Soạn văn: Làng
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LÀNG SIÊU NGẮN
Tóm tắt: Làng
Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình. Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa. Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.
Bố cục
– Phần 1 (Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư
– Phần 2 (Từ tiếp đến “ đôi phần”) : Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc
– Phần 3 (còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính
Giá trị nội dung
Tác phẩm đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực , sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Trả lời:
– Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông.
Câu 2: Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động cùa ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
Trả lời:
* Diễn biến tâm trạng ông Hai.
– Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thế không tin.
– Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt mà đi”=, về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó củng là trẻ con làng Việt gian dấy ư. Chúng nó củng bị người ta ré rủng hắt hủi đấy ư?”
– Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài.
– Ông Hai đã dứt khóat lựa chọn theo cách của ông. Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, thế mà càng đau xót, tủi hổ.
– Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh “cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”.
* Lí giải:
Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là “chuyện ấy”. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, “không dám bước chân ra đến ngoài” vì xấu hổ.
Câu 3: Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
Trả lời:
* Ông trò chuyện với đứa con nhỏ vì:
– Ông lựa chọn cách nói chuyện với đứa con út, vì nó nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ.
– Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt vói quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.
* Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai:
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông (ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”)]
+ Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ (“Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”). Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng (“Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chêt thì chết có bao giờ dám đơn sai. ”).
* Mối quan hệ tình yêu làng và tình yêu nước
Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến được đặt cao hơn và chi phối mọi tình cảm, hành động của ông.
Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
Trả lời:
– Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
– Miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ… Đặc biệt, tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân.
Luyện tập
Câu 1: Chọn và phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật trong Hai trong truyện. Trong đoạn ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật.
Trả lời:
– Đoạn văn:
“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
….
– Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ”
– Phân tích:
Đoạn đối thoại này đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến. Trò chuyện với đứa con thực chất là cách ông tự thổ lộ nỗi lòng thủy chung của mình với làng quê, với kháng chiến.
– Nghệ thuật: Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại.
Câu 2: Em còn nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.
Trả lời:
– Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Quê hương – Giang Nam.
– Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
– Đoạn văn:
“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
….
– Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ”
– Phân tích:
Đoạn đối thoại này đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến. Trò chuyện với đứa con thực chất là cách ông tự thổ lộ nỗi lòng thủy chung của mình với làng quê, với kháng chiến.
– Nghệ thuật: Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại.
2. SOẠN VĂN LÀNG CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LÀNG HAY NHẤT
Soạn văn: Làng (chi tiết)
Học sinh xem đề bài bên trên.
Lời giải
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Bố cục
– Phần 1: Từ đầu … không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Pháp
– Phần 2: Tiếp … đôi phần: Cuộc sống của ông Hai sau khi nghe tin làng theo giặc
– Phần 3: Còn lại: Niềm sung sướng, tự hào khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính
Câu 1 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng chợ Dầu trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ
Câu 2 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giăc
– Khi tình cờ nghe những người tản cư nói về tin làng chợ Dầu theo giặc: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại…. giọng lạc đi”
– Khi người tản cư đưa ra dẫn chứng cụ thể: ông lảng sang chuyện khác, cười nhạt thếch. Ông cúi gằm mặt mà đi, trong sự trốn tránh vì xấu hổ nhục nhã
– Nhìn đàn con chơi sậm chơi sụi ngoài sân: Ông nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ của làng Việt gian. Ông nguyền rủa họ đã phản bội, đầu hàng, bán nước
– Khi nói chuyện với bà Hai: Thái đội của ông Hai vừa bực bội, vừa đau đớn, cố kìm nén, ông gắt bà vô cớ, trằn trọc thở dài, lo lắng đến mức chân tay bủn rủn, nín thở, lắng nghe, không nhúc nhích..
– Vài hôm sau đó: Ông không dám ra khỏi nhà, không dám đi đâu, chỉ dám lén nghe người ta nói chuyện
– Khi bị mụ chủ nhà từ chối cho ở: ông Hai bày tỏ quan điểm “Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù”
– Khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính: Ông vui mừng hớn hở, ông không tiếc ngôi nhà đã bị cháy, ông chạy đi khoe với hết người này người nọ. Tối hôm ấy ông sang nhà bác Thứ kể về làng của mình.
Ông Hai cảm thấy đau đớn, tủi khổ về tin làng theo giặc là vì trong lòng ông luôn có một niềm tin khôn nguôi về tinh thần yêu nước của làng ông. Tin đó rơi xuống giống như một sự phản bội. Phản bội là niềm tin của ông, phản bội lại cách mạng, cụ Hồ. Ông tin cách mạng, ông theo cụ Hồ, do đó làng theo giặc là trở thành kẻ thù của ông, mặc dù đó là nơi ông yêu thương, gắn bó.
Câu 3 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Ông Hai trò chuyện như vậy với đứa con nhỏ thực chất là để tự nhủ với lòng mình, để giãi bày tâm trạng của mình
– Qua đó chúng ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương đất nước ở trong lòng ông Hai. Tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cụ Hồ của ông Hai. Ông Hai yêu làng đấy, nhưng ông còn yêu cách mạng hơn.
Câu 4 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Nghệ thuật miêu tả tâm lí được thể hiện rất cụ thể, có diễn biến, quá trình, được biểu hiện qua suy nghĩ, hành động, thái độ của nhân vật. Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống bất ngờ mà hợp lí không chỉ tạo kịch tính cho câu chuyện mà còn giúp làm rõ những day dứt, đau khổ, giải tỏa của nhân vật. Nhân vật ông Hai vừa chân thực, giản dị, vừa sống động lại có chiều sâu
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. “Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. “Ông sinh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin”. Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian.
Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại “lủi ra một góc nhà nín thít”.
Câu 2 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Quê hương – Giang Nam.
– Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
Soạn văn: Làng (hay nhất)
Học sinh xem đề bài bên trên.