Soạn văn: Tổng kết phần Tập làm văn
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Tổng kết phần Tập làm văn”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN SIÊU NGẮN
Các loại văn bản và những loại phương thức biểu đạt đã học
Câu 1: Em hãy dẫn ra một số bài văn (văn bản) đã học trong SGK Ngữ văn 6, từ đó phân loại những bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận…
Trả lời:
Phân loại bài đã học theo phương thức biểu đạt chính:
STT | Các phương thức biểu đạt chính | Thể hiện qua các bài văn đã học |
1 | Tự sự | – Con Rồng, cháu Tiên
– Bánh chưng bánh giầy – Thánh Gióng – Sơn Tinh, Thuỷ Tinh – Sự tích Hồ Gươm – Thạch Sanh – Em bé thông minh – Cây bút thần – Ông lão đánh cá và con cá vàng – Ếch ngồi đáy giếng – Treo biển – Thầy bói xem voi – Lợn cưới, áo mới – Con hổ có nghĩa – Mẹ hiền dạy con – Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng – Bài học đường đời đầu tiên – Bức tranh của em gái tôi – Buổi học cuối cùng – Lượm – Đêm nay Bác không ngủ. |
2 | Miêu tả | – Sông nước Cà Mau
– Vượt thác – Mưa – Cô Tô – Lao xao – Cây tre Việt Nam – Động Phong Nha. |
3 | Biểu cảm | – Lượm
– Đêm nay Bác không ngủ – Mưa – Cô Tô – Cây tre Việt Nam – Lao xao – Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử |
4 | Nghị luận | – Lòng yêu nước – Bức thư của thủ lĩnh da đỏ |
5 | Thuyết minh | – Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
– Bức thư của thủ lĩnh da đỏ – Động Phong Nha. |
6 | Điều hành | – Đơn từ |
Câu 2, 3: Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản.
Trả lời:
Phương thức biểu đạt chính của một số văn bản:
STT | Tên văn bản | Phương thức biểu đạt chính |
1 | Thach Sanh | Tự sự |
2 | Lượm | Tự sự, biểu cảm |
3 | Mưa | Miêu tả, biểu cảm |
4 | Bài học đường đời đầu tiên | Tự sự |
5 | Cây tre Việt Nam | Miêu tả ,biểu cảm |
Đặc điểm và cách làm
Câu 1: Theo em, các văn bản miêu tả, tự sự (kể chuyện) và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của ba loại văn bản này.
Trả lời:
Bảng so sánh:
STT | Văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
1 | Tự sự | Thông báo, giải thích, nhận thức | Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả | Văn xuôi, tự do |
2 | Miêu tả | Cho hình dung, cảm nhận | Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người | Văn xuôi, tự do |
3 | Đơn từ | Đề đạt yêu cầu | Lí do và yêu cầu | Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó |
Câu 2: Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần.
Trả lời:
Bảng tổng kết:
STT | Các phần | Tự sự | Miêu tả |
1 | Mở bài | Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc. | Giới thiệu đối tượng miêu tả |
2 | Thân bài | Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết. | Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới (theo một trật tự quan sát) |
3 | Kết bài | Kết quả sự việc, suy nghĩ | Cảm xúc, suy nghĩ ĩ |
Câu 3: Em hãy nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự. Cho ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự: có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau:
– Sự việc do nhân vật làm ra để khắc họa nhân vật, không có sự việc nhân vật sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo và ngược lại không có nhân vật sự sẽ không có sự việc
– Sự việc và nhân vật cùng làm rõ chủ đề cho câu chuyện và chủ đề chính là cái cớ xuất hiện câu chuyện
Ví dụ: truyện Thánh Gióng
+ nhân vật chính: Thánh Gióng
+ sự việc: Thánh Gióng ra đời, xin đi đánh giặc, bay về trời,…
+ chủ đề: ca ngợi người hùng đánh giặc cứu nước
Câu 4: Nhân vật trong văn tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào? Hãy nêu dẫn chứng về một nhân vật trong truyện mà em đã học.
Trả lời:
Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua các yếu tố:
– Ngoại hình
– Cử chỉ, lời nói, hành động, suy nghĩ
– Lời nhận xét của các nhân vật khác
Dẫn chứng nhân vật Dế Mèn được kể và tả qua
+ ngoại hình: là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫn bóng,…
+ lời nói, hành động: đi đứng oai vệ ra dáng con nhà võ, cà khịa với tất cả mọi nhười trong xóm,….
+ suy nghĩ: tôi cho là tôi giỏi, tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.
Câu 5: Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào? Em hãy cho một ví dụ.
Trả lời:
Thứ tự và ngôi kể làm cho việc kể linh hoạt hơn, cụ thể:
– Trình tự thời gian rõ ràng mạch lạc: ví dụ truyện Con rồng cháu tiên trình tự thời gian từ khi gặp gỡ, lấy nhau, sống chung, sinh con, chia li
– Trình tự không gian: từ trong ra ngoài, ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể; ví dụ bài Động Phong Nha
– Xáo trộn theo tâm trạng tình cảm người kể chuyện: ví dụ Bức tranh của em gái tôi
Câu 6: Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người?
Trả lời:
Sở dĩ miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật hiện tượng và con người vì phải đảm bảo tính chân thực cho đối tượng miêu tả tránh tình trạng tả chung chung không rõ
Câu 7: Hãy nêu lại các phương pháp miêu tả đã học
Trả lời:
Các phương pháp miêu tả đã học:
– Tả cảnh thiên nhiên
– Tả đổ vật
– Tả con vật
– Tả người
– Tả cảnh sinh hoạt
– Tả sáng tạo, tưởng tượng.
Luyện tập
Câu 1: Trong vai anh đội viên, hãy kể lại câu chuyện cảm động trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
Trả lời:
Bài văn tham khảo
Chiến dịch Biên giới Thu –Đông năm 1950 được Đảng ta chủ động phát động. Trước khi chiến dịch bắt đầu, Bác Hồ đã đến thăm các đơn vị bộ đội của chúng tôi và nghỉ lại một đêm.
Đêm nay, chúng tôi nghỉ dưới một túp lều sơ sài dựng giữa rừng. Sau một ngày hành quân mệt nhọc tất cả chiến sĩ đều mau chóng chìm vào giấc ngủ say. Sau một giấc ngủ dài tôi chợt tỉnh giấc, thấy Bác đang ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Rồi Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Lo lắng cho Bác tôi khẽ cất tiếng: Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không? Bác nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến nhỏ giọng đáp: Chú cứ việc ngủ ngon ngày mai còn đi đánh giặc. Vâng lời Bác tôi nhắm mắt ngủ tiếp nhưng bụng vẫn bồn chồn. Chiến dịch còn dài, rừng thiêng nước độc đêm nay Bác không ngủ liệu mai có sức đi được không? Lần thứ ba mở mắt thấy Bác vẫn chư ngủ tôi hoảng hốt thực sự. Tôi nằng nặc mời Bác đi ngủ. Bác bảo Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công đêm nay phải ngủ ngoài trời mưa rả rích, phải chịu rét, chịu ướt. Nghe Bác nói tôi hiểu tình thương của người thật sâu nặng biết bao nhiêu. Tình thương đó trùm lên cả đất nước và dân tộc.
Thật sung sướng và tự hào khi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ của Tổ quốc. Không đành ngủ yên , tôi thức luôn cùng Bác.
Câu 2: Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy tả lại trận mưa rào mà em có dịp quan sát.
Trả lời:
Có thể tham khảo dàn ý sau:
A, Mở bài: giới thiệu trận mưa
B, Thân bài:
– Lúc sắp mưa
+ trời tối sầm lại
+ mây đen từ đâu kéo về vần vũ bầu trời
+ gió thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả, cát bụi bay mù mịt
+ sấm chớp nổi lên
+ mọi người nhanh chóng trở về nhà
+ các con vật cuống quýt chạy mưa
– Trong cơn mưa:
+ mưa ào ào đổ xuống như những mũi tên thủy tinh trắng xóa
+ trời đất mù mịt trong mưa
+ cây cối hả hê tắm mưa
– Sau cơn mưa:
+ bầu trời quang đãng, không khí mát mẻ
+ mấy chú chim không biết trốn ở hốc cây nào bay ra hót líu lo
+ mọi sinh hoạt trở lại bình thường
C, Kết bài: cảm xúc của bản thân
Câu 3: Trong các nội dung của tờ đơn nêu sau đây còn thiếu mục nào. Mục đó có thể thiếu được không?
Trả lời:
– Thiếu mục lý do viết đơn đây là mục quan trọng nhất không thể thiếu
2. SOẠN VĂN TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN HAY NHẤT
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC
Trả lời câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Em hãy dẫn ra một số bài văn (văn bản) đã học trong SGK Ngữ văn 6, từ đó phân loại những bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận…
Lời giải chi tiết:
STT | Các phương thức biểu đạt chính | Thể hiện qua các bài văn đã học |
1 | Tự sự | Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng; Treo biển; Thầy bói xem voi; Lợn cưới, áo mới; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng; Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng. |
2 | Miêu tả | Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao xao; Động Phong Nha. |
3 | Biểu cảm | Lượm; Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cô Tô, Cây tre Việt Nam; Lao xao; Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử; Buổi học cuối cùng. |
4 | Nghị luận | Lòng yêu nước, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. |
5 | Thuyết minh | Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha. |
6 | Điều hành | Đơn từ |
Trả lời câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản
Trả lời:
STT | Tên văn bản | Phương thức biểu đạt chính |
1 | Thach Sanh | Tự sự |
2 | Lượm | Tự sự – biểu cảm – biểu cảm |
3 | Mưa | Miêu tả – biểu cảm |
4 | Bài học đường đời đầu tiên | Tự sự |
5 | Cây tre Việt Nam | Miêu tả – biểu cảm |
Trả lời câu 3 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong SGK Ngữ văn 6, em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào? Ghi vào vở bảng mẫu ở mục 3.1 và đánh dấu X vào.
Trả lời:
STT | Phương thức biểu đạt | Đã tập làm |
1 | Tự sự | X |
2 | Miêu tả | X |
3 | Biểu cảm | |
4 | Nghị luận |
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM
Trả lời câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Theo em, các văn bản miêu tả, tự sự (kể chuyện) và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của ba loại văn bản này.
Trả lởi:
STT | Văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
1 | Tự sự | Thuật truyện, kể chuyện | Có các chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vật. | Văn xuôi |
2 | Miêu tả | Cho hình dung, cảm nhận | Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người | Văn xuôi |
3 | Đơn từ | Đề đạt yêu cầu | Lí do và yêu cầu | Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó |
Trả lời câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần.
Trả lời:
STT | Các phần | Tự sự | Miêu tả |
1 | Mở bài | Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc. | Giới thiệu đối tượng miêu tả |
2 | Thân bài | Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết. | Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới (theo một trật tự quan sát) |
3 | Kết bài | Kết quả sự việc, suy nghĩ | Cảm xúc, suy nghĩ (cảm tưởng) |
Trả lời câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Em hãy nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự. Cho ví dụ cụ thể.
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản tự sự thì: sự việc, nhân vật, chủ đề có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau:
– Sự việc do nhân vật làm ra. Nếu không có sự việc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu, vô vị, không tạo thành cốt truyện.
– Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung làm nổi bật chủ đề của truyện. Ngược lại, chủ đề của truyện nếu không được thể hiện trong nhân vật, qua sự việc thì nhất định sẽ khô khan, cứng nhắc, không có sức thuyết phục.
Ví dụ: Truyện Thạch Sanh
– Sự việc: Thạch Sanh mồ côi, lớn lên bên gốc đa, gặp Lí Thông, bị lừa đi giết chằn tinh, bắn đại bàng cứu công chúa …
– Nhân vật chính: Thạch Sanh
– Chủ đề: Ca ngợi sự thật thà, dũng cảm, đề cao cái thiện, diệt trừ cái ác.
Nếu không có nhân vật Thạch Sanh thì không có các sự việc và chủ đề của truyện cũng không có dịp để thể hiện.
Trả lời câu 4 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nhân vật trong văn tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào? Hãy nêu dẫn chứng về một nhân vật trong truyện mà em đã học.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trong văn tự sự thường được kể và miêu tả qua các yếu tố:
– Chân dung ngoại hình
– Ngôn ngữ
– Cử chỉ, hành động, suy nghĩ
– Lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người kể, tả.
Ví dụ:
Nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):
– Chân dung ngoại hình: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đầu to ra nổi từng tảng; hai răng đen nhánh …
– Ngôn ngữ: trịnh thượng, hách dịch.
– Cử chỉ, hành động: đi đứng oai vệ, run rẩy các kheo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu, trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu…
– Suy nghĩ: tôi cho là tôi giỏi, tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.
Trả lời câu 5 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào? Em hãy cho một ví dụ.
Lời giải chi tiết:
* Thứ tự kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt.
– Thứ tự kể có thể theo trình tự thời gian làm cho câu chuyên mạch lạc, rõ ràng dễ theo dõi. Ví dụ truyện Sự tích Hồ Gươm.
– Theo trình tự không gian: từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ khái quá: đến cụ thể hoặc ngược lại. Ví dụ: cảnh sông nước Cà Mau.
– Không theo trình tự thời gian mà xáo trộn theo diễn biến tâm trạng, cảm xúc của người kể tả.
Ví dụ: Bức tranh của em gái tôi.
* Ngôi kể:
– Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng làm tăng độ tin cậy của câu chuyện: Dế Mèn phiêu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi.
– Kể theo ngôi thứ ba làm cho câu chuyện trở nên khách quan: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thạch Sanh …
Trả lời câu 6 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người?
Khi miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người vì:
– Để tả cho thật, cho đúng và sâu sắc.
– Tránh miêu tả thiếu chân thực, chung chung, hời hợt.
Trả lời câu 7 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy nêu lại các phương pháp miêu tả đã học.
Trả lời:
Các phương pháp miêu tả đã học:
- Tả cảnh thiên nhiên
- Tả đổ vật
- Tả con vật
- Tả người
- Tả cảnh sinh hoạt
- Tả sáng tạo, tưởng tượng.
LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong vai anh đội viên, hãy kể lại câu chuyện cảm động trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
Lời giải chi tiết:
Đây là một bài văn kể chuyện, các bạn có thể làm theo dàn ý sau:
– Nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên (người kể chuyện, có thể xưng tôi)
– Câu chuyện: Trên đường đi chiến dịch, vào một đêm khuya trời mưa và lạnh, ở một mái lều tranh, ba lần anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác chưa ngủ. Anh đội viên cảm động trước tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ, anh thức luôn cùng Bác. Nên kể câu chuyện theo diễn biến của các lần anh đội viên thức giấc.
– Tình cảm cần thể hiện: Câu chuyện được kể bằng tình cảm của anh đội viên. Anh đội viên chứng kiến và kể lại, mọi sự việc đều được tái hiện qua con mắt của nhân vật này. Chú ý diễn tả được tình cảm xúc động, gần gũi mà kính phục của anh đội viên với Bác Hồ.
Bài làm tham khảo
Các bạn thân mến, được gặp Bác đã là một niềm hạnh phúc vô bờ của mỗi chiến sĩ chúng tôi. Ấy vậy mà tôi không chỉ có hạnh phúc gặp Bác mà còn được Bác đốt lửa sưởi ấm, được trò chuyện cùng Bác. Kỷ niệm ấy tôi không thể nào quên trong cuộc đời mình. Tôi kể các bạn nghe về may mắn đó nhé.
Chuyện xảy ra vào mùa đông năm 1950. Đấy là thời gian ta mở chiến dịch Biẽn giới Thu – Đông. Rất nhiều bộ đội, dân công được huy động ra mặt trận. Chính Bác cũng có mặt trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Sau một ngày hành quân thấm mệt, chúng tôi nghỉ lại một lán tranh cũ trong rừng. Thật bất ngờ, trong đêm ấy lán chúng tôi được đón Bác, trên đường chỉ huy chiến dịch cũng dừng chân nghỉ lại, vui sướng chúng tôi vây quanh Bác, được Bác hỏi chuyện dặn dò. Ba đêm đã khuya Bác nhắc chúng tôi đế ngủ để lấy sức mai còn đi tiếp. Tất cả chúng tôi vâng lời. về khuya trời càng lạnh, cái lạnh của rừng núi như thấu tận xương thịt. Một đống lửa to được đốt giữa lều để sưởi ấm. Tồi ngả lưng và rồi ngủ đi lúc nào không biết.
Rồi tôi chợt thức giấc, chắc là đã khuya lấm rồi và rồi tôi hết sức bất ngờ, lửa vẫn cháy sáng ấm lều tranh, bất ngờ hơn lên đống lửa ấy, Bác vẩn ngồi. Tôi lặng im nhìn Bác, Bác ngồi vẻ mặt trầm ngâm nghĩ ngợi. Chắc Bác lại đang lo cho chiến dịch đây, tôi thầm nghĩ. Càng nhìn Bác tôi lại càng thương, mái tóc Bác đã bạc nhiều, khuôn mặt gầy nhưng ánh mắt vẫn ấm áp. Thỉnh thoảng Bác lại cho thêm cành khô để giữ lấy lửa cháy. Tôi vô cùng cảm động, vậy là Bác thức để đốt lửa sưởi ấm cho chúng tôi. Rồi Bác đứng dậy, nhẹ nhàng đi quanh lán, dém chăn cho chúng tôi bằng vẻ ân cần. Bác không muốn chúng tôi bị lạnh, không muốn làm mọi người thức giấc. Tôi không giám tin những gì mình vừa nhìn thấy. Thực hay mơ – một vị lãnh tụ hay một người cha? Tôi bỗng thấy bóng Bác cao lớn lạ kỳ, thấy lòng mình thêm ấm, ngọn lửa từ tay Bác đốt lên, ngọn lửa từ lòng Bác toả hơi nóng cho chúng tôi. Đợi Bác lại gần, tôi thầm thì hỏi Bác:
– Bác ơi, Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lắm không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười và nói:
– Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn phải đi đánh giặc đấy! Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà bụng cứ bồn chồn. Chiến dịch hãy còn dài, thời tiết thì khắc nghiệt, rừng rậm, đèo cao, suối sâu phải qua Bác không ngủ thì Bác ốm lấy sức đâu mà đi. Lo nghĩ vẩn vơ, tôi thiếp đi lúc nào không rõ. Lần thứ hai chợt thức giấc, tôi vẫn thấy Bác ngồi trên bếp lửa, lo lắng vô cùng nhưng tôi không giám trở dậy.
Rồi lần thứ ba thức giấc. Lần này thì tôi giật mình hốt hoảng vì Bác vẫn thức. Vẫn chỗ ngồi ấy, chòm râu và mái tóc bạc – Người ngồi im phăng phắc, không thể nằm yên được nữa, tôi trở dậy lại bên Bác, giọng khẩn khoản:
– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác ngủ một chút đi, con mời Bác!
Giọng ồn tồn, Bác quay lại phía tôi nói.
– Chú ngủ tiếp để mai đi đánh giặc, đừng lo cho Bác. Ngoài kia, trời mưa lâm thâm, dân công của ta không mái lều che mưa, không chiếu chải chỉ nằm trên lá khô, chăn đắp chỉ manh áo phủ thay. Làm sao không ướt, làm sao không lạnh. Bác thương các cô chú ấy, mong trời mau mau sáng.
Nghe lời tâm sự của Bác, tôi cảm động xiết bao. Vậy là Bác thức trọn đêm để đốt lửa, dém chăn sưởi ấm cho chúng tôi và cũng thức ban đêm vì lo lắng, vì thương dân công ngủ ngoài sương. Tình cảm, lòng yêu thương của Bác giành cho chúng tôi mới lớn lao làm sao. Tôi vui sướng vì chúng tôi có thêm một người cha, tôi vui sướng vì đất nước Việt Nam có một vị lãnh tụ thương dân hơn chính mình. Bồi hồi xúc động tôi thức luôn cùng Bác để đốt lửa sưởi ấm cho đồng đội.
Trời đã sáng, mọi người dậy và tiếp tục lên đường. Tôi thấy mình như khỏe hơi sau khi được Bác tiếp thêm sức mạnh. Tôi hiểu rằng Bác không ngủ vì thương yêu, lo lắng cho bộ đội và dân công – một điểu hết sức thường tình của một người cha nhưng hết sức vĩ đại của một vị lãnh tụ. Và chỉ chúng ta những người dân Việt Nam. mới được hưởng niềm hạnh phúc “thường tình” ấy bởi lẽ Bác là Hồ Chí Minh – một con người suốt đời sống vì dân vì nước
Trả lời câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy tả lại trận mưa rào mà em có dịp quan sát.
Lời giải chi tiết:
A. Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.
B. Thân bài:
Diễn biến của cơn mưa:
– Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
– Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
– Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
– Mưa xối xả, mưa như trút nước.
– Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng, sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
– Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
– Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, chảy lai láng.
– Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa sổ và cửa ra vào.
– Hơi nước mát lạnh bay vào gian phòng.
Sau cơn mưa:
– Lá vàng rơi đầy sân.
– Trời trong veo không một gợn mây.
C. Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.
Bài làm tham khảo
Chiều hè, trời oi ả vô cùng. Những ngày như thế, thường có mưa rào. Rồi đúng là mưa đến. Trời đang sáng bỗng tối sầm lại vì không biết bao nhiêu là mây đen kéo đầy trời. Rồi tất cả bị kéo vào cơn mưa, gấp vội sách vở, em chạy ra cửa nhìn. Đầu tiên là mối, họ hàng nhà mối ở đâu mà bay ra nhiều thế!
Mối già bay cao, mối trẻ bay thấp, chao đi liệng lại trong không trung. Ông mặt trời vừa nãy khoác trên mình “bộ cánh” màu xanh thăm thẳm, nét mặt tươi cười rạng rỡ là thế mà giờ trông oai vệ như một dũng tướng mặc áo giáp đen để ra trận. Xa xa cánh đồng mía của làng với muôn nghìn cây mía, lá nhọn sắc đang quay cuồng trong gió trong như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo. Kiến ở đâu đó kéo ra, đi theo từng đàn vội vã nhưng vẫn có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương. Tất cả! Tất cả! Như sẵn sàng vào một trận đánh dữ dội với khí thế mạnh mẽ.
Gió vẫn thổi. Những chiếc lá khô xao xác bay đầy trên đường làng ngõ xóm, cuốn theo cả những lớp bụi bay mù mịt cuộn lên theo làn gió thổi. Ngoài vườn, những cây cỏ gà rung rinh trước gió trổng như những cái tai dỏng lên để “thưởng thức” các âm thanh của gió. Rặng tre sau nhà em đang ngả nghiêng, cành tre và lá tre cuộn vào nhau rồi lại tung ra tưởng chừng như những mớ tóc rối được những ccm gió thổi mạnh gỡ ra. Hàng bưởi trước nhà quả sai trĩu chịt đang đung đưa trước gió như người mẹ giang vòng tay bế những đưa con thơ đầu tròn còn chưa mọc tóc
Đang mải mê ngắm nhìn cảnh vật thay đổi, trước mắt bỗng loằng ngoằng loé lên một vạch như cắt ngang trời, một tia chớp kèm theo là một tiếng sét nổ inh tai, nhức óc nghe sao khô khốc! Tiếng sấm rền vang nối tiếng nhau nghe “khanh khách” như tiếng người cười. Gió thổi mỗi lúc càng mạnh. Cây dừa trước ao nhà như đang sải những cánh tay uyển chuyển của mình bởi trong gió. Chị mùng tơi nhún mình như đang nhảy múa đón những cơn gió thổi trước lúc mưa ào đến.
Trong màn mưa trắng xoá, thấp thoáng bóng bố em đi cày về. Em có cảm giác như bố đang đội cả sấm, cả chớp, cả trời mưa. Bố tuyệt vời quá, hiên ngang quá. Em bỗng thấy tự hào về bố vô cùng.
Trả lời câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong các nội dung của tờ đơn nêu sau đây còn thiếu mục nào. Mục đó có thể thiếu được không?
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Nơi làm đơn và ngày … tháng… năm…
– Tên đơn
– Nơi gửi
– Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn
– Cam đoan và cảm ơn
– Kí tên
Lời giải chi tiết:
Nội dung của tờ đơn chưa có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết. Phần này là phần không thể thiếu và cần phải bổ sung.
Soạn văn: xxx (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học
Câu 1 (trang 155 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Phương thức biểu đạt.
STT | Phương thức biểu đạt | Thể hiện qua văn bản |
1 | Tự sự | – Con Rồng cháu Tiên
– Bánh chưng bánh giầy – Thánh Gióng – Sơn Tinh, Thủy Tinh – Sự tích hồ Gươm – Thạch Sanh – Em bé thông minh – Cây bút thần – Ông lão đánh cá và con cá vàng – Ếch ngồi đáy giếng – Thầy bói xem voi – Đeo nhạc cho mèo – Chân, tay, tai, mắt, miệng – Treo biển – Lợn cưới áo mới – Con hổ có nghĩa – Mẹ hiền dạy con – Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng |
2 | Miêu tả | – Bài học đường đời đầu tiên
– Vượt thác – Sông nước Cà Mau – Bức tranh của em gái tôi – Mưa |
3 | Biểu cảm | – Buổi học cuối cùng
– Đêm nay Bác không ngủ – Lượm – Lòng yêu nước |
3 | Nghị luận | – Bức thư của thủ lĩnh da đỏ |
Câu 2 (trang 155 sgk ngữ văn 6 tập 2): Phương thức biểu đạt chính
STT | Tên văn bản | Phương thức biểu đạt chính |
1 | Thạch Sanh | Tự sự |
2 | Lượm | Biểu cảm, tự sự, miêu tả |
3 | Mưa | Miêu tả, biểu cảm |
4 | Bài học đường đời đầu tiên | Miêu tả, tự sự |
5 | Cây tre Việt Nam | Biểu cảm, thuyết minh |
Câu 3 (trang 155 sgk ngữ văn 6 tập 2): Các phương thức biểu đạt đã luyện tập
STT | Phương thức biểu đạt | Đã tập làm |
1 | Tự sự | x |
2 | Miêu tả | x |
3 | Biểu cảm | |
4 | Nghị luận |
Đặc điểm và cách làm
Câu 1 (trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 2): So sánh các loại văn bản
STT | Văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
1 | Tự sự | Thuật truyện, kể chuyện | Có các chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vật. | Văn xuôi |
2 | Miêu tả | Giúp người đọc tự liên tưởng, tưởng tượng | Hình dáng, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng. | Văn xuôi |
3 | Đơn từ | Bày tỏ nguyện vọng | – Người gửi và người nhận đơn.
-Nguyện vọng |
Văn xuôi |
Câu 2 (trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 2): Các phần của văn bản
STT | Các phần | Tự sự | Miêu tả |
1 | Mở bài | Giới thiệu về đối tượng sự vật được kể. | Giới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả. |
2 | Thân bài | Kể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vật. | Miêu tả đặc điểm, tính chất sự vật theo trình tự nhất định (từ khái quát tới cụ thể, hoặc ngược lại). |
3 | Kết bài | Kết quả, suy nghĩ. | Nhận xét, cảm nghĩ |
Câu 3 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Mối quan hệ giữa nhân vật, sự kiện, chủ đề:
– Nhân vật với hành động, suy nghĩ, sự tương tác lẫn nhau sẽ nêu bật được chủ đề.
– Chủ đề là vấn đề cốt lõi được biểu hiện thông qua nhân vật, sự kiện.
– Sự kiện sắp xếp theo trình tự, nối kết các nhân vật với nhau, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Câu 4 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Nhân vật trong các tác phẩm tự sự được miêu tả và kể qua các yếu tố:
– Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, hoạt động, suy nghĩ, lời nói…
– Nhân vật Dế Mèn được kể: là chàng dế mới lớn mang vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng nhưng tính tình sốc nổi, tự phụ.
- Dẫn chứng: Tác giả miêu tả chi tiết nhân vật Dế Mèn qua: hình dáng ( đầu, mình, cánh, râu, chân…), lời nói ( ngôn ngữ đối thoại với Dế Choắt và chị Cốc), suy nghĩ (sự ân hận, nhận ra bài học của Mèn.
Câu 5 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2)
- Ngôi kể trong văn tự sự:
– Ngôi kể thứ : người kể giấu mình, có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra.
– Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi” trực tiếp kể những điều mình trông thấy và trải qua, có thể trực tiếp nói cảm nghĩ, ý tưởng của mình.
- Về thứ tự kể (trình tự kể chuyện).
– Người kể có thể kể câu chuyện theo trình tự tuyến tính của dòng thời gian, từ sự kiện tới kết quả, cũng có thể kể sự việc, kết quả hiện tại trước, rồi mới bổ sung hoặc kể kế tiếp các sự việc xảy ra trước đó.
Vd: chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả kể hiện tại rồi nhắc về chuyện quá khứ của Dế Mèn. Kể kết quả trước, rồi mới kể diễn biến truyện.
Câu 6 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Khi miêu tả cần quan sát sự vật, hiện tượng, con người vì nhờ quan sát kĩ mới có thể nắm được những đặc điểm, tính chất của đối tượng. Từ quan sát mới có thể nêu nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… để nêu bật những đặc điểm riêng biệt của đối tượng.
Câu 7 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2): Phương pháp miêu tả đã học:
Phương pháp tả cảnh và tả người
+ Xác định đối tượng cần miêu tả
+ Quan sát đối tượng, lựa chọn đặc điểm, hình ảnh tiêu biểu
+ Trình bày những điều quan sát theo một trật tự nhất định
– Mở bài: Giới thiệu về đối tượng được tả
– Thân bài: Tập trung tả khái quát và chi tiết
– Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả
Luyện tập
Câu 1: Trong vai anh đội viên, hãy kể lại câu chuyện cảm động trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
Đây là một bài văn kể chuyện, các bạn có thể làm theo dàn ý sau:
– Nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên (người kể chuyện, có thể xưng tôi)
– Câu chuyện: Trên đường đi chiến dịch, vào một đêm khuya trời mưa và lạnh, ở một mái lều tranh, ba lần anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác chưa ngủ. Anh đội viên cảm động trước tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ, anh thức luôn cùng Bác. Nên kể câu chuyện theo diễn biến của các lần anh đội viên thức giấc.
– Tình cảm cần thể hiện: Câu chuyện được kể bằng tình cảm của anh đội viên. Anh đội viên chứng kiến và kể lại, mọi sự việc đều được tái hiện qua con mắt của nhân vật này. Chú ý diễn tả được tình cảm xúc động, gần gũi mà kính phục của anh đội viên với Bác Hồ.
Câu 2: Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy tả lại trận mưa rào mà em có dịp quan sát.
Đây là một bài văn tả cảnh
Câu 3: (…) Theo em, các mục của một lá đơn như trên đã đầy đủ chưa? Nếu phải bổ sung thì bổ sung nội dung nào?
Dàn ý của đơn trên chưa có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết. Phần này là phần không thể thiếu và cần phải bổ sung.