tìm tòi, tích lũy được qua từng giai đoạn, từng thời kì.
– Sách là kho tàng quý báu lưu giữ di sản tinh thần của nhân loại suốt mấy nghìn năm nay.
– Đọc sách là một con đường gom góp, tích lũy nâng cao vốn tri thức hiểu biết của con người, là cách tốt nhất để tiếp nhận kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống.
– Đọc sách còn là sự chuẩn bị hành trang để tiến hành cuộc rèn luyện lâu dài trên đường học vấn, tích lũy tri thức nhằm khám phá và chinh phục thế giới quanh ta
Câu 4: Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Trả lời:
Nhân loại đã có công lớn đúc kết trí thức trên sách vở để gửi lại đời sau. Vì vậy đọc sách là trả món nợ chung cho thành tựu của nhân loại trong quá khứ. Muốn tiến bộ phải đọc sách. Đọc sách k cần đọc nhiều, mà cần đọc quyển nào nắm chắc đc quyển đó. Những cách cần đọc là các quyển sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề nhưng cũng phải đọc những quyển sách có kiến thức rộng để giúp ta hiểu chuyên môn một cách vững vàng
2. SOẠN VĂN LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP HAY NHẤT
Soạn văn: Luyện tập phân tích và tổng hợp (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Đọc đoạn trích sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào.
Trả lời:
Đoạn (a):
– Phép phân tích (theo lối diễn dịch).
– Trình tự phân tích:
+ Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các màu xanh khác nhau
+ Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các cử động nhỏ
+ Các hay thể hiện ở vần thơ
Đoạn (b):
– Phép phân tích kết hợp với tổng hợp.
– Trình tự phân tích:
+ Đoạn nhỏ mở đầu nêu ra các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
+ Đoạn còn lại phân tích từng quan niệm đúng sai ra sao và cuối cùng đã chỉ ra: “Rút cuộc, mấu chốt của sự thành đạt bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi dạo đức cho tốt đẹp” nghĩa là phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
Câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Trả lời:
– Bản chất của học đối phó:
+ Học đối phó là học cốt để ứng phó với kiểm tra, thi cử.
+ Học đối phó không xem việc học là mục đích, không chủ động học, thường xuyên hãng ngày không học mà chỉ đến thi, sắp kiểm tra mới học.
+ Học đối phó dễ dẫn đến nghe ngóng, đoán đề, học tủ.
– Tác hại:
+ Đối với xã hội: Trở thành gánh nặng cho xã hội
+ Đối với bản thân: Không có hứng thú học tập, kết quả học tập ngày càng thấp, không có ích đối với xã hội.
– Có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, có thói học hành làm việc tắc trách.
Câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.
Trả lời:
– Sách vở nhiều, sức đọc, thời gian đọc của người ta chì có hạn do đó phải chọn lọc sách mà đọc.
– Chất lượng sách vở khác nhau, đa dạng, phong phú, vì vậy phải chọn sách hay và cần thiết để đọc. Không lãng phí sức đọc vào những quyển sách không thật sự cần thiết.
– Đọc sách phải đọc kĩ và hiểu sâu, do đó phải chọn lọc sách để đọc.
– Bên cạnh đọc sâu cũng cần đọc rộng, do đó phải chủ động lựa chọn những sách đọc cần thiết.
Câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Trả lời:
Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách là tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía. Như thế, muốn đọc sách cho có hiệu quả thiết thực, chúng ta ngoài việc lựa chọn những sách quan trọng để đọc sâu đọc kĩ, còn phải chú trọng đến một số sách nhằm đọc rộng hỗ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu sâu.
Soạn văn: Luyện tập phân tích và tổng hợp (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Bài 1 (trang 11 sgk ngữ văn 9)
Trong đoạn văn (a), người viết sử dụng phép lập luận phân tích làm sáng rõ cái hay của bài Thu điếu ở mấy điểm.
+ Câu đầu tiên nêu nhận xét khái quát tổng hợp từ nhiều trường hợp cụ thể “thơ hay là hay của hồn lẫn xác… đọc lại”
+ Phân tích cái hay của Thu điếu: các điệu xanh, những cử động, cách dùng từ, gieo vần tự nhiên, không gò ép
+ Trong đoạn văn (b) người viết sử dụng chủ yếu là phép lập luận phân tích, kết hợp tổng hợp
– Trình tự lập luận:
+ Gặp thời: Nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội qua đi
+ Hoàn cảnh bức bách: Nhiều người bị hoàn cảnh khó khăn ngã lòng
+ Điều kiện thuận lợi: nhiều người dùng cái thuận lợi để ăn chơi
+ Tài năng: mới chỉ là khả năng tiềm tàng, không tìm cách phát huy bị thui chột
– Tác giả kết luận: Rút cuộc mấu chốt của thành đạt của bản thân là ở chủ quan, tinh thần kiên trì, học tập không mệt mỏi
Bài 2 (trang 12 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Học qua loa, đối phó, gây nhiều tác hại
– Học đối phó, không lấy mục đích, xem việc học là việc phụ
– Học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử
– Dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng
Bài 3 (Trang 12 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Sách là kho tàng kinh nghiệm, trí tuệ của nhân loại, đọc sách là con đường chân chính mở rộng hiểu biết của con người nhưng không phải ai cũng hiểu và có được cách đọc sách đúng đắn. Việc đọc sách muốn hiệu quả cần phải biết cách chọn sách: sách thường thức và sách chuyên môn. Khi đọc, không phải chỉ lướt qua cho xong lượt mà cần có sự rèn luyện, có kế hoạch và phương pháp đọc thích hợp. Đọc sách không cần đọc nhiều, cốt đọc cho tinh, đọc cho kĩ, không đọc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống.
Bài 4 (trang 12 sgk ngữ văn 9)
Đoạn văn tham khảo:
Một trong những con đường tiếp thu tri thức khoa học nhân loại- con đường ngắn nhất là đọc sách. Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều bổ ích. Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những cuốn sách quan trọng mà đọc kỹ. Không chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc mở rộng những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. Khi đọc, không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm – tích luỹ – tưởng tượng”. Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống. Nhà văn M.Gorki từng nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”, vì vậy nếu không có sách lịch sử im lặng, văn chương câm điếc.