Soạn văn: Lao xao
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Lao xao”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN LAO XAO SIÊU NGẮN
Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến râm ran): Cảnh làng quê lúc chớm hè
– Phần 2 (còn lại): Thế giới các loài chim
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Đọc bài văn Lao xao (Duy Khánh) và trả lời các câu hỏi:
a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.
b) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?
c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.
Trả lời:
a. Trình tự tên các loài chim được nói đến
– Chim hiền: bồ các, chim ri, chim sáo, sáo sậu, sáo đen, tu hú, bìm bịp,…
– Chim dữ:
+ diều hâu có mũi khoằm
+ quạ đen, quạ khoang
+ chim cắt cánh nhọn như dao
– Loài chim đánh lùi các lũ chim ác: chèo bẻo
b. Chúng được sắp xếp theo nhóm loài gần nhau (như trên)
c. Tìm hiểu ta thấy
– Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên
– Cách tả mỗi con vật rất đặc trưng độc đáo cho hoạt động mỗi loài, nghệ thuật nhân hóa làm thế giới loài chim sinh động
– Cách xâu chuỗi các hình ảnh bất ngờ hợp lí
Câu 2: Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loại chim. Cụ thể:
a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ ở điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính).
b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài
c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
Trả lời:
a. Các loài chim được miêu tả ở những phương diện, kĩ điểm:
– Bồ các: kêu váng lên
– Sáo : hót , tọ tọe học nói
– Tu hú: đậu cây tu hú mà kêu to nhất họ
– Chim ngói: sạt qua rồi vội vã kéo về
– Nhạn : vùng vẫy tít trời xanh kêu chéc chéc
– Bìm bịp: được kể bằng câu chuyện hấp dẫn như cổ tích
– Diều hâu:
+ mũi khoằm, lao như mũi tên đánh nhau bắt gà con
+ tiếng kêu rú lên
– Chèo bẻo: đánh diều hâu túi bụi, kêu chéc chéc
– Chim cắt: cánh nhọn như dao chọc tiết
b. Kết hợp kể và tả
+ Chuyện con sáo nhà bác Vui tọ tọe học nói
+ Chuyện về sự tích con bìm bịp
– Miêu tả ngoại hình qua hành động: đoạn viết về các loài diều hâu, chèo bẻo, quạ, cắt
c. Nhận xét tài quan sát, tình cảm của tác giả với thiên nhiên làng quê qua việc miêu tả các loài chim
– Nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt, thế giới loài chim liên kết như một xã hội loài người có hiền, dữ, giải quyết bằng mâu thuẫn bạo lực,….
– Để miêu tả như vậy tác giả phải có tình cảm gắn bó với thiên nhiên làng quê sâu sắc
Câu 3: Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?
Trả lời:
– Chất liệu văn hóa dân gian trong văn bản
+ thành ngữ: Kẻ cắp bà già
+ đồng dao: Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
+ Kể chuyện : câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp
– Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng có thể làm ta ác cảm với những chú chim theo cách nhìn của tác giả là ác nhưng thực tế chưa chắc đã như vậy
Câu 4: Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
Trả lời:
– Cho hiểu rất nhiều điều mới về chim về thiên nhiên, thôn quê quanh mình phong phú kì diệu
– Càng yêu quê hương đất nước Việt Nam
Luyện tập
Nội dung: Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Quê hương em có rất nhiều loài chim như chào mào, chim chích, bồ nông,…nhưng quen thuộc nhất với em vẫn là chim sẻ. Vẻ ngoài của chim sẻ khá nhỏ nhắn. Cái đầu nó tròn, to cùng cái mỏ ngắn trông thật đáng yêu. Màu lông chim sẻ cũng khá phong phú. Có con toàn thân màu cỏ úa. Có con lại một màu nâu đen. Có con đặc biệt hơn với màu trắng ở cổ và bụng tạo thành sọc. Chân chim sẻ có bốn ngón, ba ngón trước và một ngón cái ở phía sau. Chúng tường kiếm ăn theo đàn khoảng ba đến chín con, cũng có thể đông hơn. Thức ăn của chúng là sâu bọ, các hạt thóc cỏ còn sót lại sau mỗi vụ thu hoạch. Do đó chim sẻ là người bạn thân thiết của nhà nông.
2. SOẠN VĂN LAO XAO CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN LAO XAO HAY NHẤT
Soạn văn: Lao xao (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Trả lời câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc bài văn Lao xao (Duy Khán) và trả lời các câu hỏi:
a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.
b) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?
c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.
Lời giải chi tiết:
a) Các loài chim được nói đến trong bài văn: bồ các, chim ri, chim sáo, sáo sậu, sáo đen, tu hú, bìm bịp, diều hâu, quạ đen, quạ khoang, chim cắt, chèo bèo.
b)
– Trong bài, tác giả nhắc tới rất nhiều loài chim ở làng quê song không phải tả một cách ngẫu nhiên hay lộn xộn. Việc lựa chọn sắp xếp thứ tự tả có trình tự rõ rệt theo từng nhóm gần nhau:
+ Lý giải việc các loài chim có họ với nhau.
+ Tiếp đó là chim ngói, nhạn, bìm bịp giống bước trung gian.
+ Sau cùng là những loài chim ác.
c) Lời kể rất tự nhiên.
– Cách tả mỗi con vật đều rất độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hoá mà thế giới loài chim như thế giới con người rất sinh động.
– Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ, chẳng hạn: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu – nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hoá nên loài chim này.
⟶ Ông ta tự nhận mình bịp nên tiếng chim là “bìm bịp”.
⟶ Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu ⟶ Chui rúc trong các bụi cây và là kẻ ác ⟶ Chim kêu thì chim ác, chim xâu mới ra mặt.
Trả lời câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể:
a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ ở điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính).
b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
Lời giải chi tiết:
a) Cách miêu tả các loài chim:
– Bồ các: tiếng kêu các các, vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.
– Diều hâu: mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm.
– Chèo bẻo: những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến. Ngày mùa chúng thức suốt đêm, mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người “chè cheo chét”.
– Chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau chỉ xỉa bằng cánh.
b) Kết hợp giữa kể và tả trong môi trường sinh sống hoạt động của chúng và trong mối quan hệ các loài:
– Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”.
– Tu hú đến khi mùa vải chín, khi quả hết, nó bay đi đâu biệt.
– Bìm bịp kêu thì chim ác mới ra mặt.
– Diều hâu bắt gà con, chim cắt xỉa chết bồ câu, chèo bẻo đánh bồ câu và chim cắt.
* Kết hợp tả với kể và bình luận:
– Chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện kể về sự tích con bìm bịp…
– Nói về họ nhà sáo: Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất.
– Nói về chèo bẻo: Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm.
– Nói vể chim cắt: Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến… cho đến nay chưa có loài chim nào trị được nó.
c) Qua sự miêu tả trong bài văn này, không chỉ thấy tác giả có vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ vể các loài chim ở làng quê mà chúng ta còn cảm nhận được tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên làng quê. Đặc biệt nhà văn vẫn giữ được nguyên vẹn cho mình cái nhìn và những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả vể thiên nhiên làng quê.
Trả lời câu 3 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố vần hoá dân gian trong bài:
– Đồng dao: Bồ các là bác chim ri… là chú bồ các…
– Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; Kể cắp gặp bà già; lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.
– Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo.
* Chất văn hoá dân gian còn thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của người kể vể các loài chim và cuộc sống ở làng quê. Đó là cách nhìn các loài chim trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo những quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như của con người (ví dụ: các nhận xét về bìm bịp, chèo bẻo). Trong những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học (ví dụ: từ chuyện về sự tích chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt…)
Trả lời câu 4 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
Lời giải chi tiết:
– Bài văn đem đến những thông tin thú vị về các loài chim, từ tập tính, hình dáng cho tới thói quen bắt mồi…
– Giúp ta thêm hiểu, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.
LUYỆN TẬP
Nội dung: Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
Lời giải chi tiết:
Bài làm tham khảo
Chim hoạ mi
Chiều nào cũng vậy, con hoạ mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như suốt một ngày hôm đó, nó vui mừng vì đã được tha hồ rong đuổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát trong khe núi, nếm bao nhiêu thứ quả ngon ngọt nhất ở rừng xanh. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn ai bấm trong bóng xế, mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ, ngủ say sưa, sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng, chào sáng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển bụi nọ bụi kia, tìm vài con sâu, ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút về phương Đông.
Ngọc Giao
Bố cục
Bố cục: 2 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “râm ran”): Cảnh làng quê lúc chớm hè.
– Đoạn 2 (Còn lại): Thế giới các loài chim.
Soạn văn: Lao xao (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Bố cục: gồm 2 phần
– Phần 1 (từ đầu đến Râm ran): Cảnh làng quê lúc chớm hè
– Phần 2 (còn lại): Thế giới các loài chim
Câu 1 (trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trình tự kể tả các loài chim được nói đến:
– Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú
– Chim ngói, nhạn, bìm bịp
– Diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.
– Trong bài, tác giả nhắc tới rất nhiều loài chim ở làng quê song không phải tả một cách ngẫu nhiên hay lộn xộn. Việc lựa chọn sắp xếp thứ tự tả có trình tự rõ rệt theo từng nhóm gần nhau:
+ Lý giải việc các loài chim có họ với nhau.
+ Tiếp đó là chim ngói, nhạn, bìm bịp giống bước trung gian.
+ Sau cùng là những loài chim ác.
– Cách dẫn dắt truyện tự nhiên, từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em đến chuyện các loài chim.
+ Mở đầu bằng tiếng kêu của bồ các để dẫn dắt lời kể, tiếp đó vận dụng cấu trúc đồng dao dân ca để phát triển mạch kể theo cấu trúc dân ca đồng dao để phát triển mạch kể.
Câu 2 (trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2): Nghệ thuật miêu tả các loài chim:
Tác giả tập trung vào những yếu tố nổi trội riêng của từng loài (tiếng kêu, cách bay, thói quen, hình dáng…) tạo nên sự phong phú, đa dạng.
– Chim bồ các kêu “váng” lên
– Cậu sáo sậu, sáo đen đậu lên cả lưng trâu mà hót mừng được mùa.
– Chim ngói sạt qua.
– Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc, chéc”
– Bìm bịp “suốt đêm ngày rúc rích trong bụi cây.
– Diều hâu bay cao, mũi khoằm, đánh hơi tinh.
– Chèo bẻo “những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến.
– Qụa lia lia láu láu…
→ Loài chim hiền được miêu tả bằng tiếng kêu và tiếng hót, loài trung gian được qua miêu tả màu sắc và tiếng kêu, loài chim ác qua miêu tả hoạt động bắt mồi và cách sinh tồn.
b, Tác giả kết hợp giữa tả và kể khá nhuần nhuyễn, tuần tự.
– Sự kết hợp giữa kể, tả trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài:
+ Việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo.
+ Tranh mồi giữa chèo bẻo và chim cắt.
c, Tác giả kết hợp kể, tả về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát tinh tế , vừa thay đổi được giọng văn mềm mại uyển chuyển.
– Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, nhấn mạnh vào đặc điểm riêng biệt của loài chim như một xã hội loài người có hiền, dữ, mâu thuẫn được giải quyết bằng bạo lực…
→ Tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa tác giả với thiên nhiên.
Câu 3 (trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2): Chất liệu văn hóa dân gian.
Trong bài văn tác giả sử dụng một số chất liệu văn hóa dân gian:
– Bồ các là bác chim ri, chim ri là rì sáo sậu…. tu hú là chú bồ các
– Dây mơ, rễ má
– Kẻ cắp gặp bà già
– Sự tích chim bìm bịp
→ Cách sử dụng chất liệu dân gian nói trên làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể gần gũi mà sinh động với con người.
Tuy nhiên cách nhận định, đánh giá trên mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng.
Câu 4 (trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Bài văn đem đến những thông tin thú vị về các loài chim, từ tập tính, hình dáng cho tới thói quen bắt mồi…
– Giúp ta thêm hiểu, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Tóm tắt
Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.
Câu 2: Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
Cần triển khái các ý sau:
– Loài chim mà em định miêu tả là gì?
– Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào?
– Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy.
– Thói quen của loài chim ấy là gì?
– Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?