3.1. Thu thập số liệu thống kê, tần số
Hướng dẫn giải bài tập SGK toán lớp 7 tập 2 trang 7, 8, 9. Bài học Thu thập số liệu thống kê, tần số.
Nội dung chính
Bài 1. (Trang 7 SGK Toán 7 – Tập 2)
Lập bảng số liệu ban đầu cho một cuộc điều tra nhỏ về một dấu hiệu mà em quan tâm (điểm một bài kiểm tra của mỗi em trong lớp, số bạn nghỉ học trong một ngày của mỗi lớp trong trường, số con trong từng gia đình sống gần nhà em…)
Bài giải
Học sinh tự cho một ví dụ:
Ví dụ: Lớp 7A có 45 học sinh, trong lần kiểm tra học kì I vừa qua, số điểm của bài kiểm tra môn toán như sau:
Có
5 bài | 10 điểm |
4 bài | 8 điểm |
7 bài | 6 điểm |
6 bài | 4 điểm |
7 bài | 9 điểm |
6 bài | 7 điểm |
10 bài | 5 điểm |
Bài 2. (Trang 7 SGK Toán 7 – Tập 2)
Hàng ngày bạn An thử ghi lại thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường và thực hiện điều đó trong 10 ngày. Kết quả thu được như sau:
Thứ tự (ngày) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Thời gian (phút) | 21 | 18 | 17 | 20 | 19 | 19 | 19 | 20 | 18 | 19 |
a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là gì và dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị?
b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy ghi giá trị của dấu hiệu đó?
c) Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng.
Bài giải
a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là: “Thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường”. Dấu hiệu đó có 10 giá trị
b) Có 5 giá trị khác nhau trong dãy các giá trị của dấu hiệu.
c) Các giá trị khác nhau đó là: 21; 20; 19; 18; 17
– Giá trị 21 (phút) có tần số là 1
– Giá trị 20 (phút) có tần số là 2
– Giá trị 19 (phút) có tần số là 3
– Giá trị 18 (phút) có tần số là 3
– Giá trị 17 (phút) có tần số là 1
Bài 3. (Trang 8 SGK Toán 7 – Tập 2)
Thời gian chạy 50 mét của các em học sinh trong một lớp 7 được thầy giáo thể dục ghi lại trong hai bảng dưới đây:
Số thứ tự của học sinh nam | Thời gian (giây) |
1 | 8,3 |
2 | 8,5 |
3 | 8,5 |
4 | 8,7 |
5 | 8,5 |
6 | 8,7 |
7 | 8,3 |
8 | 8,7 |
9 | 8,5 |
10 | 8,4 |
11 | 8,5 |
12 | 8,4 |
13 | 8,5 |
14 | 8,8 |
15 | 8,8 |
16 | 8,5 |
17 | 8,7 |
18 | 8,7 |
19 | 8,5 |
20 | 8,4 |
Số thứ tự của học sinh nam | Thời gian (giây) |
1 | 9,2 |
2 | 8,7 |
3 | 9,2 |
4 | 8,7 |
5 | 9,0 |
6 | 9,0 |
7 | 9,0 |
8 | 8,7 |
9 | 9,2 |
10 | 9,2 |
11 | 9,2 |
12 | 9,0 |
13 | 9,3 |
14 | 9,2 |
15 | 9,3 |
16 | 9,3 |
17 | 9,3 |
18 | 9,0 |
19 | 9,2 |
20 | 9,3 |
Bài giải
a) Dấu hiệu cần tìm là: “Thời gian chạy 50 mét” của mỗi học sinh.
b) – Bảng 5 có 20 giá trị dấu hiệu và có 5 giá trị khác nhau.
– Bảng 6 có 20 giá trị của dấu hiệu và có 4 giá trị khác nhau.
c) – Các giá trị khác nhau của bảng 5 là: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8 và tần số tương ứng với mỗi giá trị đó lần lượt là 2; 3; 8; 5; 2.
– Các giá trị khác nhau của bảng 6 là: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3 và tần số ứng với mỗi giá trị đó lần lượt là 3; 5; 7; 5.
Bài 4. (Trang 9 SGK Toán 7 – Tập 2)
Chọn 30 hộp chè một cách tùy ý trong kho của một cửa hàng và đem cân, kết quả được ghi lại trong bảng dưới đây (sau khi đã trừ khối lượng của vỏ):
Khối lượng từng hộp chè (tính bằng gam) | ||
100 | 100 | 101 |
100 | 101 | 100 |
98 | 100 | 100 |
98 | 102 | 98 |
99 | 99 | 102 |
100 | 101 | 101 |
100 | 100 | 100 |
102 | 100 | 100 |
100 | 100 | 99 |
100 | 99 | 100 |
Hãy cho biết:
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng
Bài giải
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu là: “Trọng lượng của từng hộp chè”.
Tất cả có 30 giá trị của dấu hiệu
b) Có 5 giá trị khác nhau của dấu hiệu.
c) Các giá trị khác nhau đó là: 98; 99; 100; 101; 102 và tần số ứng với mỗi giá trị lần lượt là: 3; 4; 16; 4; 3.
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu.