Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn kể chuyện
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Viết bài tập làm văn số 2 – Văn kể chuyện”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 SIÊU NGẮN
Đề 1: Kể một chuyện tốt mà em đã làm.
Trả lời:
Mở bài:
– Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
– Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
– Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
– Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
– Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
– Có người khác chứng kiến hay không?
– Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
– Em có vui khi làm công việc đó?
– Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài:
– Suy nghĩ của em về việc làm đó.
– Dự định những việc làm của em sau này.
Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi
Trả lời:
Mở bài:
– Hoàn cảnh mắc lỗi.
Thân bài:
– Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai? Đó là lỗi gì?
+ Nguyên nhân mắc lỗi (chủ quan hay khách quan)
+ Hậu quả của lỗi lầm ấy (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).
– Ân hận và sửa chữa sau khi mắc lỗi.
Kết bài:
– Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy.
– Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác.
Đề 3: Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý
Mở bài:
– Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
– Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
– Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
– Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
– Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
– Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài:
– Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
2. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 HAY NHẤT
Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Đề 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể về một việc tốt mà em đã làm.
a) Mở bài
– Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.
b) Thân bài
– Kể diễn biến sự việc:
+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?
+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.
+ Hành động cụ thể của em khi đó.
– Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.
c) Kết bài
– Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.
Đề 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bàỉ)
a) Mở bài
– Hoàn cảnh mắc lỗi.
b) Thân bài
– Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi (chủ quan hay khách quan)
+ Hậu quả của lỗi lầm ấy (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).
– Ân hận và sửa chữa sau khi mắc lỗi.
c) Kết bài
– Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy.
– Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác.
Đề 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
a) Mở bài
– Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.
– Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.
b) Thân bài
– Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét gây ấn tượng).
– Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu đối với học trò,…).
– Kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo) của riêng bản thân em.
– Tình cảm của em đôi với thầy giáo hay cô giáo.
c) Kết bài
Không còn được học thầy (cô) nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) với sự kính trọng và yêu thương.
Đề 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
a) Mở bài
Kỉ niệm tuổi thơ đó xảy ra khi nào, với ai? (hoặc với vùng quê nào, con vật nào,…).
b) Thân bài
– Kể lại diễn biến chi tiết về kỉ nệm tuổi thơ đó:
+ Trong hoàn cảnh nào, kỉ niệm buồn hay vui.
+ Sự việc (câu chuyện) xảy ra và diễn biến.
– Ấn tượng về kỉ niệm đó để lại trong lòng mình.
c) Kết bài
– Trong kí ức của bản thân, kỉ niệm vừa nêu có vị trí như thế nào? Nó có là một động lực giúp cho việc học hành hay giúp cho cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn không?
Đề 5 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
a) Mở bài
– Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
– Giới thiệu khái quát về thành tích trong học tập hay việc tốt mà bạn ấy đã làm để giúp đỡ những bạn bè cùng lớp.
b) Thân bài
– Kể về người bạn tốt của em:
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Tính cách.
+ Thành tích học tập.
+ Quan hệ với các bạn trong lớp, trong trường, với các thầy cô giáo và mọi người ra sao?
– Kể về một kỉ niệm sâu sắc (nếu có) của bản thân với người bạn đó.
– Chơi với người bạn đó, em học được điều gì?
– Nêu bài học về việc giao kết bạn bè. (Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
c) Kết bài
Suy nghĩ của em về tấm gương và rút ra bài học cho bản thân.
Soạn văn: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em như thế nào? Kết quả của nó ra sao … (giới thiệu một cách khái quát).
b. Thân bài:
+ Đó là việc gì?
+ Thời gian, địa điểm?
+ Gồm có những ai (tất nhiên là có em)?
+ Gặp công việc đó, em đã suy nghĩ như thế nào?
+ Hành động cụ thể của em khi đó là gì?
+ Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?
+ Người được em giúp có cảm xúc như thế nào? Điều đó làm em xúc động ra sao?
+ Những điều em suy nghĩ.
c. Kết bài: Sau khi làm được một việc tốt, em cảm giác ra sao?
Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,…).
Dàn ý
a. Mở bài: Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.
b. Thân bài:
– Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?
+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).
– Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?
c. Kết bài:
+ Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?
+ Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?
Đề 3: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
Dàn ý
a. Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.
+ Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.
b. Thân bài:
+ Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét gây ấn tượng).
+ Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu đối với học trò,…).
+ Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo) đó là gì?
+ Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao?
c. Kết bài: Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) đó bằng một sự kính trọng và yêu mến sâu sắc ra sao?
Đề 4: Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
Dàn ý
a. Mở bài: Kỉ niệm tuổi thơ đó xảy ra khi nào? Với ai? (hoặc với vùng quê nào, con vật nào,…).
b. Thân bài:
– Kể lại diến biến chi tiết về kỉ nệm tuổi thơ đó.
+ Kỉ niệm bắt đầu trong hoàn cảnh nào? Đó là một kỉ niệm buồn hay vui?
+ Sự việc (câu chuyện) xảy ra và diễn biến ra sao?
– Kỉ niệm đó để lại trong lòng mình một ấn tượng sâu sắc ra sao?
c. Kết bài: Trong kí ức của bản thân, kỉ niệm vừa nêu có vị trí như thế nào? Nó có là một động lực giúp cho việc học hành hay giúp cho cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn không?
Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
Dàn ý
a. Mở bài:
+ Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
+ Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
b. Thân bài:
– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Thành tích học tập.
+ Lối sống.
+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?
c. Kết bài:
+ Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
+ Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).