Soạn văn: Kể chuyện tưởng tượng
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Kể chuyện tưởng tượng”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG SIÊU NGẮN
Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
Bài 1: Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết người kể chuyện đã tưởng tượng ra những điều gì? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng?
Trả lời:
Tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai ,Mắt, Miệng: Cô mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai quyết định không làm lão Miệng nữa vì cho rằng xưa nay lão chẳng làm gì cả. Vài ngày sau họ cảm thấy mệt mỏi uể oải và cuối cùng họ nhận ra được sai lầm của mình và sửa chữa nó.
– Trong truyện tác giả dân gian đã tưởng tượng ra cuộc tị nạnh và cuộc nói chuyên của Chân , Tay, Tai, Mắt, Miệng.
– Chi tiết có thật: Chân, Tay, Tai,Mắt,Miệng là các bộ phận trên cơ thể người.
– Chi tiết không có thật: Các bộ phận của cơ thể nói chuyện, tranh luận, đối thoại như con người.
Bài 2: Đọc truyện Lục sức tranh công trong SGK và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo.
– Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào?
– Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
– Từ đó em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng?
Trả lời:
Cách kể một câu chuyện tưởng tượng:
+ Kể bằng trí tưởng tượng của mình
+ Dựa trên những yếu tố có thật.
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa
+ Kể các sự kiện theo thứ tự trước sau, nguyên nhâ, kết quả.
⇒ Câu truyện phải có ý nghĩa và bài học nhất định.
Luyện tập
Bài 1: Lập dàn ý cho đề văn: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước…
Trả lời:
Mở bài:
* Giới thiệu chung:
– Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
– Thời gian xảy ra cuộc giao chiến. (Ví dụ: Mùa lũ năm 2006 ở đồng bằng sông Hồng)
Thân bài:
* Tả cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:
– Khung cảnh trước trận đấu:
+ Bầu trời tối đen, chớp rạch loang loáng, sấm nổ đì đùng…
+ Sơn Tinh bình tĩnh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại để sẵn sàng đánh trả.
– Trong trận đấu:
+ Thủy Tinh hoá phép hô gió gọi mưa. Giông tố nổi lên ầm ầm, mưa như trút. Nước sông Hồng dâng lên cuồn cuộn đe dọa phá vỡ đê…
+ Sơn Tinh bày binh bố trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện để chống đỡ, đẩy lùi các đợt tấn công của Thủy Tinh.
– Kết thúc trận đấu:
+ Sau nhiều ngày đêm giao tranh, Thủy Tinh thua trận phải rút quân về.
+ Nhân dân vui mừng trước thắng lợi to lớn, càng tin tưởng vào tài năng và đức độ của Sơn Tinh.
Kết bài
– Cảm nghĩ của em về cuộc chiến của hai người, về cái thiện, cái ác.
Bài 2. Lập dàn ý: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu lý do về thăm trường.
Thân bài:
– Cảm xúc về thăm trường
– Cảm xúc khi gặp lại thầy cô.
– Sự thay đổi của ngôi trường:
+ Cơ sở vật chất
+ Sự thay đổi về quang cảnh trường lớp
+ Sự thay đổi của các thầy cô.
– Các hoạt động tham gia khi về thăm trường:
Kết bài: Cảm nghĩ của em về lần trở lại ngôi trường
2. SOẠN VĂN KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN KỆ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG HAY NHẤT
Soạn văn: Kể chuyện tưởng tượng (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Trả lời câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết người kể chuyện đã tưởng tượng ra những điều gì? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng?
Lời giải chi tiết:
* Tóm tắt truyện: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng nhiên, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng “lão chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không” rồi họ đồng tình phản đối không làm việc cho lão Miệng chừa đi. Thế nhưng họ cảm thấy mệt rã rời, không đủ sức để hoạt động nữa. Lúc này họ mới nhận ra: nếu không có cho lão Miệng ăn thì mình cũng sẽ chẳng thể làm được việc gì vì lão Miệng có ăn thì Tay, Chân, Tai, Mắt mới khoẻ được. Năm người lại thân mật sống với nhau như xưa.
* Trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng. Chuyện chân, tay, tai, mắt chống lại cái miệng là hoàn toàn tưởng tượng.
* Sự tưởng này dựa vào chi tiết có thật là: Các bộ phận trên cơ thể con người không thể tách rời nhau cũng như trong xã hội người ta phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được.
Trả lời câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc truyện Lục sức tranh công trong SGK và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo.
– Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào?
– Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
– Từ đó em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng?
Lời giải chi tiết:
– Trong truyện người ta đã tưởng tượng tượng ra:
+ Sáu con gia súc nói được tiếng người.
+ Sáu con gia súc kể công và kể khổ.
– Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.
– Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
– Kể chuyện tưởng tượng là người kể nghĩ ra truyện bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hoặc trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Truyện kể ra một phần phải dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
Phần II
LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý cho đề văn: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước…
Lời giải chi tiết:
Tham khảo dàn bài sau:
* Mở bài:
– Trận lũ lụt xảy ra vào tháng tám năm 2004 ở miền Trung.
– Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới.
* Thân bài:
– Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội: gió dữ dội, lũ quét từ đầu nguồn đổ về ầm ầm như thác đổ. Nhà cửa, cây cối bị thiệt hại lớn.
– Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt: huy động sức mạnh tổng lực: đất, đá, tàu hoả, trực thăng, thuyền, ca nô, xe lội nước, các hòn bê tông đúc sẵn…
– Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di động ứng cứu kịp thời…
– Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ
– Cảnh cả nước quyên góp giúp đỡ đồng bào bị hoạn nạn do lũ lụt…
* Kết bài: Thuỷ Tinh vẫn phải rút quân về, Sơn Tinh chiến thắng.
Trả lời câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý: Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
Lời giải chi tiết:
Mở bài:
– Giới thiệu về hoàn cảnh gặp Thánh Gióng
Thân bài:
– Hoàn cảnh được gặp Thánh Gióng.
– Trang phục, hình dáng của Thánh Gióng.
– Cuộc nói chuyện của Thánh Gióng
– Trao đổi suy nghĩ thắc mắc của mình với Thánh Gióng
– Hỏi bí quyết làm sao mà Gióng có thể từ một cậu bé lên ba không biết nói, biết cười mà lại trở thành một
tráng sĩ xông pha ra trận
– Lời khuyên của Thánh Gióng
*Kết bài:
– Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng trong giấc mơ
Trả lời câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em gặp những thú vị, rắc rối gì?
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Nguyên nhân mắc lỗi bị biến thành con vật nào?
Thân bài:
– Lúc bị biến thành con vật, cảm giác của em.
– Nêu những điều thú vị và rắc rối.
+Thú vị
+Gặp những rắc rối nào?
Kết bài
– Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.
– Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.
– Lời hứa.
Trả lời câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xa đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau ấy và sẽ dàn xếp như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Thân bài:
– Hoàn cảnh nghe thấy cuộc trò chuyện.
– Cuộc trò chuyện của ba phương tiện
+ Ô tô nói lên những ưu điểm của bản thân: che mưa, che nắng, đi nhanh,… Chê bai xe máy, xe đạp…
+ Xe máy chê ô tô cồng kềnh, xe máy nhỏ gọn đi nhanh , dễ luồn lách,…
+ Xe đạp lên tiếng mình tuy đi chậm nhưng thân thiện với môi trường
– Sự dàn xếp của em
Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.
Trả lời câu 5 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Nêu hoàn cảnh: trong một giấc mơ, em mơi mình trưởng thành, sau 10 năm em quay về trường cũ trong dịp 20/11
Thân bài: Tả không khí ngày về thăm trường: bầu trời, con người, cây cối…
– Tả sự thay đổi ở trường học:
+ Tả cổng trường (có gì khác so với ngày xưa)
+ Cảnh sân trường (cây cối, sân trường…)
+ Cảnh lớp học (được xây thêm, có thêm nhiều phòng học chuyên dụng…)
+ Thầy cô giáo ngày xưa giờ già hơn, có những thầy cô đã nghỉ hưu.
– Tả cảnh còn lưu giữ: Lớp học cũ, thầy cô ngày xưa
– Cảm xúc khi về thăm trường
Kết bài: Nêu cảm nghĩ khi ngôi trường thay đổi thời gian
Soạn văn: Kể chuyện tưởng tượng (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
Bài 1: Tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Đang sống hòa hợp với nhau, một ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai chợt nhận ra rằng mình làm việc quanh năm vất vả chỉ để lão Miệng hưởng thụ. Tất cả đồng tình kéo tới nhà lão Miệng thông báo “đình công”. Sau vài ngày ai cũng mệt mỏi rã rời, họ họp lại và nhận ra sai lầm của mình. Họ kéo tới nhà lão Miệng, thấy lão đang lả, mọi người tìm thức ăn cho lão ăn. Lão dần tỉnh và mọi người khỏe lại, từ đó tất cả lại chung sống hòa thuận với nhau.
– Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết dựa vào sự thật:
+ Chân tay làm lụng để miệng có cái ăn
+ Tất cả các bộ phận: chân, tay, tai, mắt, miệng đều có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể
– Chi tiết tưởng tượng: Chân, tay, tai, mắt, miệng giống như một con người trong tập thể
Bài 2: Truyện thứ nhất: Lục súc tranh công
+ Yếu tố thực tế: Sáu con gia súc nói chuyện với nhau, chúng suy bì, kể công, kể khổ.
+ Chi tiết dựa vào sự thật: hoạt động, đặc điểm của các giống gia súc trong nhà
→ Khẳng định lợi ích riêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người. Câu chuyện ngụ ý, con người không nên so bì với người khác, không nên cho rằng mình quan trọng hơn người khác.
– Truyện thứ hai: Giấc mơ trò truyện cùng Lang Liêu
+ Yếu tố thật: Lang Liêu là người sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy.
+ Yếu tố tưởng tượng: cuộc nói chuyện với nhân vật lịch sử
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 134 skg ngữ văn 6 tập 1)
Đề 1/ Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc máy ủi, xi-măng, cốt thép, máy lội nước,máy bay trực thăng…
a. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
– Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
– Thời gian xảy ra cuộc giao chiến. (Ví dụ: Mùa lũ năm 2006 ở đồng bằng sông Hồng)
b. Thân bài:
* Tả cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:
– Khung cảnh trước trận đấu:
+ Bầu trời tối đen, chớp rạch loang loáng, sấm nổ đì đùng…
+ Sơn Tinh bình tĩnh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại để sẵn sàng đánh trả.
– Trong trận đấu:
+ Thủy Tinh hoá phép hô gió gọi mưa. Giông tố nổi lên ầm ầm, mưa như trút. Nước sông Hồng dâng lên cuồn cuộn đe dọa phá vỡ đê…
+ Sơn Tinh bày binh bố trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện để chống đỡ, đẩy lùi các đợt tấn công của Thủy Tinh.
– Kết thúc trận đấu:
+ Sau nhiều ngày đêm giao tranh, Thủy Tinh thua trận phải rút quân về.
+ Nhân dân vui mừng trước thắng lợi to lớn, càng tin tưởng vào tài năng và đức độ của Sơn Tinh.
c. Kết bài
– Cảm nghĩ của em về cuộc chiến của hai người, về cái thiện, cái ác.
Đề 2. Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
a. Mở bài:
– Buổi sáng, trong giờ Ngữ văn, em được học truyền thuyết Thánh Gióng và câu chuyện thần kì đã cuốn hút em.
– Đêm đó, em mơ thấy mình được gặp Thánh Gióng.
b. Thân bài:
Kể lại giấc mơ gặp Thánh Gióng:
– Trong mơ em thấy một tráng sĩ tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi trên lưng con ngựa sắt, tự xưng là Thánh Gióng.
– Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết làm thế nào để vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.
– Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ để trở thành người có trí tuệ sáng suốt trong một thân thể khỏe mạnh. Như vậy thì mới có ích cho gia đình và xã hội.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của em:
– Giấc mơ gặp Thánh Gióng thật đẹp và nhiều ý nghĩa.
– Em thấm thía lời khuyên thiết thực của Thánh Gióng, cố gắng phấn đấu thành con người toàn diện.
Đề 3. Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật (con vật cụ thể do học sinh chọn) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?
a. Mở bài: Nêu nguyên nhân mắc lỗi. Con vật em biến thành là gì? (con chuột)
b.Thân bài:
– Cảm giác của em khi biến thành con vật đó.
– Nêu những điều thú vị và rắc rối:
+ Thú vị:
- Gặp cộng đồng loài chuột
- Tha hồ phá phách, gặm nhấm.
- Được đi du ngoạn khắp nơi.
+ Những rắc rối:
- Bị mèo vồ, vướng vào bẫy chuột: sợ hãi, tìm đường thoát thân.
- Nguyên nhân làm cho em muốn trở lại thành một con người bình thường.
c. Kết bài
– Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.
– Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.
– Lời hứa.
Đề 4. Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
a. Mở bài:
Một buổi tối xe đạp, xe máy, ô tô gặp nhau trong nhà xe, chúng lên tiếng cãi nhau, so bì hơn thua.
b. Thân bài:
– Xe ô tô chê xe máy, xe đạp: chậm chạp, không che mưa, che nắng được cho con người.
– Xe máy chê ô tô to xác, chiếm nhiều chỗ, chạy hao xăng, tốn tiền, không vào được nơi ngõ hẻm; Xe máy tự khoe mình nhỏ hơn, nhanh nhẹn, không như xe đạp chậm chạp kia.
– Xe đạp bảo rằng tuy mình chậm chạp nhưng không tốn xăng, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể giúp con người rèn luyện sức khỏe.
c. Kết bài: Lời khuyên răn: cả ba phương tiện đều có ích, không nên so bì.
Đề 5. Lập dàn ý: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
a. Mở bài: Nêu hoàn cảnh: trong một giấc mơ, em mơi mình trưởng thành, sau 10 năm em quay về trường cũ trong dịp 20/11
b. Thân bài: Tả không khí ngày về thăm trường: bầu trời, con người, cây cối…
– Tả sự thay đổi ở trường học:
+ Tả cổng trường (có gì khác so với ngày xưa)
+ Cảnh sân trường (cây cối, sân trường…)
+ Cảnh lớp học (được xây thêm, có thêm nhiều phòng học chuyên dụng…)
+ Thầy cô giáo ngày xưa giờ già hơn, có những thầy cô đã nghỉ hưu.
– Tả cảnh còn lưu giữ: Lớp học cũ, thầy cô ngày xưa
– Cảm xúc khi về thăm trường
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ khi ngôi trường thay đổi thời gian