Soạn văn: Viết đơn
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Viết đơn”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN VIẾT ĐƠN SIÊU NGẮN
I. Khi nào cần viết đơn?
Câu 1: Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nào cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?
Trả lời:
Cần viết đơn khi muốn đề đạt một nguyện vọng với một người hay cơ quan tổ chức có thẩm quyền
Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
– Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em.
– Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học.
– Trong giờ toán, em đã gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng.
– Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến.
Trả lời:
Các trường hợp viết đơn là trường hợp 1, 2,4
– Viết đơn xin trình bày mất xe đạp gửi công an địa phương
– Viết đơn xin học lớp nhạc và họa gửi phòng giáo vụ
– Viết đơn xin chuyển trường gửi Ban giám hiệu nhà trường
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn
Hãy đọc hai mẫu đơn tr.132-133 SGK và cho biết các mục trong đơn này được trình bày như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống nhau và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được trong cả hai mẫu đơn?
Trả lời:
– Thứ tự trình bày đơn:
+ quốc hiệu, tiêu ngữ
+ ngày, tháng, năm
+ tên đơn
+ nơi gửi
+ họ tên, nơi công tác làm việc của người viết đơn
+ lí do viết đơn
+ cam đoan và cảm ơn
+ kí tên
– Hai mẫu đơn đều phải trình bày theo thứ tự nhất định nhưng đơn không theo mẫu diễn đạt uyển chuyển hơn
– Những phần quan trọng không thể thiếu:
+ đơn gửi ai?
+ ai gửi đơn?
+ đề đạt nguyện vọng gì?
III. Cách thức viết đơn
2. SOẠN VĂN VIẾT ĐƠN CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN VIẾT ĐƠN HAY NHẤT
Soạn văn: Viết đơn (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN
Trả lời câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nao thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?
Ví dụ 1: Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
Ví dụ 2: Chẳng may bị ốm, không đến lớp được, em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép nghỉ học.
Ví dụ 3: Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
Ví dụ 4: Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại
Trả lời:
Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết là viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
Trả lời câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
– Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em.
– Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học.
– Trong giờ toán, em đã gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng.
– Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến.
Trả lời:
Những trường hợp cần viết đơn là:
– Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ xuất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em ⟶ Viết đơn gửi cơ quan công an.
– Nhà trường mới mở một lớp học nhạc và hoạ, em rất muốn theo học ⟶ Viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường.
– Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến ⟶ Viết đơn gửi Ban giám hiệu trường cũ và trường mới.
II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN
Hãy đọc hai mẫu đơn tr.132-133 SGK và cho biết các mục trong đơn này được trình bày như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống nhau và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được trong cả hai mẫu đơn?
Trả lời:
Qua hai mẫu đơn ta thấy:
* Giống nhau: phần đầu, phần cuối và thứ tự các mục trong đơn.
* Khác nhau:
– Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn: Năm sinh, nơi ờ, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ. Phần nội dung đơn, nguyện vọng.
– Đơn không theo mẫu: Phần kê khai về bản thân ghi không chi tiết như đơn theo mẫu, nhưng phần nội dung thì ghi rõ hơn: Vì sao gửi đơn? Gửi để làm gì? Đặc biệt phần vì sao được trình bày rõ, cụ thể, chi tiết.
* Những phần quan trọng không thể thiếu trong đơn:
– Quốc hiệu
– Tên đơn
– Tên người viết đơn
– Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn
– Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn.
– Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.
– Chữ kí của người viết đơn.
III. CÁCH THỨC VIẾT ĐƠN
Câu 1. Viết theo mẫu: Người viết cần điền những thông tin cụ thể đúng theo những mục có sẵn.
Câu 2. Viết không theo mẫu: Trình bày theo một số mục nhất định.
Soạn văn: Viết đơn (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
I. Khi nào cần viết đơn?
Câu 1: Viết đơn khi:
– Có một nguyện vọng, một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết.
– Viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
Câu 2
– Đơn trình báo
– Đơn xin tham gia câu lạc bộ
– Bản tự kiểm điểm
– Đơn xin chuyển trường
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn
Câu 2
– Cả 2 đơn đề được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, khoa học.
– Giống: Đều có phần mở đầu, kết thúc, thứ tự sắp xếp các mục.
– Khác:
+ Đơn theo mẫu: đầy đủ thông tin cá nhân, phần nội dung ghi nguyện vọng, không ghi lý do.
+ Đơn không theo mẫu: Không ghi thông tin đầy đủ cá nhân, nội dung đơn thì đủ hai nội dung gửi đơn, vì sao gửi đơn.
– Những phần quan trọng không thể thiếu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, tên đơn, nơi gửi, họ tên người gửi, trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng, cam đoan, kí tên.
III. Cách thức viết đơn
- Viết theo mẫu
- Viết không theo mẫu