Soạn văn: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
MB: Giới thiệu về bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt cùng ý nghĩa sưởi ấm tình người, sưởi ấm tình bà cháu và đặc biệt là sưởi ấm một đời ở trong bài.
TB:
– Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong bài là: “Một bếp lửa”.
+ chờn vờn sương sớm
+ ấp iu nồng đượm
+ Bếp lửa hiện lên hình ảnh người bà ấm áp và “cháu thương bà biết mấy nắng mưa” – tình cảm của cháu với người bà tần tảo.
⇒ Như một sự giới thiệu và cũng là hình ảnh luôn thường trực trong tâm trí nhà thơ, nó luôn đc đặt lên hàng đầu khiến nhà thơ bật lên điều đó một cách mạnh mẽ.
– Rồi từ những hồi ức về người bà đáng kính, nhà thơ nhớ về những kỉ niệm sâu sắc của mình thuở nhỏ.
“…Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.
+ Những khó khăn, vất vả, những điều mà bà làm cho cháu trong khoảng thời gian đó. (“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói … Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”).
+ Hiện về một cách rõ nét và với 1 cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ.
⇒ Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, lo lắng hết mực cho con cháu, dù trong cảnh nhà khó khăn vất vả – ăn ko đủ no, mặc ko đủ ấm nhưng bà vẫn cố gắng chăm sóc chu đáo cho đứa cháu, những kỉ niệm đó hiện về trong lòng nhà thơ và nó đc tuôn trào một cách mạnh mẽ, dâng tràn xúc cảm.
– “Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
Tình bà cháu được hiện lên rõ nét nhất, bà luôn bên cạnh cháu, luôn dành cho cháu những tình cảm ấm áp nhất, bà như 1 bếp lửa ấm áp, luôn mang đến cho cháu niềm tin dai dẳng, niềm tin cho đứa cháu của bà.
– Và khi cháu đã đi xa, cháu vẫn nhớ đến bà, nhớ đến con người đã nhen nhóm cho cháu ngọn lửa của tình thân, ngọn lửa của sự ấm áp, ngọn lửa của tình bà cháu, ngọn lửa của nồi cơm ấm nóng, ngọn lửa của niềm tin, và ngọn lửa của tấm lòng bà đối với cháu.
– Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt trong toàn bài thơ, bếp lửa và bà luôn ở bên cạnh cháu.
⇒ Bếp lửa không chỉ sưởi ấm cho đứa cháu nhỏ trong những lúc lạnh lẽo nhất, khó khăn nhất, mà bếp lửa luôn ở cạnh bên, luôn đem đến cho con người ta một tình cảm ấm áp nhất, đi suốt cuộc đời cháu và sẽ mãi là niềm tin , là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời cháu – người bà thân yêu.
KB: Khẳng định lại vấn đề “bếp lửa sưởi ấm một đời” con người.
2. SOẠN VĂN LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ HAY NHẤT
Soạn văn: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 9 tập 2)
Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản ở từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài
Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 9 tập 2)
Lập dàn ý:
– Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt nội dung cảm xúc của bài thơ và hình ảnh bếp lửa.
– Thân bài:
+ Bếp lửa xuất hiện với hình ảnh “chờn vờn sương sớm”, “ấp iu nồng đượm” là những hình ảnh thân thuộc bắt đầu gợi lên những kỉ niệm xa xưa.
+ Những kỉ niệm về tình bà cháu: những khó khăn của tuổi thơ, những gian khó của cuộc sống, những hi sinh lớn lao của bà.
+ Nhắc đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và ngược lại khi nghĩ về bà, cháu luôn nhớ tới hình ảnh bếp lửa thân yêu: bếp lửa là hiện thân của tình thương, đức hi sinh của bà.
+ Lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
+ Bếp lửa trở thành điểm tựa, theo cháu đi suốt cuộc đời.
=> Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bài, chính là hiện thân cho tình yêu, là chứng nhân cho quá khứ nghĩa tình, là động lực để người cháu lớn lên và mang theo những khát vọng đẹp.
– Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời; liên tưởng đến tình cảm gia đình của bản thân.
Soạn văn: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
I, Chuẩn bị ở nhà
Câu 1.
Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản ở từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài
Câu 2.
Đề bài: “Bếp lửa sưởi ấm một đời”
Mở bài: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
– Dẫn dắt vấn đề, câu nói “bếp lửa sưởi ấm một đời” vào, đưa ra nhận định
Thân bài
a, Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ
– Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” có thật gợi nhớ tới bếp lửa “ấp iu” bà từng nhóm, đánh thức dòng hồi tưởng của người cháu
– Gợi lên hình ảnh nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà hai bà cháu trải qua
– Bằng giọng kể nhỏ nhẹ, tâm tình, làm người cháu miên man trong cảm xúc nhớ bà
⇒ Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà
b, Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa
– Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống
– Hình ảnh người bà : người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, sức sống tới các thế hệ
– Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng
c, Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa
– Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà
– Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn những tình cảm kính trọng, biết ơn, nỗi nhớ thương da diết
Kết bài
Khẳng định bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa là tình yêu thương, sự chăm sóc tần tảo của bà khiến cho người cháu dù xa vẫn nhớ thương về bà