Soạn văn: Ôn tập về truyện
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Ôn tập về truyện”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN ÔN TẬP VỀ TRUYỆN SIÊU NGẮN
Câu 1: Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt nội dung |
Trả lời:
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt nội dung |
1 | Làng | Kim Lân | 1948 | Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. |
2 | Lặng lẽ Sa Pa | Nguyễn Thành Long | 1970 | Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. |
3 | Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | 1966 | Câu chuyện éo le và cảm động về hai cho con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. |
4 | Bến quê | Nguyễn Minh Châu | 1985 | Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên gường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gữi của cuộc sống, của quê hương. |
5 | Những ngôi sao xa xôi | Lê Minh Khuê | 1971 | Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. |
Câu 2: Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó.
Trả lời:
Các tác phẩm truyện trên phản ánh
– Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vẻ vang của dân tộc
– Đất nước và con người Việt Nam sau khi thống nhất và trong thời kì đổi mới
Câu 3: Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?
Trả lời:
Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam được hiện lên qua các nhân vật sau:
– Ông Hai: Tình yêu làng được đặt trong mối quan hệ với tình yêu nước và cách mạng
– Người thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa: Những con người hi sinh, cống hiến thầm lặng vì Tổ quốc
– Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cảm cha con sâu nặng, tinh thần trách nhiệm với đất nước
– Ba cô gái thanh niên xung phong (những ngôi sao xa xôi): Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; sự lạc quan, hồn nhiên, yêu đời của ba cô gái
Câu 4: Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật.
Trả lời:
“Bến quê” là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Kết thúc truyện là một cảm xúc lâng lâng khó tả, những dư vị về niềm thương, nỗi xót xa cứ trở đi trở lại trong lòng người đọc. Dường như, chỉ khi trải qua những sóng gió của cuộc đời con người ta mới cảm nhận hết tình cảm thân thương, sự hi sinh tần tảo của người vợ. Chỉ khi đôi chân Nhĩ không còn đi được nữa, anh ta mới có cơ hội lặng ngắm những điều giản dị, thân thương nhất trong cuộc đời mình. Anh mới nóng lòng giục đứa con đi sang bên kia sông như chính lòng anh đã đi sang đó vậy. Anh lo sợ đứa con vì mải chơi mà lỡ mất chuyến đò, để rồi cuộc đời này của anh đã bỏ lỡ mất quê hương. Bằng chút hơi tàn, anh có rướn mình vươn ra ngoài cửa sổ, để hi vọng, để thúc giục đứa con, để không phải hối hận. Đọc “Bến quê”, ta không khỏi suy ngẫm về cuộc đời, về những hạnh phúc giản dị quanh ta, mà có đôi lúc, ta đã chợt lãng quên.
Câu 5: Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi”)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
Trả lời:
– Các tác phẩm truyện ở lớp 9 chủ yếu được trần thuật theo ngôi thứ nhất, thứ ba
– Kể chuyện theo ngôi thứ nhất có các truyện: Chiếc lược ngà, Cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ. ⇒ Ngôi kể này giúp cho câu chuyện hiện lên một cách chân thực, bộc lộ rõ được tâm trạng của nhân vật người kể chuyện
– Truyện kể theo ngôi thứ 3: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến Quê ⇒ Ngôi kể này giúp cho câu chuyện hiện lên một cách khách quan, người đọc có thể theo dõi được toàn bộ cử chỉ hành động, suy nghĩ của các nhân vật trong truyện
Câu 6: Ở những truyện nào, tác giả sáng tác được tình huống truyện đặc sắc?
Trả lời:
Nêu những tình huống đặc sắc trong các truyện đã học:
– Truyện Làng: Tình yêu làng được đặt trong mối quan hệ với tình yêu nước và cách mạng
– Truyện Chiếc lược ngà: sau 8 năm trời hai cha con mới có dịp gặp nhau thì bé Thu lại không nhận cha. Đến ngày cuối cùng ông Sáu phải ra đi bé Thu mới kịp gọi một tiếng ba
– Truyện Bến quê: Nhĩ từng đi nhiều nơi đến cuối đời anh lại bị liệt và không thể đi đến mảnh đất bên kia sông nơi gần anh nhất
2. SOẠN VĂN ÔN TẬP VỀ TRUYỆN CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN ÔN TẬP VỀ TRUYỆN HAY NHẤT
Soạn văn: Ôn tập về truyện (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt nội dung |
1 | Làng | Kim Lân | 1948 | Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. |
2 | Lặng lẽ Sa Pa | Nguyễn Thành Long | 1970 | Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. |
3 | Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | 1966 | Câu chuyện éo le và cảm động về hai cho con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. |
4 | Bến quê | Nguyễn Minh Châu | 1985 | Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên gường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gữi của cuộc sống, của quê hương. |
5 | Những ngôi sao xa xôi | Lê Minh Khuê | 1971 | Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. |
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Hình ảnh đất nước:
– Phản ánh hoàn cảnh đất nước trong hai cuộc kháng chiến vẻ vang.
– Nói về đất nước trong thời kì đổi mới đang từng bước đi lên.
Hình ảnh con người: các tác phẩm trên phản ánh một phần những nét tiêu biểu trong cuộc sống của con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến, những tình cảm và suy nghĩ của họ, đặc biệt là lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: ông Hai (Làng), người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi). Sau đây là những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất ở mỗi nhân vật:
– Ông Hai: tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
– Người thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
– Bé Thu (Chiếc lược ngà): tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
– Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
– Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi): Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiếc đấu ác liệt.
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Ấn tượng sâu sắc nhất của em là về anh thanh niên. Trong hoàn cảnh như vậy, anh vẫn không nản lòng. Vượt lên sự cô đơn, vắng lặng để thực hiện tốt công việc của mình, xây dựng cho mình một lối sống nề nếp, nhiều ước mơ giản dị. Sự cống hiến của anh lặng thầm, có ý nghĩa lớn lao đối với quê hương, đất nước. Anh thanh niên là hình ảnh của “những âm vang trong lặng lẽ” – đó là con người có lí tưởng đẹp, có nhân phẩm tốt đẹp, là tấm gương sáng cho thế hệ thanh niên.
Câu 5 (trang 145 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
a) thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”)
b) theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật thường là nhân vật chính.
Kiểu a: Chiếc lược ngà, Cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ.
Kiểu b: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
Câu 6 (trang 145 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Những truyện tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc có thể kể đến:
– Truyện Làng: Tác giả đặt ông Hai vào tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc….
– Truyện Chiếc lược ngà: Tình huống hai cha con gặp nhau trong 8 năm xa cách nhưng bé thu không nhận cha, đến lúc em nhận cha và biểu lộ tình cảm thì anh Sáu phải ra đi.
– Truyện Bến quê: Đặt nhân vật Nhĩ trong một hoàn cảnh đặc biệt lúc trẻ có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới mà không cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương và tình yêu của gia đình. Khi cuối đời bị căn bệnh hiểm nghèo Nhĩ mới nhận ra điều đó nhưng không bao giờ anh làm được.
Soạn văn: Ôn tập về truyện (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt nội dung |
1 | Làng | Kim Lân | 1948 | Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. |
2 | Lặng lẽ Sa Pa | Nguyễn Thành Long | 1970 | Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. |
3 | Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | 1966 | Câu chuyện éo le và cảm động về hai cho con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. |
4 | Bến quê | Nguyễn Minh Châu | 1985 | Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên gường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gữi của cuộc sống, của quê hương. |
5 | Những ngôi sao xa xôi | Lê Minh Khuê | 1971 | Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. |
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
a. Hình ảnh đất nước:
– Phản ánh hoàn cảnh đất nước trong hai cuộc kháng chiến vẻ vang.
– Nói về đất nước trong thời kì đổi mới đang từng bước đi lên.
b. Hình ảnh con người : các tác phẩm trên phản ánh một phần những nét tiêu biểu trong cuộc sống của con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến, những tình cảm và suy nghĩ của họ, đặc biệt là lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
– Các tác phẩm truyện ngắn trên phản ánh được đặc điểm tiêu biểu giai đoạn lịch sử, xã hội, con người Việt Nam với tư tưởng, tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử đầy biến cố lớn lao
+ Ông Hai tình yêu làng sâu đậm được đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến
+ Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa yêu thích, hiểu ý nghĩa công việc của mình. Anh có những suy nghĩ tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người
+ Bé Thu (Chiếc lược ngà): tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha
+ Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cảm cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh
+ Nho, Thao, Phương Định (Những ngôi sao xa xôi): tinh thần yêu nước, dũng cảm khi làm nhiệm vụ nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Trong số các nhân vật trong những tác phẩm truyện được học trong chương trình ngữ văn 9, em thích nhất nhân vật anh thanh niên (truyện ngắn Lặng lẽ Sa- Pa)
– Nhân vật có sức trẻ, là người yêu và có những suy nghĩ đúng đắn, tích cực về công việc
– Anh thanh niên tự biết sắp xếp cuộc sống của mình ngăn nắp, khoa học
– Luôn kiên trì, bền bỉ với công việc khó khăn, gian khổ
– Là người đầy niềm say mê và trách nhiệm với công việc, luôn khiêm tốn
– Suy nghĩ về cuộc sống, về con người thật đẹp và sâu sắc
Câu 5 (trang 145 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
– Phương thức trần thuật: chủ yếu là các truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”): Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi
– Ngôi kể thứ 3 thường xuất hiện trong những truyện: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê
Câu 6 (trang 145 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Truyện ngắn đã học xây dựng được nhiều tình huống truyện độc đáo, đặc sắc
– Truyện Làng: đặt nhân vật ông Hai vào tình huống gay cấn, bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông (tình huống ông Hai nghe tin làng chợ Dầu Việt gian theo giặc)
– Truyện Bến quê: Đặt nhân vật Nhĩ trong hoàn cảnh đặc biệt khi trẻ có điều kiện đi khắp đó đây trên thế giới, mãi tới khi mắc bệnh hiểm nghèo gắn chặt với giường bệnh mới cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương
– Chiếc lược ngà: Tình huống hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận cha, tới khi Thu nhận ra thì quá muộn, ông Sáu phải vào chiến trường, sau đó ông hi sinh mà không được gặp lại con thêm một lần nào nữa
– Truyện Bến quê: Đặt nhân vật Nhĩ trong hoàn cảnh đặc biệt lúc trẻ có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới mà không cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương và tình yêu gia đình