Soạn văn: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Liên kết câu và liên kết đoạn văn”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Khái niệm liên kết
Đọc đoạn văn (trang 43 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng cây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Câu 1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
Trả lời:
-Đoạn văn bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ
-Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản là “Tiếng nói của văn nghệ”
Câu 2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.
Trả lời:
– Nội dung chính của câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
– Nội dung chính của câu (2): Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ
– Nội dung chính của câu (3): Cái mới mẻ là thái độ tình cảm và lời nhắn nhủ của người nghệ sĩ
– Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ. Câu sau nối tiếp ý của câu trước.
– Trình tự sắp xếp hợp lí: Phản ánh thực tại ⇒ tái hiện và sáng tạo => Gửi gắm một điều gì đó
Câu 3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ ngữ in đậm)?
Trả lời:
Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn thể hiện bằng các biện pháp:
– Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;
– Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào;
– Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh;
– Dùng quan hệ từ: nhưng.
Luyện tập
Câu 1(trang 44 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
– Chủ đề của đoạn văn trên là khẳng định điểm mạnh, điểm yếu, năng lực trí tuệ của người Việt Nam.
– Trình tự sắp xếp các câu hợp lí, cụ thể, cùng thể hiện chủ đề đoạn văn
+ Câu 1: Khẳng định điểm mạnh của người Việt Nam
+ Câu 2: Khẳng định tính ưu việt trong điểm mạnh
+ Câu 3: Nêu ra các điểm yếu
+ Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của điểm yếu
+ Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là khắc phục “lỗ hổng”
Câu 2 (trang 44 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
– Thế đồng nghĩa: sự thông minh, nhạy bén với cái mới – Bản chất trời phú ấy
– Nối: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn – ấy là
– Lặp: lỗ hổng – lỗ hổng này; sự thông minh (câu 1) – trí thông minh (câu 5).
2. SOẠN VĂN LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN HAY NHÂT
Soạn văn: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (chi tiết)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
I-KHÁI NIỆM LIÊN KẾT
Đọc đoạn văn (trang 43 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng cây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Câu 1: Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.
Câu 3: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ ngữ in đậm)?
Trả lời:
Câu 1: Đoạn vàn trên bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.
Chủ đề ây là một bộ phận gắn với chủ đề chung của văn bản là Tiêng nói của văn nghệ.
Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu
– Câu 1: Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại
– Câu 2: Người nghệ sĩ muốn gửi tâm sự mình vào tác phẩm.
– Câu 3: Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm.
Ba câu trên cùng làm nối rõ chủ đề cả đoạn. Trình tự các ý hợp lôgíc được sắp xếp đi từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần.
Câu 3: Mối quan hệ giừa nội dung các câu thể hiện ớ sự lặp các từ Tác phẩm
– Lặp từ “tác phẩm” và từ cùng trường nghĩa với từ “tác phẩm”: “nghệ sĩ”.
– Phép thế “nghệ sĩ” bằng từ “anh”.
– Dùng quan hệ từ “nhưng”.
– Dùng cụm từ “cái đã có rồi” đồng nghĩa với cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.
II-LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Chủ đề của đoạn là khẳng định điểm mạnh, yếu về năng lực trí tuệ của người Việt.
– Nội dung các câu trong đoạn phục vụ chủ đề ấy :
– Câu (1, 2) : khẳng định và phân tích tính ưu việt của những điểm mạnh.
– Câu (3, 4) : Khẳng định và phân tích điểm yếu.
– Câu (5) : Nhiệm vụ cấp bách.
Trả lời câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Liên kết:
+ Phép nối: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn – ấy là.
+ Phép thế: sự thông minh, nhạy bén với cái mới – Bản chất trời phú ấy.
+ Phép lặp: lỗ hổng – lỗ hổng này (câu 4 và 5).
Soạn văn: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (hay nhất)
Đề bài học sinh xem bên trên.
Lời giải
I-Khái niệm liên kết
Câu 1: Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ sĩ. Đây là một yếu tố của chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ
Chủ đề của đoạn văn nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản
Câu 2:
– Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
– Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ
– Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống
– Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.
Câu 3:
Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn
– Sự lặp lại từ ngữ
– Sử dụng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ, ghi lại- muốn nói, gửi vào, góp vào
– Thay thế những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh
– Dùng quan hệ từ nhưng
II-Luyện tập
Bài 1: Chủ đề của đoạn văn khẳng định điểm mạnh, chỉ ra điểm yếu mà người Việt cần khắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới
– Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí, chặt chẽ, thể hiện mạch phát triển lập luận
+ Khẳng định thế mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới
+ Chỉ ra điểm yếu: đòi hỏi phải khắc phục nhược điểm
Bài 2:
Đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép:
– Thế đồng nghĩa: sự thông minh, nhạy bén với cái mới được thế đồng nghĩa với bản chất trời phú ấy
– Nối: nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn -ấy là
– Lặp: lỗ hổng- lỗ hổng này; sự thông minh (câu 1) – trí thông minh (câu 5)