2.6. Ôn tập chương II
Nội dung chính
ÔN TẬP: ÔN TẬP CHƯƠNG II
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số.
2. Hàm số thường được cho bằng bảng hoặc bằng công thức.
3. Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x ; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ Oxy.
4. Hàm số có dạng y = ax + b với a ≠ 0 được gọi là hàm số bậc nhất đối với biến số x.
5. Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị của x và có tính chất:
Hàm số đồng biến trên R khi a > 0, nghịch biến trên R khi a < 0.
6. Góc α tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và trục Ox là góc tạo bởi tia Ax và tia AT, trong đó A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với trục Ox, T là điểm thuộc đường thẳng y = ax + b và có tung độ dương.
7. a được gọi là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0).
8. Với hai đường thẳng y = ax + b (d) và y = a’x + b’ (d’), trong đó a và a’ khác 0, ta có:
a ≠ a’ ⇔ (d) và (d’) cắt nhau;
a = a’ và b ≠ b’ ⇔ (d) và (d’) song song với nhau;
a = a’ và b = b’ ⇔ (d) và (d’) trùng nhau.
4
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Phương trình bậc nhất hai ẩn
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học ABC – toán cơ bản lớp X.
Chúc các em học tập hiệu quả!