Soạn văn: Ôn tập về thơ
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Ôn tập về thơ”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN ÔN TẬP VỀ THƠ
Câu 1:
Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đă học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:
Trả lời:
Số TT | Tên bài thơ – Tác giả | Năm sáng tác và thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
1 | Đồng chí – Chính Hữu | 1948 – tự do | Tình đồng chí đẹp của những người lính cùng cảnh ngộ, cùng lí tưởng | Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thật, cô đọng và biểu cảm |
2 | Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật | 1969 – tự do | Hình ảnh chiếc xe trong bão đạn và người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm | Hình ảnh hiện thực sinh động, giọng điệu khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ |
3 | Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận | 1958 – thơ bảy chữ | Cảm xúc về cuộc sống mới trước bức tranh đẹp, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động theo hành trình ra khơi | Hình ảnh đẹp, rộng lớn, tráng lệ và sáng tạo, giàu sức liên tưởng, âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan |
4 | Bếp lửa – Bằng Việt | 1963 – bảy chữ kết hợp tám chữ | Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, tình cảm người cháu và bếp lửa | Kết hợp biểu cảm, miêu tả, bình luận, hình ảnh bếp lửa sáng tạo |
5 | Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm | 1971 – thơ bảy chữ | Tình thương con của người mẹ Tà-ôi gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng tương lại | Lời thơ nhẹ nhàng như lời ru, giọng điệu ngọt ngào và trìu mến |
6 | Ánh trăng – Nguyễn Duy | 1978 – năm chữ | Ánh trăng gợi lại những năm tháng đã qua của một đời lính, nhắc nhở thái độ sống thủy chung, tình nghĩa | Hình ảnh bình dị, giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ |
7 | Con cò – Chế Lan Viên | 1962- tự do | Từ hình tượng con cò và lời ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru với mỗi người | Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao |
8 | Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải | 1980 – tự do | Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên và đất nước, ước nguyện góp mình vào cuộc đời chung | Hình ảnh đẹp giản dị, lời thơ có nhạc điệu trong sáng, so sánh, ẩn dụ sáng tạo |
9 | Viếng lăng Bác – Viễn Phương | 1976 – tám chữ | Lòng thành kính và nỗi xúc động của nhà thơ với Bác trong một lần ra thăm lăng Bác | Giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm |
10 | Sang thu – Hữu Thỉnh | sau 1975 – năm chữ | Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước thời điểm giao mùa hạ sang thu | Hình ảnh thiên nhiên đẹp được cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế |
11 | Nói với con – Y Phương | sau 1975 – tự do | Sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc | Cách nói giàu hình ảnh, cụ thể mà gợi cảm, ý nghĩa sâu xa |
Câu 2: Các tác phâm thơ thống kê ở trên đều là thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn dưới đây:
a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
b) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964).
c) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975).
d) Giai đoạn từ sau 1975.
Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?
Trả lời:
Sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học theo giai đoạn lịch sử:
– 1945-1954: Đồng chí
– 1954-1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
– 1964-1975: Bài thơ vể tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
– Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
Các tác phẩm đã thể hiện cuộc sống đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người
– Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ gian khổ, trường kì, vẻ vang: Đồng chí, Tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ
– Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người: Đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Con cò
– Tình yêu quê hương đất nước
– Tình đồng chí, đồng đội, lòng kính yêu thương nhớ và biết ơn Bác
– Tình cảm mẹ con cha con, bà cháu gần gũi, thiêng liêng, bền chặt
Câu 3: Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện của tình cảm mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.
Trả lời:
Điểm chung
– Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, cao cả
– Sử dụng lời hát ru, lời của con nói với mẹ
Điểm riêng
– Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Sự thống nhất gắn bó tình yêu thường con với tình yêu nước, trung thành với cách mạng của người mẹ Tà-ôi.
– Con cò: Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru phát triển ca ngợi tình mẹ con, ý nghĩa lời hát ru với cuộc sống
– Mây và sóng: Hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu thương mẹ của em bé.
Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.
Trả lời:
Hình ảnh người lính và tình đồng đội
– Tình đồng chí đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng của những người lính nông dân nghèo
– Tinh thần lạc quan, bình tĩnh tư thế hiên ngang, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc
– Tâm sự của người lính sau chiến tranh: gợi nhớ kỉ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đất nước, đồng đội
Câu 5: Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).
Trả lời:
Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ
– Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp lãng mạn, nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng, tưởng tượng bay bổng. Giọng thơ tươi vui, khỏe khoắn.
– Đồng chí: Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc. Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo
– Ánh trăng: Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả. Lời tự tình độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình. Hình ảnh đặc sắc: Ánh trăng im phăng phắc
– Con cò: Bút pháp dân tộc hiện đại, Phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời ru thành biểu tượng cho tình mẹ con và ý nghĩa của khúc hát ru.
– Mùa xuân nho nhỏ: Bút pháp hiện thực, lãng mạn, chất Huế đậm đà.
Câu 6:
Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
Trả lời:
Phân tích khổ 4,5 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
2. SOẠN VĂN ÔN TẬP VỀ THƠ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN ÔN TẬP VỀ THƠ HAY NHẤT
Soạn văn: Ôn tập về thơ (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 89 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đă học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:
Trả lời:
Tên bài thơ | Tác giả | Năm sáng tác | Thể thơ | Tóm tắt nội dung | Đặc sắc nghệ thuật |
Đồng chí | Chính Hữu | 1948 | Tư do | Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện tự nhiên bình dị và sâu sắc góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội Cụ Hồ | chi tiết hình ảnh ngôn từ giản dị chân thực có cô động giàu sức biểu cảm |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Phạm Tiến Duật | 1969 | Tự do | Qua hình ảnh độc đáo xe không kính, khắc họa nêu bật hình ản của những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ hiên ngang, dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam | chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu thơ khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ |
Đoàn thuyền đánh cá | Huy Cận | 1958 | Bảy chữ | những bức tranh đẹp rực rỡ, hoành tráng về thiên nhiên vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình ra khơi của Đoàn thuyền, thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới | nhiều hình ảnh đẹp hoành tráng được sáng tạo, liên tưởng và tưởng tượng, âm hưởng lạc quan khỏe khoắn |
Bếp lửa | Bằng Việt | 1963 | Tự do | những kỉ niệm về bà và tình bà cháu đầy xúc động cho thấy lòng yêu kính của cháu đối với bà, đối với gia đình và đất nước | kết hợp miêu tả, bình luận và biểu cảm, sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà |
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Nguyễn Khoa Điềm | 1971 | Tự do | thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà Ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai | khai thác âm điệu lời ru trìu mến, ngọt ngào |
Ánh trăng | Nguyễn Duy | 1978 | Năm chữ | từ hình ảnh vầng trăng trong thành phố gợi lại quá khứ chiến đấu gian khổ của người lính gắn với thiên nhiên đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thủy chung | hình ảnh mộc mạc mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ mà sâu lắng |
Con cò | Chế Lan Viên | 1962 | Tự do | từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người | vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao |
Mùa xuân nho nhỏ | Thanh Hải | 1980 | Năm chữ | Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào cuộc đời chung | Nhạc điệu trong sáng tha thiết gắn với dân ca, hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo |
Viếng lăng Bác | Viễn Phương | 1976 | Tám chữ | Lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra thăm lăng Bác | giọng điệu trang trọng mà tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ, đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc |
Sang thu | Hữu Thỉnh | Sau 1975 | Năm chữ | Biến chuyển của đất trời lúc giao mùa từ hạ vào thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ | hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh tế, nhạy bén ngôn từ chính xác, gợi cảm |
Nói với con | Y Phương | Sau 1975 | Tự do | bằng lời trò chuyện với con, thể hiện niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc | cách nói chuyện giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm và gợi ý nghĩa sâu xa |
Câu 2 (trang 89 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Các tác phâm thơ thống kê ở trên đều là thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn dưới đây:
a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
b) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964).
c) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975).
d) Giai đoạn từ sau 1975.
Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?
Trả lời:
Sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học theo giai đoạn lịch sử:
– 1945-1954: Đồng chí
– 1954-1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
– 1964-1975: Bài thơ vể tiểu dội xe không kính, Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ.
– Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
Các tác phẩm thơ kể trên đã thể hiện hình ảnh đất nước và con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám qua nhiều giai đoạn:
* Hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mĩ gian khổ nhưng dũng cảm, anh hùng.
* Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những mối quan hệ tốt đẹp của con người.
– Đặc biệt là đã thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động, thay đổi lớn lao sâu sắc
+ Yêu nước, yêu quê hương.
+ Tình đồng chí, gắn bó với cách mạng, yêu kính Bác Hồ.
+ Tình mẹ con, bà cháu…
Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện của tình cảm mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.
Trả lời:
– Giống nhau: Các bài thơ đều ngợi ca tình mẹ con thắm thiết rất đỗi thiêng liêng, đều vận dụng lời ru, điệu ru con của người mẹ.
– Khác nhau:
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thể hiện sự gắn bó, thống nhất tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó thủy chung với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ Tà ôi trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, ác liệt ở chiến khu Tây Thừa Thiên thời chống Mĩ.
+ Con cò khai thác phát triển từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
+ Mây và sóng của Ta-go hóa thân vào lời trò chuyện hết sức hồn nhiên, ngây thơ của chú bé với mẹ để thê hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với trẻ thơ là vẻ đẹp, là niềm vui, là sự hấp dẫn sâu xa, bất tận hơn hết thảy mọi sự hấp dẫn khác trong vũ trụ này.
Câu 4 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.
Trả lời:
– Giống nhau: Đều viết về người lính cách mạng với những vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn nhưng ba bài thơ.
– Khác nhau:
+ Đồng chí là hình ảnh của những người lính ở thời kì đầu cuộc kháng Pháp. Họ xuất thân từ nông dân, nơi những làng quê nghèo khó, đã tự nguyện và hăng hái lên đường chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng một cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn và nhất là cùng một lí tưởng chiến đấu. Bài thơ thể hiện đặc sắc vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ớ người lính cách mạng.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ. Họ rất dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, hiên ngang tiến tới với niềm lạc quan và ý chí kiên cường. Một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ.
+ Ánh trăng nói về nghĩ suy của người lính khi đã đi qua rồi cuộc chiến tranh nay sống êm ấm trong thành phố, trong hòa bình. Bài thơ này gợi lại bao kỉ niệm đã qua gắn bó người lính với đồng đội, với đất nước trong những ngày tháng cũ gian lao để từ đó nhắc nhớ về đạo lí nghĩa tình thủy chung sau trước.
Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).
Trả lời:
So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ:
+ Bài Đoàn thuyền đánh cá chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng phóng đại.
+ Ánh trăng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng.
+ Mùa xuân nho nhỏ: Sử dụng hình tượng thơ đẹp, giàu hình ảnh, nhạc điệu, bộc lộ cái “tôi”.
+ Con cò: bút pháp tượng trưng chủ yếu, vận dụng lời ru và hình ảnh con cò ca dao.
Câu 6 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
Trả lời:
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ.
Soạn văn: Ôn tập về thơ (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Câu 1:
Lập bảng thống kê
STT | Tên bài thơ | Tác giả | Năm sáng tác | Thể thơ | Tóm tắt nội dung | Đặc sắc nghệ thuật |
1 | Đồng chí | Chính Hữu | 1948 | Tự do | Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội và sự gắn bó, chia ngọt sẻ bùi giữa những người lính chiến. | Hình ảnh giản dị, chân thực
Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm |
2 | Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Phạm Tiến Duật | 1969 | Tự do | Từ hình tượng những chiếc xe không kính, tác giả khắc họa rõ nét hình tượng những người lính lái xe Trường Sơn ngang tàng, tếu táo, dũng cảm. | Chất liệu hiện thực sinh động
Giọng khỏe khoắn, tươi vui. |
3 | Đoàn thuyền đánh cá | Huy Cận | 1958 | Tự do | Bức tranh rộng lớn về thiên nhiên, vũ trụ và hình ảnh người lao động hăng say đánh cá thể hiện niềm say mê, hứng khởi của tác giả trước thời đại mới. | Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, huyền ảo được sáng tạo liên tưởng, mang âm điệu khỏe khoắn, tươi vui |
4 | Bếp lửa | Bằng Việt | 1963 | Tự do | Những kỉ niệm cảm động về tình bà cháu qua hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. | – Hình ảnh thân thuộc có tính biểu tượng.
– Ngôn từ giàu sức gợi tả, biểu cảm |
5 | Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Nguyễn Khoa Điềm | 1971 | Tự do | Hình ảnh người mẹ Tà- ôi thương con, yêu nước. Tinh thần chiến đấu quật cường. | – Âm hưởng khúc hát ru ngọt ngào, nghĩa tình |
6 | Ánh trăng | Nguyễn Duy | 1978 | Năm chữ | Từ hình ảnh vầng trăng, gợi nhắc người lính nhớ về quá khứ. Hình ảnh vầng trăng nghĩa tình, thủy chung. | Hình ảnh có tính biểu tượng
– Ngôn ngữ chọn lọc, gợi hình gợi cảm |
7 | Viếng lăng bác | Viễn Phương | 191976 | Tám chữ | Niềm xúc động, biết ơn khi được tới lăng viếng Bác | Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng
– Giọng thiệu tha thiết, trầm buồn |
8 | Mùa xuân nho nhỏ | Thanh Hải | 1980 | Năm chữ | Khát vọng được sống, cống hiến, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân to lớn của dân tộc, đất nước | Bài thơ giàu chất nhạc, hình ảnh đẹp, giản dị, giàu sức biểu cảm, có tính ẩn dụ |
9 | Con cò | Chế Lan Viên | 1962 | Tự do | Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp được thể hiện qua hình tượng con cò | Vận dụng sáng tạo hình ảnh của ca dao, điệu ru vào trong thơ |
10 | Nói với con | Y Phương | Sau 1975 | Tự do | Bằng lời trò chuyện với con người cha muốn con ghi nhớ cội nguồn sinh dưỡng của mình, và lấy quê hương làm điểm tựa tinh thần, sống kiên cường | Lời thơ mộc mạc chân thực, hình ảnh có tính biểu tượng |
11 | Sang thu | Hữu Thỉnh | 1973 | Năm chữ | Khoảnh khắc giao mùa rõ rệt. Sự biến chuyển này được tác giả gợi lên bằng cảm nhận tinh tế. | Hình ảnh thiên nhiên đất trời sang thu đẹp, ấn tượng, giàu sức biểu cảm. |
12 | Mây và sóng | R. Ta-go | 1909 | Tự do | Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt | Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng |
Câu 2 (trang 89 sgk ngữ văn 9 tập 2)
– Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1945- 1954): Đồng chí
a, Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1969): Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, con cò
b, Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975): bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
c, Giai đoạn từ năm sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu
– Các tác phẩm tái hiện lại con người, đất nước Việt suốt thời kì lịch sử
+ Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng kiên cường, anh dũng
+ Công cuộc lao động, xây dựng đất nước trong thời đại mới
– Các tác phẩm thơ thể hiện tâm tư, tình cảm, tâm hồn của con người trong thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc
+ Tình cảm yêu nước, tình quê hương
+ Tình đồng chí, đồng đội, tinh thần cách mạng, lòng yêu kính Bác Hồ
+ Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với tình cảm chung rộng lớn
Câu 3 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Hai bài thơ: ” Khúc hát ru” và ” Con cò” đều đề cặp đến tình mẹ con: ca ngợi tình mẫu tử, thông qua điệu hát ru, mỗi bài thơ lại có nội dung độc đáo riêng
+ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” : Tình mẫu tử gắn liền với tình yêu đất nước, dân tộc
+ “Con cò” : khai thác và phát triển hình tượng con cò trong ca dao, dân ca để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, sự trở che của người mẹ đối với con
+ Hai bài thơ trên với bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go: cuộc trò chuyện cùng mây và sóng, thể hiện được sự ngây thơ, hồn nhiên và tình yêu thương mẹ thắm thiết.
Câu 4 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Bài thơ: đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, và ánh trăng cùng viết về người lính cách mạng với nét đẹp trong tâm hồn, mỗi bài kết thúc những nét riêng và đặt trong hoàn cảnh khác nhau
– Đồng chí: Người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, chung nguồn gốc xuất thân và cảnh ngộ, từ đó gắn kết tạo nên sức mạnh tình đồng chí
– Bài thơ tiểu đội xe không kính: Hình ảnh người lái xe tiêu biểu cho thế hệ trẻ lạc quan, dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường
– Ánh trăng: suy ngẫm của người lính đi qua chiến tranh, sống giữa sự hiện đại tiện nghi thời bình rồi lãng quên quá khứ. Bài thơ nhắc nhở đạo lí sống nghĩa tình, thủy chung
Câu 5 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Bút phát xây dựng bài thơ:
– Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp lãng mạn tượng trưng
– Đồng chí: bút pháp tả thực, hình ảnh lãng mạn cuối bài ” đầu súng trăng treo” cuối bài có tính lãng mạn nhưng cũng xuất phát từ tính hiện thực
– Tiểu đội xe không kính: bút pháp tả thực qua hình ảnh cụ thể, chân thực những chiếc xe không kính.
– Ánh trăng Nguyễn Duy: đưa vào nhiều hình ảnh, chi tiết thực, bình dị, bằng bút pháp gợi tả, khái quát biểu tượng
Câu 6 (trang 90 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Phân tích một khổ thơ bất kì :
Đoạn văn tham khảo (khổ thơ cuối bài Sang thu) :
Khổ thơ cuối bài Sang thu, hình ảnh mùa thu đậm nét hơn, nhà thơ cảm nhận bằng kinh nghiệm và suy tư sâu lắng chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ đầu :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Vẫn là nắng mưa sấm chớp như mùa hạ nhưng mức độ lại khác nhau, mức độ giảm dần, nhạt dần. Hai dòng thơ cuối bài là một hình ảnh đẹp, sấm là âm thanh của những cơn mưa dông thường có ở mùa hạ, không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Hình ảnh sấm cũng mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ sự bất thường trong cuộc đời, những khó khăn trắc trở mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây nhìn đã đứng tuổi, từ hình ảnh thực của thiên nhiên, tác giả đã gợi ý nghĩa sâu xa hơn hàng cây đứng tuổi – chỉ những con người từng trải, những con người ấy sẽ vững vàng hơn trước khó khăn, giông bão của cuộc đời.