Soạn văn: Hợp đồng
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Hợp đồng”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN HỢP ĐỒNG SIÊU NGẮN
I. Đặc điểm của hợp đồng
Đọc văn bản đã cho (trang 137, 138 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Tại sao cần phải có hợp đồng?
b) Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
c) Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
d) Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết.
Trả lời:
a, Mục đích của văn bản hợp đồng là ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.
b, Bố cục của hợp đồng thể hiện ở các mục chủ yếu sau:
– Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Tên hợp đồng
+ Thời gian, địa điểm
+ Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.
– Phần nội dung:
Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất giữa các bên.
– Phần kết thúc: Ghi chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng và xác nhận dấu của cơ quan (nếu có).
c, Lời văn của hợp đồng phải đảm bảo chặt chẽ, chính xác.
II. Cách làm hợp đồng
Đọc Hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở mục I (trang 138 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào?
Câu 2: Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng.
Câu 3: Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?
Câu 4: Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?
III. Luyện tập
Câu 1: Hãy lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Trường em đề nghị với các cơ quan cấp trên cho phép sửa chữa, hiện đại hóa các phòng học.
b) Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về mua bán.
c) Xã em và Công ti Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.
d) Thầy Hiệu trưởng chuyển công tác, cần bàn giao công việc cho thầy Hiệu trưởng mới.
e) Hai bên thỏa thuận với nhau về việc thuê nhà.
Trả lời:
Các tình huống (a), (d) không phù hợp với hợp đồng.
Câu 2: Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều kiện cần cụ thể hóa bản hợp đồng thuê nhà.
Trả lời:
– Phần mở đầu:
+ Tiêu ngữ
+ Tên hợp đồng (Hợp đồng thuê nhà)
+ Thời gian, địa điểm
+ Giới thiệu về đối tác của các bên kí hợp đồng: Bên A (bên cho thuê nhà) – Bên B (bên thuê nhà).
– Phần kết thúc: Chữ kí, họ tên của người đại diện bên A – Chữ kí, họ tên người đại diện bên B.
– Một số điều cần cụ thể hoá trong hợp đồng thuê nhà:
+ Trách nhiệm và quyền hạn của bên A.
+ Trách nhiệm và quyền hạn của bên B.
+ Thống kê hiện trạng tài sản
2. SOẠN VĂN HỢP ĐỒNG CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN HỢP ĐỒNG HAY NHẤT
Soạn văn: Hợp đồng (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG
Trả lời câu hỏi trang 136, sgk Ngữ Văn 9, tập 2
a) Cần phải có hợp đồng vì phải có cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia.
b) Hợp đồng ghi lại sự thỏa thuận giữa hai bên về việc thiết lập thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với một công việc liên quan.
c) – Hợp đồng cần phải tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác.
– Các bên tham gia hợp đồng phải biểu hiện sự nhất trí chấp thuận với nội dung hợp đồng qua họ tên, chữ kí của những đại diện có đủ tư cách pháp lí.
d) Một số hợp đồng mà em biết: hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bán sản phẩm, hợp đồng đào tạo cán bộ..
II. CÁCH LÀM HỢP ĐỒNG
Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Mở đầu hợp đồng gồm các mục:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên hợp đồng (đặt giữa trang).
+ Các căn cứ để kí hợp đồng.
Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Phần nội dung hợp đồng gồm những điều kiện quy định trách nhiệm hai bên, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hiệu lực của hợp đổng.
Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Phần kết thúc hợp đồng gồm có chữ ki của đại diện hai bên kí hợp đồng.
Câu 4 (trang 138 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Lời văn ghi hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Các trường hợp sau đây cần viết hợp đồng:
+ Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về một hợp đồng mua bán.
+ Xã em và công ti Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Hai bên thỏa thuận với nhau về việc thuê nhà.
Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ
Hôm nay, ngày … tháng … năm…
Tại địa điểm:……………………….
Bên chủ nhà
Ông (bà):…
Địa chỉ thường trú:…………………
Bên thuê nhà
Ông (bà): ..
Địa chỉ thường trú:…………………
Chứng minh nhân dân số:…………. cấp ngày……… tại………
Hai bên thỏa thuận lập hợp đồng cho thuê nhà với nội dung cụ thể sau đây: Điều 1
Ông (bà)… cho ông (bà)…. thuê một ngôi nhà ở số…. đường…
Thời gian cho thuê: 180 ngày (từ ngày….. tháng…… năm…… đến hết ngày…. tháng….. năm…… )
Giá thuê: 10 000đ (Mười nghìn đồng) / 1 ngày đêm
Điều 2
Ổng (bà)…………… có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản nhà ở, nếu tự ý đập phá, sửa chữa hoặc làm hư hỏng thì người thuê nhà phải bồi thường thiệt hại, nếu trả chậm thì phải chịu tiền thuê gấp đôi, bên chủ nhà muốn thay đổi hợp đồng phải báo trước 15 ngày.
Hợp đồng này làm thành hai bản, có giá trị như nhau, bên chủ sở hữu giữ một bản, bên thuê giữ một bản.
Bên thuê nhà Bên chủ nhà
(Họ tên và chữ kí) (Hộ tên và chữ kí)
Soạn văn: Hợp đồng (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG
Trả lời câu hỏi trang 136, sgk Ngữ Văn 9, tập 2
1. Mục đích của văn bản hợp đồng ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thỏa thuận đã cam kết
2. Bố cục của hợp đồng thể hiện ở các mục chủ yếu
– Phần mở đầu
+ Quốc hiệu tiêu ngữ
+ tên hợp đồng
+ thời gian địa điểm
+ Họ tên, chức vụ, địa chỉ, các bên kí hợp đồng
– Phần nội dung:
Ghi lại nội dung theo từng khoản được thống nhất giữa các bên
– Phần kết thúc: ghi chức vụ, kí, họ tên đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng, xác nhận của cơ quan
3. Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ
III. LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Tình huống a và d không viết hợp đồng
+ Trường hợp a, viết đơn đề nghị
+ Trường hợp d, viết biên bản bàn giao
Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
– Phần mở đầu
+ Tiêu ngữ
+ Tên hợp đồng (hợp đồng thuê nhà)
+ Thời gian, địa điểm
+ giới thiệu về đối tác của các bên kí hợp đồng: bên A (bên cho thuê nhà) – bên B ( bên thuê nhà)
+ Phần kết thúc: chữ kí, họ tên của người đại diện bên A- chữ kí, họ tên người đại diện bên B
– Một số điều cần cụ thể trong hợp đồng thuê nhà:
+ Trách nhiệm và quyền hại của bên A
+ Trách nhiệm và quyền hạn bên B
+ Thống kê hiện trạng tài sản