Soạn văn: Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Tổng kết phần văn bản nhật dụng”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Khái niệm văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng không phải là kiểu văn bản. Trong chương trình đã học 6 phương thức biểu đạt, ứng với sáu kiểu văn bản là: tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Văn bản nhật dụng chỉ tính chất cập nhật, gần gũi, bức thiết đối với đời sống. Đó là những vấn đề thường được nhắc đến trên báo chí, các phương tiện truyền thông hằng ngày. Ví dụ như tệ nạn xã hội, các quyền trẻ em, vấn đề môi trường, …Văn bản nhật dụng do đó bao gồm nhiều kiểu văn bản, nhiều thể loại khác nhau: truyện, kí, thơ, văn nghị luận.
Nội dung các văn bản nhật dụng đã học
Lớp 6
Tên văn bản | Tác giả | Nội dung | Hình thức thể hiện |
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử | Thuý Lan | Di tích lịch sử | Tự sự, miêu tả và biểu cảm |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ | Xi-át-tơn | Quan hệ giữa thiên nhiên và con người | Nghị luận và biểu cảm |
Động Phong Nha | Trần Hoàng | Danh lam thắng cảnh | Thuyết minh và miêu tả |
Lớp 7
Tên văn bản | Tác giả | Nội dung | Hình thức thể hiện |
Cổng trường mở ra | Lí Lan | Giáo dục | Tự sự và biểu cảm |
Mẹ tôi | Ét-môn-đô đơ A-mi-xi | Vai trò của người phụ nữ | Tự sự |
Cuộc chia tay của những con búp bê | Khánh Hoài | Mái ấm gia đình | Tự sự và miêu tả |
Ca Huế trên sông Hương | Hà ánh Minh | Văn hoá | Thuyết minh và miêu tả |
Lớp 8
Tên văn bản | Tác giả | Nội dung | Hình thức thể hiện |
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 | Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội | Môi trường | Nghị luận |
Ôn dịch, thuốc lá | Nguyễn Khắc Viện | Tệ nạn ma tuý, thuốc lá | Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm |
Bài toán dân số | Thái An | Dân số và tương lai loài người | Nghị luận |
Lớp 9
Tên văn bản | Tác giả | Nội dung | Hình thức thể hiện |
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình | G.G.Mác-két | Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh | Nghị luận và biểu cảm |
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em | Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em | Quyền trẻ em | Nghị luận |
2. SOẠN VĂN TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG HAY NHẤT
Soạn văn: Tổng kết phần văn bản nhật dụng (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
I- KHÁI NIỆM VĂN BẢN NHẬT DỤNG
– Khái niệm: Văn bản nhật dụng không phải là kiểu loại riêng (miêu tả, tự sự, biểu cảm…) gồm nhiều kiểu văn bản.
– Văn bản nhật dụng chỉ tính chất cập nhật, gần gũi, bức thiết với đời sống. Đó là những vấn đề được nhắc đến trong báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông hằng ngày.
II- NỘ DUNG CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG ĐÃ HỌC
Lớp | Tên văn bản | Tác giả | Nội dung | Hình thức thể hiện |
6 | Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử | Thuý Lan | Di tích lịch sử | Tự sự, miêu tả và biểu cảm |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ | Xi-át-tơn | Quan hệ giữa thiên nhiên và con người | Nghị luận và biểu cảm | |
Động Phong Nha | Trần Hoàng | Danh lam thắng cảnh | Thuyết minh và miêu tả | |
7 | Cổng trường mở ra | Lí Lan | Giáo dục | Tự sự và biểu cảm |
Mẹ tôi | Ét-môn-đô đơ A-mi-xi | Vai trò của người phụ nữ | Tự sự | |
Cuộc chia tay của những con búp bê | Khánh Hoài | Mái ấm gia đình | Tự sự và miêu tả | |
Ca Huế trên sông Hương | Hà Ánh Minh | Văn hoá | Thuyết minh và miêu tả | |
8 | Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 | Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội | Môi trường | Nghị luận |
Ôn dịch, thuốc lá | Nguyễn Khắc Viện | Tệ nạn ma tuý, thuốc lá | Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm | |
Bài toán dân số | Thái An | Dân số và tương lai loài người | Nghị luận | |
9 | Phong cách Hồ Chí Minh | Lê Anh Trà | Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và hội nhập với thế giới | Nghị luận |
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình | G.G.Mác-két | Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh | Nghị luận và biểu cảm | |
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em | Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em | Quyền trẻ em | Nghị luận |
III-HÌNH THỨC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
– Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng.
– Giống như các tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục.
IV-MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
– Bên cạnh việc đọc sách chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến các loại chú thích về sự kiện
– Tạo thói quen liên hệ với vấn đề được đặt ra trong cuộc sống.
– Cần có quan điểm riêng, và mỗi trường hợp cụ thể, còn có những đề xuất những kiến nghị và giải pháp.
– Hình thức văn bản nhật dụng đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương pháp biểu đạt.
Soạn văn: Tổng kết phần văn bản nhật dụng (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
I, Khái niệm văn bản nhật dụng
Khái niệm: Văn bản nhật dụng không phải là kiểu loại riêng (miêu tả, tự sự, biểu cảm…) gồm nhiều kiểu văn bản.
Thông thường: đơn, thư, nhật kí, biên bản, ghi chép cá nhân, văn nghị luận, thơ…
Văn bản nhật dụng chỉ tính chất cập nhật, gần gũi, bức thiết với đời sống. Đó là những vấn đề được nhắc đến trong báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông hằng ngày
II, Nội dung các văn bản đã học
– Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử (Thúy Lan): tự sự, miêu tả, biểu cảm
– Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tơn): Nghị luận và biểu cảm
– Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Trần Hoàng): Thuyết minh, miêu tả
– Cổng trường mở ra (Lí Lan): Tự sự và biểu cảm
– Mẹ tôi (Ét- môn-đô A-mi-xi: Tự sự
– Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài): Tự sự và miêu tả
– Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh): Thuyết minh và miêu tả
– Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 (Sở khoa học – Công nghệ Hà Nội): Nghị luận
– Ôn dịch, thuốc lá (Nguyễn Khắc Viện): Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm
– Bài toán dân số (Thái Lan): Nghị luận
– Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Mác-két): Nghị luận và biểu cảm
– Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em): Nghị luận
III, Hình thức văn bản nhật dụng
Trình bày dưới dạng hình thức văn bản đa dạng:
+ Tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu
+ Thư
+ Bút kí, hồi kí
+ Thông báo, công bố, xã luận
– Một số văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt
+ Tự sự với miêu tả
+ Thuyết minh với miêu tả
+ Tự sự, miêu tả với biểu cảm
+ Nghị luận với biểu cảm
+ Thuyết minh, nghị luận với biểu cảm
IV, Một số phương pháp học văn nhật dụng
– Bên cạnh việc đọc sách chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến các loại chú thích về sự kiện
– Tạo thói quen liên hệ với vấn đề được đặt ra trong cuộc sống
– Mỗi học sinh cần có kiến giải riêng, quan điểm riêng, và mỗi trường hợp cụ thể, còn có những đề xuất những kiến nghị và giải pháp
– Hình thức văn bản nhật dụng đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương pháp biểu đạt