Soạn văn: Tiếng nói của văn nghệ
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Tiếng nói của văn nghệ”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ SIÊU NGẮN
Bố cục
– Phần 1: từ đầu … cách sống của tâm hồn: Nội dung của văn nghệ
– Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
Soạn bài
Câu 1: Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận.
Trả lời:
– Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
– Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
– Nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.
Câu 2: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
Trả lời:
– Là nơi gửi gắm tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với những vấn đề trong cuộc sống
– Tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức người đọc, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
– Phản ánh thực tại cuộc sống xã hội đương thời
Câu 3: Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Trả lời:
– Văn nghệ có sức mạnh to lớn trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống con người
– Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú và đầy đủ những thất tình lục dục
– Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống vất vả của con người thêm tươi mát, giàu ý nghĩa, tiếp thêm niềm tin, động lực cho con người
– Văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân sao cho phù hợp với đạo đức xã hội
Câu 4: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)
Trả lời:
Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệ thuật hóa, nên nó vừa cụ thể vừa sinh động, lắng sâu và kín đáo không lộ liễu, khô khan, áp đặt, mệnh lệnh. Do đó, để tiếp cận được văn nghệ, chúng ta cần đọc cái ý tại ngôn ngoại, cái ngân nga ngoài lời, cái ẩn giấu qua từng con chữ, cái khoảng trống giữa những dòng thơ. Có như vậy, chúng ta mới hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Câu 5: Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế…)
Trả lời:
– Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
– Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế.
– Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng.
Luyện tập
Mỗi tác phẩm văn nghệ là tiếng lòng của người nghệ sĩ, nói lên tâm tư tình cảm của tác giả. Trong những tác phẩm văn học mà tôi từng đọc có lẽ tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm văn học mà tôi thích. Nguyễn Dữ đã khiến người đọc như tôi có cái nhìn, sự đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội xưa. Ở họ dù có nhan sắc, đức hạnh đến đâu, nhưng dưới chế độ phong kiến họ không có tiếng nói, họ không được làm chủ. Họ cam chịu, họ hi sinh, nhưng cuối cùng vẫn bị nghi ngờ về phẩm hạnh. Chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ mà bị chồng nghi ngờ, sỉ nhục, bị đẩy đến chỗ chọn cái chết để giãi bày tấm lòng thanh bạch. Truyện cũng đề cao ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
2. SOẠN VĂN TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ HAY NHẤT
Soạn văn: Tiếng nói của văn nghệ (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận.
Trả lời:
Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:
– Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
– Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
– Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.
Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
Trả lời:
Nội dung chủ yếu của văn nghệ:
– Mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn, tình cảm của người nghệ sĩ
– Tập trung khám phá chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ về tính cách, số phận
– Tác phẩm phản ánh đời sống khách quan không phải sự sao chép, nó phản ánh cách nhìn, cách đánh giá, tư tưởng của người nghệ sĩ
– Có tính giáo dục, tác động mạnh tới người đọc bởi những tình cảm sâu sắc, buồn vui, nghệ sĩ
– Khiến ta rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, lối sống, quan điểm
– Có sức lan tỏa mạnh mẽ, có tính giáo dục
Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Trả lời:
Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
– Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.
– Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
– Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.
Câu 4 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)
Trả lời:
Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là con đường mà nó đến với người đọc, người nghe:
– Văn nghệ giúp con người sống đầy đủ hơn, là sợi dây gắn kết con người với thế giới bên ngoài
– Văn nghệ góp phần làm đời sống thêm đẹp đẽ, đáng yêu, giúp con người thấy yêu cuộc sống, biết rung cảm trước cái đẹp
Câu 5 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế…)
Trả lời:
– Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.
– Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
– Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
Luyện tập
Mỗi tác phẩm văn nghệ đến với bạn đọc đều mang trong mình một sứ mệnh cao cả. Trong những tác phẩm văn học mà em từng đọc, để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn đã khiến em hiểu ra những nỗi đau của chiến tranh trong quá khứ đã gây nên bao đau thương cho những đồng bào vô tội, làm chảy bao nhiêu máu của người ra đi và nước mắt của người ở lại. Đặc biệt, tác phẩm gây xúc động bởi tình cảm cha con thiêng liêng của người lính. Truyện khiến em trân quý thêm tình cảm gia đình, trân quý bầu trời hòa bình của ngày hôm nay và thêm biết ơn quá khứ với những nỗi đau của cha ông đã đổi lấy cho chúng em cuộc sống của ngày hôm nay.
Bố cục: 2 phần
– Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
– Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.
Soạn văn: Tiếng nói của văn nghệ (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Bố cục:
– Phần 1 (từ đầu …cách sống của tâm hồn) : Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
– Phần 2 (còn lại) : Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con người.
Câu 1 (Trang 16 sgk ngữ văn 9 tập 2)
– Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm logic, mạch lạc, vừa có sự tiếp nối bổ sung, giải thích cho nhau
– Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ
– Tiếng nói của văn nghệ cần thiết với cuộc sống con người, trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến
– Văn nghệ có sức mạnh cảm hóa, sức lôi cuốn kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người bằng rung cảm sâu xa
Câu 2 (trang 16 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Nội dung chủ yếu của văn nghệ biểu hiện qua các đặc điểm:
+ Mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn, tình cảm của người nghệ sĩ
+ Tập trung khám phá chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ về tính cách, số phận
+ Tác phẩm phản ánh đời sống khách quan không phải sự sao chép, nó phản ánh cách nhìn, cách đánh giá, tư tưởng của người nghệ sĩ
+ Có tính giáo dục, tác động mạnh tới người đọc bởi những tình cảm sâu sắc, buồn vui, nghệ sĩ
+ Khiến ta rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, lối sống, quan điểm
+ Có sức lan tỏa mạnh mẽ, có tính giáo dục
Câu 3 (trang 17 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Văn nghệ giúp con người sống đầy đủ hơn, là sợi dây gắn kết con người với thế giới bên ngoài
– Văn nghệ góp phần làm đời sống thêm đẹp đẽ, đáng yêu, giúp con người thấy yêu cuộc sống, biết rung cảm trước cái đẹp
Câu 4 (trang 17 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Con đường văn nghệ đến với người đọc
– Tư tưởng, nội dung văn nghệ phản ánh đời sống
– Người đọc hòa nhập với cuộc sống của nhân vật bằng sự đồng cảm, thấu→ Tác phẩm văn nghệ tác động tới con người chủ yếu bằng đường tình cảm.
Câu 5 (trang 17 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:
– Bố cục chặt chẽ, hợp lí
– Lối viết phong phú, nhiều hình ảnh, dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế
– Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng
Luyện tập
Em thích tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu:
– Tác phẩm gây xúc động với em mỗi lần em đọc, ngẫm nghĩ
– Bến quê ẩn chứa nhiều triết lí sâu sắc về con người và cuộc đời
– Em tự rút ra bài học sau khi đọc tác phẩm: yêu gia đình, những điều bình dị, thân thuộc xung quanh cuộc sống của mình