Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 6
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Viết bài tập làm văn số 6”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
Đề 1: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
Dàn ý
1, Mở bài: giới thiệu tác phẩm trong lòng mẹ và vị trí của đoạn trích
2, Thân bài:
* Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng trong tác phẩm Trong lòng mẹ
– Cha mất
– Mẹ đi tha hương
– Sống nhờ người cô ruột nhưng không được yêu thương và hạnh phúc
– Mẹ em bị mọi người trong nhà ghẻ lạnh, khinh rẻ
* Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ của mình
– Không tin những lời đồn từ miệng lưỡi người cô về mẹ của mình
– Bé Hồng đau khổ và khóc khi nghe cô nói những điều không tốt về mẹ. Em phản kháng một cách yếu ớt trong suy nghĩ
– Em luôn tin tưởng và yêu thương mẹ. Em căm ghét những hủ tục đã kìm hãm mẹ mình
– Khi nghe tin mẹ về, bé Hồng vui mừng khôn xiết
– Em ngồi mãi trong lòng mẹ, ngắm nhìn khuôn mặt mẹ, thương mẹ vô cùng
* Suy nghĩ về tình mẫu tử trong tác phẩm trong lòng mẹ
– Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng
– Trước tình cảm ấy, mỗi đứa con chỉ muốn mình mãi là một đứa trẻ được mẹ che chở, ấp ôm
3, Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử trong tác phẩm
Bài văn mẫu
Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: Tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: Người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: Lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ. Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm. Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình mẹ giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.
Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp ?
Dàn ý
1, Mở bài: giới thiệu truyện ngắn Làng của Kim Lân
2, Thân bài:
* Diến biến tâm lí của nhân vật ông Hai:
a, Trước khi ông Hai nghe tin xấu về làng của mình:
– Ông nhớ làng da diết
– Vui mừng khi nghe được tin làng giết giặc
– Ngày nào ông cũng đi ra phố để được nghe đọc báo tin tức về làng mình
– Ông tự hào về ngôi làng của mình
b, Khi ông Hai nghe tin làng theo giặc:
– Ông không dám ngẩng đầu lên, cúi mặt xuống đất, lặng lẽ mà đi
– Ông nằm vật ra giường, không nói chuyện với ai
– Ông không đi ra ngoài đường như mọi khi
– Ông xấu hổ trước tin làng theo giặc
– Niềm tin vào cụ Hồ vào cách mạng khiến ông quyết tâm “làng theo giặc thì phải thù” mặc dù ông yêu làng ông lắm
c, Khi ông nghe tin làng theo giặc là không đúng:
– Vui sướng và háo hức như một đứa trẻ được cho quà
– Ông liền đi khoe với mọi người rằng nhà ông bị giặt đốt, làng ông không theo giặc
* Chuyển biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện
– Chuyển biến tâm trạng từ vui cho đến xấu hổ rồi vui sướng
– Qua đó cho thấy sự tình cảm sâu nặng của ông Hai đối với làng, cũng như đối với cụ Hồ. Tình yêu nước vẫn được đặt trên tình yêu làng.
3, Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự chuyển biến tâm trạng trong truyện ngắn Làng
Bài văn mẫu
Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong mới ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu, chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ.
Ông Hai nhân vật chính trong truyện là một người yêu làng, yêu nước tình yêu làng của ông có những nét đặc sắc, riêng biệt được thể hiện thành một đức tính đáng quý.
Là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, từng nếp nhà, thửa ruộng, từng ngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt, xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm, ông 2 phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Do đó lòng ông đau đáu nhớ quê. Ban ngày lo bận việc sản xuất, ổn định cuộc sống, chiều rồi buổi tối ông hai lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Trong câu chuyện, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình. Làng chợ Dầu quê ông đẹp lắm, đường là phong cảnh sạch sẽ, cái cổng làng rộng như cổng thành… Ông khoe cả cái “sinh phần” – lăng mộ – của viên tổng đốc người làng, mặc dầu đó là một chứng tích đau khổ của dân làng, trong đó có ông. Đặc biệt là ông hai khoái nhất khoe và kể nhiều nhất là những ngày đầu CMT8. Quê hương được giải phòng, thoát khỏi ách cường hào phong kiến và lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới. Đêm đêm rậm rịch tiếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran tiếng trẻ em học bài… lại cả những tiếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng bàn việc nước, việc dân… nghe những chuyện ấy, mọi người đều thông cảm với lòng nhớ quê da diết của ông. Không chỉ nhớ mà ông còn luôn tự hào, cho rằng làng chợ Dầu của ông đẹp nhất nhì thiên hạ. Đó là một người yêu quê hương tha thiết bằng một tình cảm tự nhiên, hồn nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ nững kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày, từ những sự vật, con người gắn bó hàng ngày … Tình cảm đó thuần phác và trong sáng biết bao.
Khi nghe tin làng chợ dầu theo Tây ông Hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”. Trước hết là sự xót xa của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó. Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng chợ Dầu vẫn là nơi ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện, tự hào. Vậy mà bây giờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng rồi lại tắt ngấm. Từ lâu ông yêu làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn: không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy, nhưng làng theo Tây thì phải thù. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì bao giờ dám đơn sai. Khi ông tâm sự với con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đồng thời ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ Chí Minh”. Tình quê và lòng yêu nước của những người nông dân ấy rất sâu nặng và thiêng liêng biết bao. Ông Hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ, những tự hào, chua chát, những nguyện vọng và hi vọng… hài hoà, gắn bó giữa quê hương và tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy thì cách mạng đã đổi đời cho những người nhân dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gạt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng với Bác Hồ của những người nông dân như ông nó chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, máu thịt.
Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, ta hiểu và cũng mừng cho sự hớn hở của ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng, tình yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ ngày ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước, cái vui của ông Hai là cái vui của một con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con “lật đật, bô bô” kể về làng mình bị đốt nhẵn. Nhà của ông bị cháy rụi mà ông không để í, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này ông làm kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về cái làng chợ Dầu kháng chiến của mình.
Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi, người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. Người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước, đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục, khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ – những người như ông Hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù. Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thành sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.
Vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm! Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống pháp đã trú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!
2. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 HAY NHẤT
Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 6 (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Đề 1
Gợi ý đề 1 (trang 69 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).
DÀN Ý
1, Mở bài:
Giới thiệu đoạn trích Trong lòng mẹ, nhân vật bé Hồng và tình mẫu tử thống thiết.
2, Thân bài:
– Nêu tình cảnh éo le, đáng thương của mẹ con chú bé Hồng.
– Tình yêu mẹ của bé Hồng sâu sắc, thể hiện qua thái độ phản ứng lại khi người cô đã nói xấu mẹ Hồng và nhất là ở tình cảm sung sướng, hạnh phúc mãnh liệt của bé khi gặp lại mẹ.
– Suy nghĩ của em về khát vọng được sống với mẹ của trẻ em.
3, Kết bài:
– Nêu nhận định, đánh giá chung về tình mẫu tử thống thiết của bé Hồng ở đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
Bài làm tham khảo
Trong mỗi chúng ta có lẽ “tình mẫu tử” vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được đền đáp, Hồng đã ở “trong lòng mẹ”.
Chú bé Hồng – nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.
Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.
– Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những cổ tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lâu nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy. Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!
Đề 2
Gợi ý đề 2 (trang 69 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp?
Bài làm tham khảo
“Làng quê” – hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò,… hướng về người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện ngắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biến trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất. Ông cũng như mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đối với họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những ngày buộc phải rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em đào đường, đáp ụ, xẻ hào, khuân đá…’’.
Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai nỗi nhớ. Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột gan cứ múa cả lên”. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tin khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày này mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những cử chỉ của ông Hai khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một.
Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.
Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới lạ cho những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào lãnh tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân Việt Nam là tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong giai đoạn văn học chống Pháp.
Với kếu cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.
Nhân vật ông Hai gây ấn tượng mạnh mẽ và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp, sự yêu mến, trân trọng và cảm phục trong lòng người đọc. Tình yêu làng của ông Hai mang tinh chất truyền thống đã được nâng lên thành tình yêu nước nồng nàn như “dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào dải trường giang Vônga, dòng sông Vônga đi ra biển…”. Qua nhân vật ông Hai như là nông dân với những phẩm chất tốt đẹp bước từ đời thực vào tác phẩm, có được những biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
“Làng” đã trở thành một truyện ngắn đặc sắc, Kim Lân đã thành công trong việc thể hiện những chuyển biến mới mẻ trong nhận thức và tình cảm của người dân Việt Nam. Nhân vật ông Hai đã trở thành một hình tượng điển hình cho những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác nhưng luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, yêu đất nước. Họ đã góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng và là nhân tố trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bản thân mỗi chúng ta cần phải học tập tấm gương của họ, ngày càng yêu thương quê hương, đất nước mình hơn.
Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 6 (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
Đề 1: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
1, Dàn ý
Mở bài
– Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, thường được ca ngợi trong thơ ca
– Tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng là tác phẩm sâu sắc, cảm động về tình mẫu tử
Thân bài
Trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
– Hoàn cảnh của nhân vật bé Hồng:
+ Cha mất, mẹ đi tha hương cầu thực ở xa
+ Sống cùng gia đình bên nội không có tình yêu thương
+ Hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp
– Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ
+ Luôn nghĩ tới mẹ, thương mẹ, dù cho những lời nói độc địa của người bà cô họ nội luôn muốn chia rẽ tình mẹ con
+ Đau đớn, không tin những lời người bà cô nói xấu về mẹ
+ Nỗi khao khát muốn được mẹ yêu thương, gần gũi
+ Là người hiểu cho hoàn cảnh của mẹ, luôn thương mẹ và muốn mẹ được hạnh phúc
- Suy nghĩ về tình mẫu tử trong Trong lòng mẹ
– Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, sâu nặng
– Không ai, không thế lực nào có thể ngăn cản được tình cảm thiêng liêng ấy.
Kết bài
Tình mẫu tử vô cùng đáng quý, thiêng liêng. Tình cảm ấy đáng trân trọng
2, Bài văn mẫu
Trong mỗi chúng ta có lẽ “tình mẫu tử” vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích: Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được đền đáp, Hồng đã ở “trong lòng mẹ”.
Chú bé Hồng – nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.
Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.
– Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mặt buồn rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hủ tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lâu nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc.
Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy – Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người. Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!
Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp ?
1, Dàn ý
Mở bài
– Kim Lân là nhà văn am hiểu cuộc sống của người nông thôn miền Bắc
– Tác phẩm Làng được ông viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp với tình yêu quê hương mãnh liệt hòa nhập với tình yêu nước. Nhân vật ông Hai trong truyện có những nét tình cảm đó
Thân bài
Thành công của Kim lân đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai
– Tình yêu làng mãnh liệt
+ Hay khoe làng, tự hào sâu sắc về làng của mình
+ Luôn tự hào vì truyền thống đánh giặc của làng mình
– Là người dân yêu nước, đi theo kháng chiến
+ Phong trào cách mạng làng kháng chiến nên ông phải rời xa làng đi tản cư
+ Chăm chú theo dõi kháng chiến, thích thú khi nghe tin thắng lợi
– Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc tâm lý
+ Khi nghe thấy tin làng chợ Dầu theo giặc ông sững sờ, bàng hoàng, sau đó xấu hổ tủi nhục không dám ngẩng mặt nhìn ai
+ Ông nhìn những đứa con càng thấy tủi hổ vì chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng
+ Ông dằn vặt, điểm danh từng người trong làng và nửa tin nửa ngờ tin đồn nhưng vẫn thấy đau đớn, tủi hổ
+ Ông không dám ra khỏi nhà, cảm thấy bế tắc, cuối cùng ông quyết định theo kháng chiến, yêu nước
+ Sự tuyệt đối trung thành với cách mạng với kháng chiến tuy mộc mạc, chân thành mà bền vững, thiêng liêng
– Lúc nghe tin cải chính gánh nặng được trút bỏ, ông Hai vui sướng, tự hào về làng chợ Dầu
+ Ông khoe việc Tây đốt nhà ông biểu hiện tư tưởng thà hi sinh tất cả chứ không chịu đầu hàng, không chịu mất nước
+ Ông vui vẻ khoe làng như trước
– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình của tác giả, đã để lại hình tượng nhân vật tiêu biểu
+ Đặt nhân vật vào tình huống thử thách để nhân vật tự bộc lộ nội tâm
Kết bài
Qua truyện ngắn Làng và qua hình ảnh ông Hai người đọc thêm thấm thía tình yêu làng, yêu nước vô cùng sâu sắc của người lao động
2, Bài văn mẫu
“Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu truyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biết trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất. Ông cũng như mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đối với họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những ngày buộc phải rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em đào đường, đáp ụ, xẻ hào,khuân đá…’’.
Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai nỗi nhớ. Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột gan cứ múa cả lên”. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” . Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tinh khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày này mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những cử chỉ của ông Hai khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một.
Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.
Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới lạ cho những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào lãnh tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân Việt Nam là tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong giai đoạn văn học chống Pháp.
Với kếu cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.
Nhân vật ông Hai gây ấn tượng mạnh mẽ và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp, sự yêu mến, trân trọng và cảm phục trong lòng người đọc. Tình yêu làng của ông Hai mang tinh chất truyền thống đã được nâng lên thành tình yêu nước nồng nàn như “ dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào dải trường giang Vônga, dòng sông Vônga đi ra biển..”. Qua nhân vật ông Hai như là nông dân với những phẩm chất tốt đẹp bước từ đời thực vào tác phẩm, có được những biểu hiện cụ thể, sinh động vè tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
“Làng” đã trở thành một truyện ngắn đặc sắc, Kim Lân đã thành công trong việc thể hiện những chuyển biến mới mẻ trong nhận thức và tình cảm của người dân Việt Nam. Nhân vật ông Hai đã trở thành một hình tượng điển hình cho những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác nhưng luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, yêu đất nước. Họ đã góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng và là nhân tố trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bản thân mỗi chúng ta cần phải học tập tấm gương của họ, ngày càng yêu thương quê hương, đất nước mình hơn.