Soạn văn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG SIÊU NGẮN
Bố cục
– Phần 1: Từ đầu → kéo nhau về: Chân tay tai mắt so bì với lão miệng.
– Phần 2: Tiếp đến → để bàn: hậu quả của việc so bì ganh tị.
– Phần 3: Còn lại: cách sửa chữa hậu quả.
Tóm tắt
Cô mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai quyết định không làm lão Miệng nữa vì cho rằng xưa nay lão chẳng làm gì cả. Vài ngày sau họ cảm thấy mệt mỏi uể oải và cuối cùng họ nhận ra được sai lầm của mình và sửa chữa nó.
Soạn bài
Câu 1: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Trả lời:
– Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai sô bì với lão Miệng vì cho rằng:
+ Họ làm việc vất vả
+ Lão miệng không làm mà chỉ ăn.
⇒ Suy nghĩ sai lầm, phán xét vội vàng: lập luận từ biểu hiện bên ngoài.
Câu 2: Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Trả lời:
– Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng khuyên nhủ mọi người:
+ Mỗi thành viên không thể sống tách biệt trong một tập thể mà phải nương tựa, gắn bó với nhau.
+ Sống trong cộng đồng cần phải biết đoàn kết, hợp tác và tôn trọng nhau
+ Không nên phán xét vôi vàng, tị nạnh, sống ích kỷ.
Luyện tập
Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.
Trả lời:
– Định nghĩa truyện ngụ ngôn:
+ Là loại chuyện kể về văn xuôi hoặc văn vần.
+ Mược chuyện loài vật, đồ vật để bóng gió nói kin đáo về chuyện con người.
– Một số truyện ngụ ngôn đã học:
+ Ếch ngồi đáy giếng, đeo nhạc cho mèo, thầy bói xem voi, chân, tay tai mắt miệng.
2. SOẠN VĂN CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG HAY NHẤT
Soạn văn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Trả lời câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Lời giải chi tiết:
Cô Mắt, Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì đến một ngày nọ, họ nhận thấy rằng họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không’.
Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.
Trả lời câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Lời giải chi tiết:
Từ quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật – bộ phận cơ thể người, truyện đã khuyên nhủ, răn dạy ta bài học:
– Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
– Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
LUYỆN TẬP
1. Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.
Trả lời:
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó. Những truyện ngụ ngôn đã học:
– Ếch ngồi đáy giếng
– Thầy bói xem voi
– Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
2. Kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật ngụ ngôn mà em đã học. Tôi là Cún con, hàng ngày tôi rong ruổi dạo chơi loanh quanh trong nhà và ít khi được đi đâu xa, do đó tôi ít biết được những việc ngoài xã hội ngoại trừ những chuyện xảy ra quanh mình.
Một hôm tôi tha thẩn chơi ngoài bờ ao xem mấy chú cá rô phi tung tăng bơi lội dưới nước, bỗng tôi nghe thấy tiếng ộp, ộp rất to và thoắt một cái, một anh ếch xanh đã ngồi chồm hỗm trước mặt tôi. Đôi mắt anh mở to nhìn tôi một hồi, rồi đằng hắng giọng, anh hỏi tôi:
– Này nhà anh kia. Anh là ai mà dám ngồi trên đất của nhà ta?
Tôi nhận ra đó chính là anh ếch đã trú ngụ khá lâu ở trong ao nhà chủ tôi. Thấy anh ta lớn tiếng, tôi nói:
– Sao anh lớn tiếng như vậy? Đây là nhà anh hả?
– Phải rồi, trên thế gian này có chỗ nào không phải là đất của nhà ta. Bởi ta là chúa tể của muôn loài mà. Ngươi có thấy mỗi khi ta lên tiếng là át hết tất cả muôn loài. Bởi vậy ai nghe thấy tiếng của ta cũng phải khiếp sợ. Đồ nhãi nhép như ngươi ta chỉ cần hô lên một tiếng là sợ ngay.
– Anh nghĩ rằng kể cả chúa tể rừng xanh cũng phải khiếp sợ anh u?
– Đúng vậy, ta là nhất, chẳng loài nào vượt qua được ta cả.
Nghe anh ta huênh hoang, tôi phì cười:
– Anh dám khinh thường cả chúa sơn lâm kia à?
– Với ta hắn chẳng là cái gì hết.
– Vậy anh có dám đấu với hắn không?
– Ta chẳng sợ, nếu ta mà gặp hắn, ta sẽ cho hắn một trận.
Vừa lúc đó, bác Trâu đang nhai rơm ở góc vườn bỗng lên tiếng:
– Thế ngươi có dám đấu với ta không?
Nhìn mặt bác Trâu đỏ nhừ, đôi mắt trợn lên, có lẽ bác bực mình vì sự huênh hoang của anh ếch quá nên mới lên tiếng, chứ thường ngày bác rất hiền lành. Ếch ta nghe thấy tiếng bác ồm ồm, và trông dáng điệu lại có ì ạch, nên có vẻ chẳng sợ sệt gì cả. Anh ta nhìn bác một hồi từ đầu đến chân, giọng đầy khinh miệt:
– Hừ, cái thứ như ngươi mà cũng dám trêu ngươi với ta hả.
Bác Trâu lúc này đã bực mình thực sự, bác đi nhanh về phía chú ếch, lây mõm hất tung chú ếch xanh lên, làm chú ta lộn mây vòng trên không trung. Tôi hoảng qua vội nhắm tịt mắt lại. Và tôi nghe rất rõ tiếng chú ếch xanh kêu cứu thất thanh.
Nhưng may quá khi rơi xuống thì anh ếch rơi đúng đám lá sen nên vẫn giữ được mạng sống. Anh ta vùng dậy rối rít xin bác Trâu tha mạng. Bác Trâu không thèm nói câu nào, lừ lừ bước đi.
Chờ cho bác Trâu đi xa rồi tôi mới thấy anh ếch lồm cồm nhảy về ổ. Tôi hỏi với theo:
– Anh có bị làm sao không?
– Tôi không sao. Nghe giọng anh ta không còn thấy tự cao như khi trước nữa.
Nói xong anh ếch lặn một mạch, có lẽ anh ta vẫn chưa hết run. Âu đó là một bài học nhớ đời cho anh ta. Có lẽ từ sau anh ta sẽ không còn thói huênh hoang, phét lác nữa.
Tóm tắt
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
Bố cục
Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “cả bọn kéo nhau về”): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng.
– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “đành họp nhau lại để bàn”): Hậu quả của việc so bì, ganh tị.
– Đoạn 3 (Còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
Soạn văn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Bố cục:
– Đoạn 1 (từ đầu … kéo nhau về): Chân, Tay, Tai, Mắt so bì, tỵ nạnh với lão Miệng.
– Đoạn 2 (tiếp … họp nhau lại để bàn): hậu quả của suy nghĩ, quyết định sai.
– Đoạn 3 (còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 116 sgk ngữ văn tập 1)
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì:
– Họ nhận thấy họ phải làm việc nhọc nhằn quanh năm, còn lão Miệng thì chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không
– Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.
Câu 2 (Trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:
+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.
– Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
– Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Luyện tập
– Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Xem chú thích (*) SGK – trang 100.
– Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.