Soạn văn: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Các phương châm hội thoại (tiếp theo)”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP THEO) SIÊU NGẮN
Phương châm quan hệ
Trong tiếng Việt có thành ngữ ông nói, gà bà nói vịt. Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình huống hội thoại như vậy?
Trả lời:
– Đó là tình huống đối thoại mà mỗi người nói nói về đề tài khác nhau
– Hậu quả là người nói và người nghe không hiểu nhau
– Khi giao tiếp cần nói đúng vào nội dung đề tài giao tiếp
Phương châm cách thức
Câu 1: Trong Tiếng Việt có thành ngữ: dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị. Hai thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào? Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp ra sao? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Trả lời:
– Hai thành ngữ đó dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, nói ấp a ấp úng
– Hậu quả người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý của người nói. Dễ gây mất thiện cảm với người đối thoại
– Nói năng phải gọn gàng, rành mạch. Trong khi giao tiếp phải chú ý tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với người đối thoại
Câu 2: Có thể hiểu câu sau đây theo mấy cách?
Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
Để người nghe không hiểu lầm, phải nói như thế nào? Qua đó, trong giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
Trả lời:
Cách 1: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy
Cách 2: Tôi đồng ý với những truyện ngắn của ông ấy
– Diễn đạt lại: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
– Trong giao tiếp cần tránh cách nói mơ hồ, không rõ nghĩa
2. SOẠN VĂN CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP THEO) CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP THEO) HAY NHẤT
Soạn văn: Các phương châm hội thoại (tiếp theo - chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại đó mỗi người nói một đăng, không khớp với nhau, không hiểu nhau.
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào để tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc dề.
PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 1):
Thành ngữ Dây cà ra dây muống, Lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói dài dòng, rườm rà; cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
– Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt. Vì vậy, khi giao tiêp, cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 tập 1):
Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy
– Câu trên có thể được hiểu theo hai cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định hay cho truyện ngắn. Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
– Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn do ông ấy sáng tác).
⟹ Như vậy trong giao tiếp, cần tuân thủ phương châm cách thức, tránh cách nói mơ hồ.
Soạn văn: Các phương châm hội thoại (tiếp theo - hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp
– Để tránh tình trạng, khi hội thoại phải nói đúng đề tài giao tiếp, nói đúng vấn đề quan tâm
– Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại
PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 1):
– Dây cà ra dây muống – nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm
– Lúng búng như ngậm hột thị – nói ấp úng, không rõ ràng, thiếu rành mạch
– Nói như thế không đạt được hiệu quả giao tiếp: không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận
→ Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 tập 1):
– Trong câu trên, cụm từ “ông ấy” có thể hiểu được hai cách: nhận định của ông ấy về truyện ngắn, nhận định truyện ngắn của ông ấy viết. Như vậy, nội dung câu nói mơ hồ, người nghe khó xác định được điều muốn nói
– Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn
Ví dụ:
+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác
+ Tôi đồng ý với những nhận định truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy
→ Như vậy, khi giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm