Soạn văn: Mã Giám Sinh mua Kiều
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU SIÊU NGẮN
Tóm tắt: Mã Giám Sinh mua Kiều
Đoạn trích thuộc phần Gia biến và lưu lạc, mở đầu kiếp đoạn trường cảu người con gái họ Vương.
Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em bị bắt giam. Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và em. Mụ mối đưa người khách đến. Đoạn thơ viết về việc Mã Giám Sinh mua Kiều, cuộc mua bán được nguỵ trang dưới hành thức lễ vấn danh.
Bố cục
3 đoạn
– 10 câu đầu : Chân dung Mã Giám Sinh qua ngoại hình, hành động.
– 6 câu tiếp : Nỗi đau đớn tủi nhục của Kiều.
– 10 câu cuối : Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh.
Giá trị nội dung
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Phân tích những nét về ngoại hình, tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.
Trả lời:
– Ngoại hình: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
– Cử chỉ, hành động, cách nói năng: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Đắn đo cân sắc cân tài, ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ; Cò kè bớt một thêm hai,…
– Tính cách: thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người chỉ như một món hàng hoá có thể mua bán, thậm chí cò kè bớt xén; giả dối từ việc giới thiệu lí lịch cho đến trình bày mục đích mua Kiều: “Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều – Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”…
Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều.
Trả lời:
Thuý Kiều ở vào tình cảnh tội nghiệp, phải bán mình, chấp nhận hi sinh tình duyên với chàng Kim:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
– Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng, Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai. Đó là nỗi đau đớn đến tột cùng. Từ một cô gái khuê các, sống trong cảnh “trướng gấm màn che” bỗng dưng nàng bị ném vào cuộc đời ô trọc, bầm dập.
– Trong lòng nàng lúc bấy giờ đang ngổn ngang trăm mối tơ vò: tình duyên đứt đoạn, cha và em bị đánh đập, cửa nhà tan nát thế nhưng nàng phải đánh đàn, phải làm thơ để cho Mã Giám Sinh vừa lòng, trong lòng thì lại chất chứa lo lắng vì số phận sắp tới của mình.
Câu 3: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích.
Trả lời:
Đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:
– Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp;
– Vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và đồng tiền lộng hành; Gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, lên án thế lực đồng tiền bất nhân;
– Bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân.
2. SOẠN VĂN MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU HAY NHẤT
Soạn văn: Mã Giám Sinh mua Kiều (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Bố cục
– Phần 1: 6 câu đầu: Kiều nhờ mụ mối tìm người mua lấy danh nghĩa là lễ hỏi
– Phần 2: 24 câu tiếp: Mã Giám sinh mua Kiều
– Phần 3: 4 câu cuối: Quyết định sau cuộc ngã giá
Câu 1 (trang 99 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Ngoại hình của Mã Giám Sinh: ngoài 40 tuổi, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
– Cử chỉ hành động: trước thầy sau tớ lao xao, ghế trên ngồi tót sỗ sàng
– Tính cách: Thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người như một món hàng trao đổi, kì kèo, giả dối từ việc giới thiệu đến trình bày mục đích mua Kiều
Câu 2 (trang 100 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Kiều rơi vào hoàn cảnh phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bà mối và Mã Giám Sinh kì kèo, ngã giá đưa ra như một món hàng hóa. Kiều bị bà mối và Mã Giám Sinh lừa bán vào lầu Ngưng Bích bằng những lời lẽ ngon ngọt
– Tình cảnh éo le, tội nghiệp, đau đớn của nàng Kiều.
Câu 3 (trang 100 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
– Xót xa trước tình cảnh con người bị hạ thấp, chà đạp
– Thương thay cho số phận người phụ nữ hồng nhan mà bạc mệnh
– Cảm động trước tầm lòng hiếu đạo của Thúy Kiều
– Tố cáo xã hội đồng tiền đã đẩy con người, nhất là những người phụ nữ vào lâm vào hoàn cảnh éo le, trớ trêu.
Soạn văn: Mã Giám Sinh mua Kiều (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Bố cục:
– Phần 1 (mười câu thơ đầu): Ngoại hình, tính cách của tên buôn người Mã Giám Sinh
– Phần 2 (còn lại): tình cảnh tội nghiệp, nỗi đau đớn của Thúy Kiều về thân phận.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 99 sgk ngữ văn 9 tập 1):
Trong đoạn trích, từ ngoại hình tới tính cách, bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh được bộc lộ
– Ngoại hình: nhẵn nhụi, bảnh bao
– Cử chỉ, hành động, cách nói năng: ngồi tót sỗ sàng, đắn đo cân sắc cân tài, ép cùng cầm nguyệt, thử bài quạt thơ, cò kè bớt một thêm hai…
+ Tính cách: thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người như món hàng hóa để mua bán, bớt xén, giả dối từ việc giới thiệu lí lịch, trình bày mục đích mua Kiều
Câu 2 (trang 99 sgk ngữ văn 9 tập 1):
Cuộc đời Kiều là cô gái tài hoa bạc mệnh, cuộc đời nàng là chuỗi bi thương đau đớn
– Tình cảnh tội nghiệp: gia đình Kiều gặp cơn nguy biến, Kiều phải bán mình cứu cha
b, Nỗi đau đớn tới quặn lòng khi một cô gái khuê các, sống trong cảnh êm ấm bị ném vào cuộc đời đầy ô trọc, ngang trái, bất công
+ Nỗi đau đớn khi “thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”, nỗi đau đớn khi phải chấp nhận bán mình
+ Trong lòng nàng nhiều mối lo lắng, sợ hãi: tình duyên dang dở, gia đình gặp nạn, vẫn phải đàn hát làm thơ cho Mã Giám Sinh vừa lòng, trong lòng chất chứa nỗi lo lắng cho thân phận, cuộc đời bất định của mình
Câu 3 (trang 99 sgk ngữ văn 9 tập 1):
Đoạn trích là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:
+ Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị xem thường, chà đạp
+ Vạch trần bộ mặt, thực trạng xã hội đen tối, thế lực, đồng tiền lộng hành
Gián tiếp lên án thế lực phong kiến đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, lên án thế lực đồng tiền bất nhân
– Thể hiện thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân