Soạn bài: Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Con rồng cháu tiên”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ SIÊU NGẮN
I. Chuẩn bị ở nhà
Câu 1: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi (trang 103 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a) Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra đặc điểm của thơ năm chữ
b) Ngoài ra các đoạn thơ trên, em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó và nhận xét về đặc điểm của chúng.
Trả lời:
a. Đặc điểm của thơ năm chữ
– Số chữ: mỗi dòng năm chữ
– Khổ thơ thường chia khổ 4 câu hoặc 2 câu
– Vần: thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp
b. Một số đoạn thơ bài thơ năm chữ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
(Sóng- Xuân Quỳnh)
II. Thi làm thơ 5 chữ
Các bài soạn văn lớp 6 tập 2 siêu ngắn khác:
2. SOẠN VĂN HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ HAY NHẤT
Soạn văn: Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Trả lời câu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Đoạn 1:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mông
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng…
(Minh Huệ)
Đoạn 2:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tài giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắt ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
(Vũ Đình Liên)
Đoạn 3:
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
(Chế Lan Viên)
a. Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra đặc điểm của thơ năm chữ.
b. Ngoài ra các đoạn thơ trên, em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó và nhận xét về đặc điểm của chúng.
Lời giải chi tiết
a. Thơ năm chữ:
– Là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là ngũ ngôn.
– Có nhịp 3/1/2 hoặc 2/3
– Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vẫn liền tiếp.
– Số câu cũng không hạn định
– Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.
b. *Đoạn thơ 5 chữ:
“Trăng ơi … từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”
– Ngắt nhịp 2/3
– Vần gián cách: xa – nhà
*Bài thơ 5 chữ:
Ánh trăng – Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Soạn văn: Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Câu 1: Thơ năm chữ
– Là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là ngũ ngôn.
– Có nhịp 3/1/2 hoặc 2/3
– Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vẫn liền tiếp.
– Số câu cũng không hạn định
– Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.
Câu 2: Một số đoạn thơ năm chữ khác:
a.
“Trăng ơi … từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”
– Ngắt nhịp 2/3
– Vần gián cách: xa – nhà
b.
“Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi rung râu
Rồi mày nhín chân sau
Chân trước chồm mày bắt.”
– Đoạn thơ trên không chia khổ
– Ngắt nhịp 3/2
– Vần liên tiếp – vần chân.