Soạn văn: Đêm nay Bác không ngủ
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Đêm nay Bác không ngủ”.
Nội dung chính
I. Soạn văn: Đêm nay Bác không ngủ (siêu ngắn)
1. Đọc hiểu văn bản
Bố cục
– Phần 1 (9 khổ đầu): tâm trạng trong lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên
– Phần 2 (6 khổ tiếp): tâm trạng trong lần thức dậy thứ ba của anh đội viên
– Phần 3 (còn lại): hình tượng Bác Hồ
Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?
Trả lời:
Tóm tắt:
Trong đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này cò phải chịu rét mướt trong rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên đi lại săn sóc giấc ngủ cho người bộ đội để sáng hôm sau hành quân đánh trận. anh đội viên trong những lần thức giấc đã chứng kiến những điều này.
Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?
Trả lời:
– Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên
– Cách miêu tả đó sẽ nói lên tình cảm tha thiết gắn bó và tình yêu thương của người cha và người con, nó thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và thể hiện tâm hồn mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến
Câu 3: Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.
Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai ? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hò và tấm lòng của của Bác đã được khắc họa sâu đậm như thế nào ?
Trả lời:
– Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên với Bác
+ lần đầu thức dậy:
- Ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm mà Bác vẫn còn thức
- Xúc động khi hiểu rằng Bác ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các đồng chí
- Niềm xúc động càng lớn khi thấy Bác đi dém chăn cho từng người
- Trong sự xúc động cao độ anh đội viên thổn thức cả nỗi lòng và thốt lên những câu hỏi thầm thì yêu thương và lo lắng với Bác: Bác có lạnh lắm không?
+ lần thứ 3 thức dậy
- Trời sắp sáng anh đội viên vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh, sự lo lắng của anh đã thành sự hoảng hốt thực sự
- Nếu lần thứ nhất chỉ dám thì thầm hỏi thì lần này anh hết sức năn nỉ vội vàng ,nằng nặc mời Bác đi ngủ
- Câu trả lời của Bác khiến anh có được niềm hạnh phúc lớn lao
– Tác giả không kể lần thứ hai thức giấc của anh đôi viên vì phải sang lần thứ ba tâm trạng và cảm xúc của anh đội viên mới có sự thay đổi rõ rệt
– Hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng yêu nước thương dân thương người lao động, của Bác đã được khắc họa thật sâu đậm
Câu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Trả lời:
– Sở dĩ trong đoạn cuối tác giả viết như vậy là muốn tạo một đáp số, một phát hiện: Tình thương của Bác không phải là những biểu hiện lẻ tẻ mà nó là nhân cách trong con người Bác
Câu 5: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?
– Bài thơ làm theo thể ngũ ngôn, mỗi dòng năm tiếng thường gieo vần ở tiếng cuối mỗi dòng thơ
– Lối thơ này là lối thơ của vè hát dặm nên rất thích hợp kể chuyện
Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thơ và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.
Trả lời:
– Một số từ láy: trầm ngâm, nhẹ nhàng, lồng lộng, bồn chồn, phăng phắc , nằng nặc
– Giá trị biểu cảm của từ lồng lộng: gợi hình ảnh vĩ đại cao đẹp trong nhân cách Hồ Chí Minh
2. Luyện tập
Nội dung: Dựa vào bài thơ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch
Trả lời:
Bài văn tham khảo
Chiến dịch Biên giới Thu –Đông năm 1950 được Đảng ta chủ động phát động. Trước khi chiến dịch bắt đầu, Bác Hồ đã đến thăm các đơn vị bộ đội của chúng tôi và nghỉ lại một đêm.
Đêm nay, chúng tôi nghỉ dưới một túp lều sơ sài dựng giữa rừng. Sau một ngày hành quân mệt nhọc tất cả chiến sĩ đều mau chóng chìm vào giấc ngủ say. Sau một giấc ngủ dài tôi chợt tỉnh giấc, thấy Bác đang ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Rồi Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Lo lắng cho Bác tôi khẽ cất tiếng: Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không? Bác nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến nhỏ giọng đáp: Chú cứ việc ngủ ngon ngày mai còn đi đánh giặc. Vâng lời Bác tôi nhắm mắt ngủ tiếp nhưng bụng vẫn bồn chồn. chiến dịch còn dài rừng thiêng nước độc đêm nay Bác không ngủ liệu mai có sức đi được không? Lần thứ ba mở mắt thấy Bác vẫn chư ngủ tôi hoảng hốt thực sự. Tôi nằng nặc mời Bác đi ngủ. Bác bảo Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công đêm nay phải ngủ ngoài trời mưa rả rích, phải chịu rét, chịu ướt. Nghe Bác nói tôi hiểu tình thương của người thật sâu nặng biết bao nhiêu. Tình thương đó trùm lên cả đất nước và dân tộc.
Thật sung sướng và tự hào khi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ của Tổ quốc. Không đành ngủ yên , tôi thức luôn cùng Bác.
II. Soạn văn: Đêm nay Bác không ngủ (chi tiết)
III. Soạn văn: Đêm nay Bác không ngủ (hay nhất)
Soạn văn: Đêm nay Bác không ngủ (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?
Lời giải chi tiết:
– Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
– Tóm tắt: Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của Bác.
Trả lời câu 2 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?
Lời giải chi tiết:
Hình tượng Bác Hồ ttrong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao đẹp vì đó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tình yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.
Trả lời câu 3 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài thơ kế lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.
Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?
Lời giải chi tiết:
– Lần thứ nhất thức dậy:
+ Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi
+ Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương
+ Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội
→ Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ
– Lần thức dậy thứ ba:
+ Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ
+ Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân
+ Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”
– Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:
+ Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.
+ Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.
Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.
Trả lời câu 4 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Lời giải chi tiết:
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình – Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh – người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc.
Trả lời câu 5 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài thơ được làm theo thể thơ gì? The thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?
Lời giải chi tiết:
* Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:
– Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng
– Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng
– Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ (cũi trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác – bạc; Bác – Bác).
* Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.
Trả lời câu 6 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.
Lời giải chi tiết:
* Những từ láy trong bài thơ: Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông.
* Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên.
II. LUYỆN TẬP
Nội dung: Dựa theo bài thơ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
Bài làm tham khảo
Các bạn thân mến, được gặp Bác đã là một niềm hạnh phúc vô bờ của mỗi chiến sĩ chúng tôi. Ấy vậy mà tỏi không chỉ được gặp Bác mà còn được Bác đốt lửa sưởi ấm, được trò chuyện cùng Bác. Kỷ niệm ấy tôi không thể nào quên trong cuộc đời mình. Tôi sẽ kể các bạn nghe về may mắn đó.
Chuyện xảy ra vào mùa đông năm 1950. Hồi ấy ta mở chiến dịch biên giới Thu – Đông. Rất nhiều bộ đội, dân công được huy động ra mặt trận. Chính Bác cũng có mặt trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Sau một ngày hành quân thấm mệt chúng tôi nghỉ lại một lán tranh cũ trong rừng. Thật bất ngờ, trong đêm ấy lán chúng tôi được đón Bác, trên đường chỉ huy chiến dịch Bác cũng dừng chân nghỉ lại, vui sướng chúng tôi vây quanh Bác, được Bác hỏi chuyện dặn dò. Đêm đã khuya Bác nhắc chúng tôi để ngủ để lấy sức mai còn đi tiếp. Tất cả chúng tôi vâng lời. Về khuya trời càng lạnh, cái lạnh của rừng núi như thấu tận xương thịt. Một đống lửa to được đốt giữa lán để sưởi ấm. Tôi ngả lưng và rồi ngủ đi lúc nào không biết.
Rồi tôi chợt thức giấc, chắc là đã khuya lắm rồi và rồi tôi hết sức bất ngờ, lửa vẫn cháy sáng ấm lán tranh cũ, bất ngờ hơn bên đống lửa ấy, Bác vẫn ngồi. Tôi lặng nhìn Bác, Bác ngồi vẻ mặt trầm ngâm nghĩ ngợi. Chắc Bác lại đang lo cho chiến dịch đây, tôi thầm nghĩ. Càng nhìn Bác tôi lại càng thương, mái tóc Bác đã bạc nhiều, khuôn mặt gầy nhưng ánh mắt vẫn ấm áp. Thỉnh thoảng Bác lại cho thêm cành khô để giữ lửa cháy. Tôi vô cùng cảm động, vậy là Bác thức để đốt lửa sưởi ấm cho chúng tôi. Rồi Bác đứng dậy, nhẹ nhàng đi quanh lán, dém chăn cho chúng tôi bằng vẻ ân cần. Bác không muốn chúng tôi bị lạnh, không muốn làm mọi người thức giấc. Tôi không dám tin những gì mình vừa nhìn thấy. Thực hay mơ – một vị lãnh tụ hay một người cha? Tôi bỗng thấy bóng Bác cao lớn lạ kỳ, thấy lòng mình thêm ấm, ngọn lửa từ tay Bác đốt lên, ngọn lửa từ lòng Bác toả hơi nóng cho chúng tôi. Đợi Bác lại gần, tôi thầm thì hỏi Bác:
– Bác ơi, sao Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lắm không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười và nói:
– Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn phải đi đánh giặc.
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà bụng cứ bồn chồn. Chiến dịch hãy còn dài, thời tiết thì khắc nghiệt, rừng rậm, đèo cao, suối sâu phải qua Bác không ngủ thì Bác ốm lấy sức đâu mà đi, lo nghĩ vẩn vơ, tôi thiếp đi lúc nào không rõ. Lần thứ hai chợt thức giấc, tôi thấy Bác ngồi trên bếp lửa, lo lắng vô cùng nhưng tôi không dám trở dậy.
Rồi lần thứ ba thức giấc. Lần này thì tôi giật mình hốt hoảng vì Bác vẫn thức. Vẫn chỗ ngồi ấy, chòm râu và mái tóc bạc – Người ngồi im phăng phắc. Không nằm yên được nữa, tôi trở dậy lại bên Bác, giọng khẩn khoản:
– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác ngủ một chút đi, con mời Bác!
Giọng ôn tồn, Bác quay lại phía tôi nói:
– Chú ngủ tiếp đế mai đi đánh giặc, đừng lo cho Bác. Ngoài kia, trời mưa lâm thâm, dân công của ta không mái lều che mưa, không chiếu chải chỉ nằm trên lá khô, chăn đắp chỉ manh áo phủ. Làm sao không ướt, làm sao không lạnh, thương các cô chú ấy, mong trời mau mau sáng.
Nghe lời tâm sự của Bác, tôi cảm động xiết bao. Vậy là Bác thức trọn đêm đốt lửa, dém chăn sưởi ấm cho chúng tôi và cũng thức ban đêm vì lo lắng, vì thương dân công ngủ ngoài sương. Tình cảm, lòng yêu thương của Bác dành cho chúng mới lớn lao làm sao. Tôi vui sướng vì chúng tôi có thêm một người cha, tôi vui sướng vì đất nước Việt Nam có một vị lãnh tụ thương dân hơn chính mình. Bồi hồi xúc động tôi thức luôn cùng Bác để đốt lửa sưởi ấm cho đồng đội.
Trời đã sáng, mọi người dậy và tiếp tục lên đường. Tôi thấy mình như khỏe sau khi được Bác tiếp thêm sức mạnh. Tôi hiểu rằng Bác không ngủ vì thương vì lo lắng cho bộ đội và dân công – một điều hết sức thường tình của một người nhưng hết sức vĩ đại của một vị lãnh tụ. Và chỉ chúng ta những người dân Việt Nam mới được hưởng niềm hạnh phúc “thường tình” ấy bởi lẽ Bác là Hồ Chí Minh – con người suốt đời sống vì dân vì nước.
Bố cục
Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “Lấy sức đâu mà đi”): Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất.
– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “Anh thức luôn cùng Bác”): Anh đội viên thức dậy lần thứ ba.
– Đoạn 3 (Còn lại): Suy nghĩ của anh đội viên về Bác.
Soạn văn: Đêm nay Bác không ngủ (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên.
Lời giải
Bố cục
Gồm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến “Lấy sức đâu mà đi”): Tình cảm của anh đội viên lần thức dậy thứ nhất.
– Phần 2 (tiếp đến “cùng Bác”): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba
– Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBẢN
Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Tóm tắt:
Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của Bác.
Câu 2 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ.
+ Là người chứng kiến một đêm Bác không ngủ
+ Là người đối thoại với Bác.
→ Câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động. Làm sáng lên hình ảnh trung tâm là Bác, vừa phản ánh chân thực, khách quan.
Câu 3 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Lần thứ nhất thức dậy:
+ Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi
+ Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương
+ Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội
→ Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ
– Lần thức dậy thứ ba:
+ Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ
+ Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân
+ Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”
– Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:
+ Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.
+ Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.
Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.
Câu 4 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”
– Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.
– Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:
+ Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”
+ Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.
Câu 5 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bài thơ được làm theo thể năm chữ:
+ Mỗi khổ thơ có bốn dòng thơ
+ Cách gieo vần: chữ cuối thứ hai và chữ cuối thứ ba vần liền với nhau
+ Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu ở câu tiếp theo.
→ Tạo ra mạch kể chuyện thích hợp cho văn bản.
Câu 6 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong bài thơ tác giả sử dụng nhiều từ láy như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem lại vẻ riêng cho bài thơ:
– Từ láy có tác dụng tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng…
– Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, giật mình, nằng nặc…
II. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tập đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
Bài 2 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong một đêm rét mướt trên đường đi chiến dịch cùng với Bác, bộ đội chúng tôi được nghỉ lại ở một khoảng rừng nhỏ. Sau một ngày dài hành quân mọi người thấm mệt nên chìm vào giấc ngủ sớm chỉ có Bác vẫn còn trầm ngâm bên bếp lửa. Khi đó tôi giật mình tỉnh giấc thì trời đã khuya, nhìn thấy Bác đi dém chăn cho từng người, đốt thêm lửa sưởi ấm cho chúng tôi, tôi thương Bác vô cùng. Tới lần thứ ba tỉnh giấc tôi hốt hoảng khi thấy Bác vẫn thức, dù tôi có nằng nặc mời Người đi ngủ Bác nói “ Bác ngủ không an lòng”. Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng rét mướt, Bác thương những người lính phải ra trận… Trong lòng tôi trào dâng một nỗi thương kính Bác và nỗi vui sướng mênh mông khi được thức cùng Người.