Soạn văn: Phương pháp tả cảnh
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Phương pháp tả cảnh”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH SIÊU NGẮN
Phương pháp viết văn tả cảnh
Câu 1, 2: Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2. Trả lời các câu hỏi:
a) Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của vượt thác. Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở khúc sông có nhiều thác dữ?
b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?
c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.
Trả lời:
Đọc các văn bản
a. Vì ở đây tác giả miêu tả dượng Hương Thư gắn với hành trình một cuộc vượt thác dữ
b. Văn bản thứ hai tả quang cảnh dòng sông Năm Căn
– Theo trình tự thoát khỏi kênh, đổ ra sông sau đó xuôi về dòng sông Năm Căn tiếp theo là quan sát hai bên bờ
c. Tóm tắt các ý của mỗi phần
A. Mở bài (từ đầu đến màu của lũy): giới thiệu tổng quát ,nhấn mạnh ba vòng lũy
B. Thân bài (tiếp đến không rõ):
+ miêu tả cụ thể chi tiết từng lũy tre
+ phân biệt sự đặc sắc khu biệt của từng lũy tre
C. Kết bài (còn lại): nói về măng gợi quan hệ mẫu tử trong cuộc sống
– Thứ tự miêu tả của tác giả trong đọan văn là từ khái quát đến cụ thể
Luyện tập
Câu 1: Nếu phải tả quanh cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào ?
Trả lời:
a. Những hình ảnh tiêu biểu
– Hoạt động của cô: ghi bảng, phát giấy thi, nhìn đồng hồ, đi lại ,ngồi, nhắc nhở học sinh, vừa gần gũi vừa nghiêm khắc
– Hoạt động của trò: chăm chú làm bài, giở giấy loạt soạt, tiếng ngòi bút, gương mặt các bạn,…
b. Theo thứ tự thời gian
– Bắt đầu phát đề
– Làm bài
– Chuông báo hết giờ
c. Viết đoạn
– Mở bài:
Ai ai cũng có một tuổi học trò vô tư hồn nhiên để rồi khi lớn lên ai cũng ao ước được một lần trở về những năm tháng ấy. Tôi cũng vậy, mỗi khi nhớ tới quãng thời gian tươi đẹp ấy tôi lại không thể quên quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
– Kết bài
Chẳng hiểu sao mỗi lần nhớ lại quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn, tôi lại cảm thấy nó như vừa mới xảy ra. Đó là những mảnh kí ức thật đẹp trong cuộc đời học sinh của tôi.
Câu 2: Nếu phải tả quanh cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
Trả lời:
– Theo trình tự thời gian
+ bắt đầu có chuông ra chơi
+ trong giờ ra chơi
+ giờ ra chơi kết thúc
– Đoạn văn tham khảo
Tùng….tùng… tùng tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã vang lên rộn ràng cả sân trường. Từ các lớp học các bạn học sinh ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Tiếng nói cười ồn ào cùng không khí náo nhiệt được khơi lên xua tan đi cái không khí tĩnh lặng, tịch mịch của sân trường lúc trước. Các trò chơi bắt đầu mở màn. Chỗ này thì đá cầu, chỗ kia thì nhảy dây,… một nhóm bạn chơi đuổi bắt cứ chạy vòng quanh sân trường. Trông mặt bạn nào, bạn nấy thở hổn hển y như vận động viên vừa tham gia cuộc thi điền kinh nào đó. Tùng… tùng…tùng ba tiếng trống lại vang lên một lần nữa báo hiệu giờ ra chơi đã kết thúc. Các trò chơi nhanh chóng được kết thúc, các bạn vào lớp để tiếp tục những tiết học trả lại sự yên tĩnh cho sân trường.
Câu 3: Hãy đọc kĩ đoạn văn tr. 47 – 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và rút lại thành một dàn ý.
Trả lời
– Buổi nắng sáng
– Buổi chiều gió mùa Đông Bắc
– Ngày mưa rào
– Buổi nắng mờ
– Chiều lạnh
– Chiều nắng tàn
– Mặt trơi xế trưa
– Biển đổi sắc theo mây trời
– Nguyên nhân biển đẹp
2. SOẠN VĂN PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH HAY NHẤT
Soạn văn: Phương pháp tả cảnh (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH
Trả lời câu 1 + 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc ba văn bản tr 45-46 SGK Ngữ văn 6 tập 2. Trả lời câu hỏi:
a) Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của vượt thác. Tại sao có thế nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở khúc sông có nhiều thác dữ?
b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?
c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.
Trả lời:
a) Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ:
– Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
– Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
– Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b) Đoạn văn tả cảnh dòng sông Năm Căn.
– Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao.
– Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, rừng đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c) Đoạn văn của Ngô Văn Phú có 3 phần:
– Phần mờ đầu: từ “Luỹ làng là một vành đai” đến “màu của luỹ”: Giới thiệu khái quát vể luỹ tre làng (phẩm chất, hình dáng và màu sắc).
– Phần thứ hai: tiếp theo đến “không rõ”: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng.
– Phần ba: Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
* Trình tự miêu tả:
Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian ).
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào?
Lời giải chi tiết:
– Chọn những hình ảnh tiêu biểu: cô giáo (thầy giáo), không khí lớp, quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bốn bức tường, bàn, ghế …), các bạn (tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài …), cảnh viết bài, cảnh ngoài sân trường, …
– Miêu tả theo thứ tự nào cũng được, sao cho hợp lí, chẳng hạn theo thứ tự: từ ngoài vào trong lớp; từ phía trên bảng, cô giáo xuống lớp; từ không khí chung của lớp học đến bản thân người viết…
– Viết mở bài và kết bài
Mở bài: Trong những giờ học, có lẽ giờ viết bài tập làm văn là giờ mà chúng tôi yêu thích nhất. Chúng tôi có thể thoải mái sáng tạo, thoải mái thể hiện cá tính của mình trong từng câu chữ. Bởi vậy, mỗi lần đến tiết viết bài không khí của lớp trở nên sôi nổi, hào hứng hẳn lên.
Kết bài: Giờ viết bài tập làm văn thật lí thú và sôi động. Ai ai cũng hứng khởi vì vừa tạo ra một tác phẩm do chính mình sáng tác. Giờ tập làm văn cũng là khoảng thời gian quý báu giúp chúng tôi rèn luyện kĩ năng viết lách của bản thân. Tôi hi vọng có nhiều giờ viết văn hơn nữa, để tôi cũng như các bạn được rèn luyện, tăng cường khả năng viết bài.
Trả lời câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
Lời giải chi tiết:
* Tả theo trình tự thời gian:
– Trước giờ ra chơi, sân trường yên ắng, tĩnh mịch.
– Trong giờ ra chơi:
+ Trống hết hai tiết, báo giờ ra chơi đã tới.
+ Học sinh từ các lớp ùa ra sân.
+ Cảnh học sinh chơi đùa.
+ Các trò chơi quen thuộc.
+ Cảnh giữa sân, các phía, góc sân.
+ Trống vào lớp, học sinh về lớp.
– Sân trường sau khi ra chơi trở về vẻ yên tĩnh vốn có.
* Tả theo trình tự không gian:
– Các trò chơi ở giữa sân, các góc sân.
– Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
Trả lời câu 3 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy đọc kĩ đoạn văn tr.47-48 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và rút lại thành một dàn ý.
Lời giải chi tiết:
– Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
– Thân bài:
+ Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
– Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp
Soạn văn: Phương pháp tả cảnh (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
I. Phương pháp viết văn tả cảnh
Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.
Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):
a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ
– Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
– Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
– Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước
– Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
– Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
– Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
– Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
– Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
– Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.
b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.
c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.
– Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.
Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:
+ Sân trường vắng lặng
+ Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…
+ Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối
Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.
Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:
Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
Thân bài:
Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp