Soạn văn: Những ngôi sao xa xôi
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Những ngôi sao xa xôi”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
Bố cục
– Phần 1: từ đầu… ngôi sao trên mũ : Phương Định kể về cuộc sống bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.
– Phần 2: tiếp … chị Thao bảo: Trong một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc.
– Phần 3: còn lại: Niềm vui của ba người trước cơn mưa rào đột ngột
Tóm tắt
Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường: Phương Định, Nho, chị Thao. Công việc của họ là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí bom và phá bom. Mặc dù công việc rất nguy hiểm nhưng họ vẫn làm với trách nhiệm cao cả và với một niềm say mê. Sau những lúc phá bom nguy hiểm và căng thẳng, họ trở lại cuộc sống hồn nhiên, mộng mơ, yêu đời và lạc quan trong hang đất tối tăm, ẩm ướt. Nho bị thương trong một lần phá bom và nhận được sự quan tâm chăm sóc của Phương Định và chị Thao.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Kể tóm tắt nội dung truyện.
Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
Trả lời:
– Tóm tắt nội dung truyện: Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường: Phương Định, Nho, chị Thao. Công việc của họ là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí bom và phá bom. Mặc dù công việc rất nguy hiểm nhưng họ vẫn làm với trách nhiệm cao cả và với một niềm say mê. Sau những lúc phá bom nguy hiểm và căng thẳng, họ trở lại cuộc sống hồn nhiên, mộng mơ, yêu đời và lạc quan trong hang đất tối tăm, ẩm ướt. Nho bị thương trong một lần phá bom và nhận được sự quan tâm chăm sóc của Phương Định và chị Thao.
– Truyện được trần thuật từ nhân vật Phương Định, một cô gái trong tổ trinh sát
– Nhân vật người kể chuyện này có vai trò tường thuật chi tiết, chân thực những khó khăn, nguy hiểm và tình đồng đội sự lạc quan của những cô gái phá bom.
Câu 2: Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?
Trả lời:
– Nét chung của ba cô gái: còn trẻ, nhưng đã biết gánh lấy trách nhiệm, yêu nước và sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì cách mạng. Họ là những cô gái dũng cảm, sống giản dị, lạc quan, hồn nhiên.
– Nét riêng :
+ Phương Định : cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, say mê ca hát.
+ Nho: ngây thơ, nhưng hết sức gan dạ, dù bị thương cũng không kêu la, không muốn đồng đội lo lắng cho mình.
+ Chị Thao : tổ trưởng, từng trải, cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị sợ máu, yêu thích ca hát mặc dù chị hát không hay.
Câu 3: Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.
Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:
– Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.
– Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.
– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.
Trả lời:
Tâm lí nhân vật Phương Định :
– Ở đầu truyện: là một cô gái khá, “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, yêu thích bản thân mình, “không săn sóc, vồn vã” khi được các anh pháo thủ và lái xe hỏi thăm.
– Trong một lần phá bom ở cuối truyện: làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm. Có nghĩ đến cái chết nhưng nó mờ nhạt không cụ thể bằng việc liệu mìn có nổ không, bom có nổ không. Bằng mọi cách phải làm được cho bom nổ. Hết lòng chăm sóc cho Nho khi cô bị thương. Không dám rơi một giọt nước mắt vì cho rằng như thế là tự nhục mạ.
– Cảm xúc trước trận mưa đá cuối truyện: hồn nhiên, vui thích cuống cuồng như trẻ con, nhớ về những kỷ niệm ở thành phố, về mẹ, những ngôi sao.
Câu 4: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?
Trả lời:
– Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, chân thật, gần với khẩu ngữ
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc
– Lựa chọn ngôi kể phù hợp
– Cách kể xen kẽ đoạn hồi ức với đoạn tả cảnh chiến đấu tạo ra những dư âm cho câu chuyện
Câu 5 : Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
Trả lời:
Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách, thậm chí là hi sinh tính mạng để phục vụ Tổ quốc. Họ còn là những cong người giàu tình yêu thương trước cuộc đời, luôn lạc quan, biết cách làm giàu có tinh thần của mình trước bom đạn của chiến tranh. Đặc biệt họ là những người chiến sĩ biết đoàn kết, tương trợ và yêu thương lẫn nhau.
Luyện tập
Câu 1:
Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ :
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Đồng chí (Chính Hữu), Khoảng trời – hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Gửi em cô thanh niên xung phong (Phạm Tiến Duật), Cô gái mở đường (Xuân Giao), …
Câu 2:
Nhân vật Phương Định trong truyện là một cô gái Hà Nội trẻ trung, hồn nhiên và đầy mơ mộng. Nhưng không vì thế mà cô trở nên yếu đuối. Cô thật gan dạ khi coi cái chết thật lờ mờ, thoáng qua khi hằng ngày cô luôn phải đối diện với tử thần. Công việc của cô nguy hiểm là vậy nhưng cô vẫn không dám nhận mình là người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất. Tình cảm của cô dành cho những người đồng đội của mình thật đẹp, thật cảm động. Cô hết lòng chăm sóc cho Nho, quan tâm đến mọi người một cách tỉ mỉ và hiểu nhau thông qua ánh mắt mà không cần lời nói.
2. SOẠN VĂN NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI HAY NHẤT
Soạn văn: Những ngôi sao xa xôi (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Bố cục
3 phần
– Phần 1 (từ đầu… ngôi sao trên mũ) : Phương Định kể về cuộc sống bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.
– Phần 2 (tiếp … chị Thao bảo) : Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc.
– Phần 3 (còn lại) : Sự lạc quan, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.
ND chính
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Kể tóm tắt nội dung truyện.
Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
Trả lời:
– Tóm tắt nội dung: Hai cô gái trẻ Định và Nho cùng Thao lớn tuổi hơn làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của ba mũi thanh niên xung phong này là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí của quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc đó hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút giây thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là yêu thương, gắn bó, chăm sóc nhau trong tình đồng đội.
– Như đã nói, truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất theo lời kể của nhân vật chính. Cách lựa chọn vai kể như thế không những phù hợp với nội dung tác phẩm mà còn thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm, những cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật.
Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?
Trả lời:
– Điểm chung của 3 cô gái: Đều còn rất trẻ (dễ xúc động, hay mộng mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm ngâm…,), đều có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm làm nhiệm vụ. Không sợ hi sinh, luôn gắn bó với đồng đội.
– Nét riêng:
+ Phương Định: cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố.
+ Nho: xinh xắn, hồn nhiên kiểu trẻ thơ, trong chiến đấu thì rất nhanh gọn, dù bị thương nhưng không rên la, không muốn đồng đội lo lắng.
+ Chị Thao: tổ trưởng, từng trải, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát.
Câu 3 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.
Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:
– Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.
– Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.
– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.
Trả lời:
– Phương Định ý thức được vẻ đẹp của bản thân, mến mộ những người “có ngôi sao trên mũ”.
– Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất: Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?
– Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
=> Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, xinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 4 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?
Trả lời:
– Về ngôn ngữ, ngôn ngữ trần thuật cúa truyện phù hợp với nhân vật kể chuyện: Phương Định, cô gái xung phong người Hà Nội ra chiến trường – đã khiến cho truyện có được một giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Hà Nội, trẻ trung và đặc biệt giàu chất nữ tính.
– Tác giả thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh thể hiện được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến tranh. Riêng các đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại gợi nhớ một thời tuổi nhỏ đã qua, một thời vô tư hồn nhiên và không khí bình yên trước chiến tranh.
Câu 5 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
Trả lời:
– Câu chuyện cho ta thấy tuổi trẻ thế hệ thanh niên kháng chiến chống Mĩ gặp nhiều gian lao, hiểm nguy nhưng ở họ vẫn luôn ngời sáng tinh thần tự do, dũng cảm, ngang tàng. Ở họ có sự kết hợp hoàn hảo giữa những phẩm chất anh hùng cao đẹp và tâm hồn sáng ngời của người bộ đội Cụ Hồ.
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 122 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ :
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Đồng chí (Chính Hữu), Khoảng trời – hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Gửi em cô thanh niên xung phong (Phạm Tiến Duật), Cô gái mở đường (Xuân Giao), …
Trả lời câu 2 (trang 122 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Học sinh trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Phương Định nhưng cần đảm bảo các ý sau:
– Phương Định là một có gái có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, nguy hiểm.
-> Phương Định là cô gái Hà Nội vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vào chiến trường, làm nhiệm vụ ở tổ đội trinh sát mặt đường.
-> Nhiệm vụ của cô: khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom, phải thường xuyên đối mặt với cái chết.
– Phương Định có vẻ ngoài xinh đẹp: hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, có cái nhìn xa xăm.
– Tâm hồn mơ mộng, hồn nhiên, yêu đời:
-> Phương Định thích ca hát, thích những bài dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng, thích Ca-chiu-sa,…
-> Vui vẻ trước cơn mưa đá.
– Tình cảm đồng đội, tình cảm chị em sâu sắc: Phương Định lo lắng và chăm sóc cho Nho khi Nho bị thương.
– Tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ:
-> Cảnh Phương Định phá bom: cô không hề run sợ khi đối mặt với quả bom chưa nổ.
-> Cái chết cũng không làm cô run sợ bằng việc không thể châm nổ quả bom.
Soạn văn: Những ngôi sao xa xôi (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Bố cục
– Phần 1 ( từ đầu … có ngôi sao trên mũ): cuộc sống, hoàn cảnh chiến đấu của ba cô gái trên tuyến đường Trường Sơn
– Phần 2 (tiếp… chị Thao bảo): Sự chăm sóc của hai người chị với Nho
– Phần 3 ( còn lại): thời gian nghỉ ngơi của ba cô gái.
Tóm tắt:
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch, ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí nổ, chưa nổ của bom mìn sau đó phá bom mìn và san lấp mặt đường. Cuộc sống của ba cô gái phải đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom, tuy khắc nghiệt, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, giàu cảm xúc và mơ mộng.
Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, theo lời của nhân vật Phương Định. Ngôi kể này giúp truyện có tính chân thực hơn. Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, xúc cảm của nhân vật.
Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Ba cô gái thanh niên xung phong yêu thương, đoàn kết với nhau:
– Cùng chung nhiệm vụ trinh sát mặt đường, đo đất đá cần san lấp, phá bom mìn
– Là những cô gái trẻ, giàu tinh thần, trách nhiệm với công việc, yêu thương đồng đội
– Chiến đấu dũng cảm, sống giản dị, lạc quan, thích ca hát, trêu đùa
∗ Điểm riêng, nét cá tính riêng của mỗi người
– Phương Định: con gái thành phố, đẹp, thích mơ mộng, hay hát
+ Nho thích thêu thùa, là người dũng cảm, kiên cường
+ Chị Thao là người từng trải, không còn hồn nhiên mơ mộng nhưng luôn khao khát tương lai thiết thực, bình tĩnh can đảm nhưng lại rất sợ máu
Câu 3 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Phương Định:
– Ý thức được vẻ đẹp của bản thân “một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh” đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm”
– Nhạy cảm nhưng chưa dành riêng tình cảm cho ai, cô không biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông tưởng chừng như kiêu kì
– Tâm lí nhân vật qua những lần phá bom được miêu tả chi tiết, tinh tế
+ Có thể quen với công việc nhưng mỗi lần phá bom đều là một lần thử thách với thần kinh
+ Cảm giác trở nên sắc nhọn hơn khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom, tiếp đó căng thẳng đợi chờ tiếng quả bom nổ
→ Ngòi bút của tác giả miêu tả chân thực, sinh động tâm lí nhân vật trong truyện. Cái nhìn và cách thể hiện con người thiên về cái trong sáng, tốt đẹp, hướng thiện
Câu 4 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
– Phương thức trần thuật: ngôi thứ nhất, chân thực, phù hợp với thế giới nội tâm đa dạng, sâu sắc của nhân vật
– Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí
– Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, lời kể theo nhịp, lúc nhanh, chậm
Câu 5 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Câu chuyện cho ta thấy tuổi trẻ thế hệ thanh niên kháng chiến chống Mĩ gặp nhiều gian lao, hiểm nguy nhưng ở họ vẫn luôn ngời sáng tinh thần tự do, dũng cảm, ngang tàng. Họ dũng cảm, không sợ cái chết, ở họ có tình yêu sâu đậm với quê hương, đất nước
Luyện tập
Bài 1 (trang 122 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Một số tác phẩm viết về thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
– Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
– Khoảng trời và hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ)
Bài 2 (trang 122 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Nhân vật Phương Định:
– Phương Định là cô gái Hà Nội vào chiến trường dữ dội, khốc liệt
+ Vào chiến trường ba năm quen với thử thách, hiểm nguy, một ngày đối diện với cái chết nhưng ở cô không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng
+ Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ trinh sát, dành tình cảm đặc biệt cho những người chiến sĩ cô gặp hằng đêm trên trọng điểm con đường vào mặt trận
+ Cô ý thức được vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn của mình
+ Những lần phá bom, mặc dù không khí chứa đựng sự căng thẳng, nhưng Phương Định vẫn dũng cảm, hành động phá bom dứt khoát, dũng cảm
– Là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, luôn nhớ và yêu Hà Nội
→ Phương Định là cô gái trẻ, cá tính, có lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao với công việc
Ý nghĩa – Giá trị
– Về nội dung: Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm và cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
– Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, cùng cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ trẻ trung và sinh động đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng.