Soạn văn: Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự
Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự”.
Nội dung chính
1. SOẠN VĂN SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ SIÊU NGẮN
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
Câu 1: Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể.
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
(3) Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.
(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
a) Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho bết mối quan hệ của chúng.
b) Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tô” thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những việc nào?
c) Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc “Hằng nám Thủy Tinh lại dâng nước..ể” được không? Vì sao?
Trả lời
a/ – Sự việc khởi đầu: 1
– Sự việc phát triển: 2, 3, 4
– Sự việc cao trào: 5, 6
– Sự việc kết thúc: 7
b/ – Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm
– Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám
– Diễn ra khi vua Hùng kén rể
– Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái
– Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh
– Kết quả: Thủy Tinh thua, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh
– Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân ta
– Không thể bỏ bất kì một sự kiện nào vì sự kiện trước là nguyên nhân dẫn tới sự kiện sau
– Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất
c/ – Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng:
+ Tài năng của Sơn Tinh đều có ích cho cuộc sống nhân dân
+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể là những vật Sơn Tinh dễ kiếm => có ý chọn ST vì nghĩ cho nhân dân, đất nước
– Việc ST lần nào cũng thắng thể hiện sức mạnh của nhân dân chiến thắng thiên tai
– Không thể để Thủy Tinh thắng và không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh dâng nước hàng năm vì như vậy sẽ làm mất đi ý nghĩa truyện
Câu 2:
a) Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:
– Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?
– Ai là nhân vật được nói đến nhiều nhất?
– Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
b) Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thê nào?
Trả lời
a/ Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất
– Sơn Tinh và Thủy Tinh được nói tới nhiều nhất
– Vua, Mị Nương, các Lạc hầu là nhân vật phụ nhưng cần thiết, không thể bỏ được
b/ Các nhân vật được kể :
Nhân vật | Tên gọi | Lai lịch | Chân dung | Tài năng | Việc làm |
Vua Hùng | Vua Hùng | Thứ 18 | Kén rể, bàn bạc với các lạc hầu | ||
Sơn Tinh | Sơn Tinh | Ở vùng núi Tản Viên | Có nhiều tài lạ | Cầu hôn, đem sính lễ, rước Mị Nương về núi, giao tranh với Thủy Tinh | |
Thủy Tinh | Thủy Tinh | Ở miền biển | Có nhiều tài lạ | Cầu hôn, mang sính lễ đến, đem quân đuổi theo định cướp Mị Nương, cuối cùng đành rút quân về. | |
Mị Nương | Mị Nương | Con vua Hùng | Xinh đẹp | Theo chồng về núi | |
Lạc Hầu | Lạc Hầu | Cận thần vua | Bàn bạc với vua Hùng |
II. LUYỆN TẬP
Câu 1: Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã làm.
a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
b) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.
c) Tại sao lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không?
– Vua Hùng kén rể
– Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh.
– Bài ca chiến công của Sơn Tinh.
Trả lời
Nhân vật | Việc làm |
Vua Hùng | Kén rể, bàn bạc với các lạc hầu |
Sơn Tinh | Cầu hôn, đem sính lễ, rước Mị Nương về núi, dùng phép lạ đánh nhau với Thủy Tinh |
Thủy Tinh | Cầu hôn, mang sính lễ đến, đem quân đuổi theo định cướp Mị Nương, cuối cùng đành rút quân về. |
Mị Nương | Theo chồng về núi |
Lạc Hầu | Bàn bạc với vua Hùng |
a/ Vai trò, ý nghĩa nhân vật
– Nhân vật chính (ST, TT): thể hiện tư tưởng văn bản
– Nhân vật phụ: giúp nhân vật chính nổi bật
b/ Tóm tắt các sự việc
– Vua Hùng kén rể.
– Hai thần đến cầu hôn.
– Vua Hùng ra điều kiện sính lễ cho Sơn Tinh và Thủy Tinh
– Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau mất Mị Nương, đuổi theo để cướp nàng.
– Trận giao tranh giữa hai thần
– Cuối cùng Thủy Tinh thất bại.
c/ Truyện gọi là Sơn Tinh Thủy Tinh vì đây là cách gọi tên theo tên nhân vật chính truyền thống, thói quen của dân gian: Thánh Gióng, Tấm Cám… Nếu đổi, ý nghĩa khái quát sẽ không trọn vẹn
Câu 2: Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?
Trả lời
– Nhan đề: Một lần không vâng lời
– Sự việc, diễn biến:
+ Mẹ nhờ em dọn dẹp nhà cửa khi mẹ vắng nhà
+ Em đồng ý nhưng khi mẹ rời khỏi nhà, em rủ các bạn về nhà chơi
+ Em và các bạn bày trò khiến nhà cửa trở nên bừa bộn
+ Trong khi em chưa thu dọn được, mẹ đã về
+ Trái với suy nghĩ của em là mẹ sẽ mắng, mẹ chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở
+ Em cảm thấy có lỗi vì không nghe lời mẹ
+ Em xin lỗi và tự hứa với mẹ
– Em là nhân vật chính trong câu chuyện
2. SOẠN VĂN SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ CHI TIẾT
3. SOẠN VĂN SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ HAY NHẤT
Soạn văn: Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự (chi tiết)
Học sinh xem câu hỏi bên trên
Lời giải
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
Trả lời câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a) Sự việc khởi đầu: (1) Vua Hùng kén rể.
– Sự việc phát triển: (2), (3), (4).
– Sự việc cao trào: (5), (6).
– Sự việc kết thúc: (7)
* Mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc trên: Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau. Sự việc sau là kết quả của sự việc trước và lại là nguyên nhân của sự việc sau nữa.
Các sự việc móc nối với nhau trong mốì quan hệ rất chặt chẽ, không thể đảo lộn, không thể bỏ bớt một sự việc nào.
b) Sáu yếu tố cụ thể cần thiết của sự việc trong truyện là:
– Ai làm? (nhân vật): Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
– Xảy ra ở đâu?: Ớ Phong Châu, đất của vua Hùng.
– Xảy ra lúc nào?: Xảy ra thời Hùng Vương.
– Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng của Thủy Tinh.
– Diễn biến: Những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hằng năm.
– Kết quả: Thủy Tinh thua nhưng không cam chịu. Hằng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra.
Không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện được, vì: cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.
Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là rất cần thiết vì như thế thì mới có thể chống chọi nổi với Thủy Tinh.
Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể cũng không được, vì không có lí do để hai thần thi tài.
Việc Thủy Tinh nối giận có lí, vì:
– Thần rất kiêu ngạo, cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh. Nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ, nên bực tức.
– Tính ghen tuông ghê gớm của Thủy Tinh.
c) Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng:
– Giọng kể trang trọng, thành kính khi nhắc đến vua Hùng và Sơn Tinh.
– Điều kiện kén rể có lợi cho Sơn Tinh, bất lợi cho Thủy Tinh. Đó là dụng ý của vua Hùng.
* Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa con người khắc phục, vượt qua lũ lụt, đắp đê thắng lợi.
* Không thể đế cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh, vì như thế là con người thất bại, nhân dân ta phải chìm trong biển nước.
* Không thể xóa bỏ sự việc “Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước… Vì đó là hiện tượng xảy ra hằng năm ở nước ta, là quy luật thiên nhiên.
Trả lời câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
– Nhân vật được nói tới nhiều nhất: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
– Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương. Tuy là nhân vật phụ nhưng họ lại rất cần thiết không thể bỏ được, vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ chệch hướng hoặc đổ vỡ.
b) Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể bằng cách:
– Gọi tên, đặt tên: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.
– Kể việc làm.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a) Những việc làm của các nhân vật tham khảo bảng trên.
* Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:
– Vua Hùng: Nhân vật phụ, nhưng không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.
– Mị Nương: Nhân vật phụ, nhưng cũng không thể thiếu vì nếu không có nàng thì không có chuyện hai thần xung đột ghê gớm như thế.
– Thủy Tinh: Nhân vật chính, đối lập với Sơn Tinh, được nói tới nhiều. Hình ảnh thần thoại hóa sức mạnh của lũ bão ở vùng châu thổ sông Hồng.
– Sơn Tinh: Nhân vật chính, đôi lập với Thủy Tinh, người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ.
b) Tóm tắt truyện theo sự việc chính của các nhân vật:
– Vua Hùng kén rể
– Hai thần đến cầu hôn
– Vua Hùng ra điều kiện, cố ý thiên lệch cho Sơn Tinh
– Sơn Tinh đến trước, được vợ, Thủy tinh đến sau, mất Mị Nương, đuổi theo định cướp nàng.
– Trận đánh dữ dội giữa hai thần. Kết quả: Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua, đành rút quân.
– Hằng năm, hai thần vẫn kịch chiến suốt mấy tháng trời, nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thất bại, rút lui.
c) Truyện được dặt tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì đây là tên của hai nhân vật chính.
* Không nên đổi thành các tên, vì:
– Vua Hùng kén rể, chưa nói rõ nội dung chính của truyện.
– Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh: tên thừa, hai nhân vật vua Hùng, Mị Nương chỉ đóng vai phụ.
* Có thể sử dụng tên truyện: Bài ca chiến công của Sơn Tinh, vì nó phù hợp với nội dung của truyện.
Trả lời câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Dàn ý:
– Nhân vật trong câu chuyện là tôi (kể theo ngôi thứ nhất).
– Lựa chọn sự việc phù hợp với bản thân.
– Kể diễn biến cụ thể
– Kết quả sự việc ra sao?
– Bài học rút ra cho bản thân.
Bài viết tham khảo:
Đó là kỉ niệm không bao giờ quên đối với tôi. Một lần được bố mẹ dẫn đi chơi biển, tôi vui thích vô cùng. Vì lần đầu được ra biển nên bố mẹ lo lắng căn dặn rất nhiều. Bố có dặn: “Con đừng chơi xa quá, đặc biệt không được chơi phía rừng đằng kia, lỡ lạc vào đó thì nguy hiểm lắm”. Tôi hào hứng vâng rất to. Nhưng vừa tuột khỏi bàn tay bố mẹ, tôi gặp mấy người bạn cùng lớp. Các bạn rủ nhau ra phía rừng chơi tìm kho báu, vui quá tôi bỗng quên lời bố theo các bạn ra phía rừng. Rồi lỡ đi sâu trong rừng, vậy là tôi và các bạn bị lạc.
Lúc sau, nhận ra sự vắng mặt của tôi, bố mẹ lo lắng đi tìm. Từ lúc trưa nắng cho đến chiều, vẫn chưa tìm được con, bố mẹ tôi gọi cứu hộ giúp đỡ, họ gặp những người bố, người mẹ của các bạn khác. Đến tối, các nhân viên cứu hộ đã tìm được tôi và các bạn đang sợ hãi ngồi trong rừng tối.
Sau sự việc ấy, tôi đã bị bố nặng lời trách mắng vì lo lắng. Tôi ân hận vô cùng và tự hứa sẽ không bao giờ trái lời bố mẹ nữa.
Soạn văn: Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự (hay nhất)
Học sinh xem câu hỏi bên trên
Lời giải
I.Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1. Sự việc trong văn tự sự.
a.
Sự kiện | Ý nghĩa |
Vua Hùng kén rể | Sự việc khởi đầu |
Vua Hùng ra điều kiện kén rể | Sự việc phát triển |
Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn | |
Sơn Tinh đến trước lấy được vợ | |
Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. | Sự việc cao trào |
Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh rút về | |
Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. | Sự việc kết thúc. |
Mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện: Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau, sự việc sau là kết quả của sự việc trước và là nguyên nhân của sự việc sau nữa, cứ thế tiếp diễn.
– Mối quan hệ có thể khái quát như sau: Chuỗi sự vật sự việc này → chuỗi sự vật sự việc kia → sự việc kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
b.
– Sự việc do ai làm (nhân vật) : Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Việc xảy ra ở đâu (địa điểm) : Phong Châu đất của Vua Hùng.
– Lúc nào (thời gian) : Hùng Vương thứ 18.
– Nguyên nhân: Thủy Tinh không lấy được Mị Nương.
– Diễn biến: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.
– Kết quả: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
– Không thể xóa bỏ thời gian và địa điểm vì nếu bỏ truyện sẽ mất đi tính thuyết phục
– Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết vì đó là nguyên nhân Sơn Tinh được vua chọn làm rể.
– Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý vì:
+ Không lấy được Mị Nương (đến sau)
+ Vua thiên vị Sơn Tinh (Sính lễ vua yêu cầu chỉ có trên mặt đất.)
– Không nên bỏ đi sự kiện Vua Hùng kén rể, bởi đây là sự kiện để hai chàng trai tranh tài.
c. Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh:
– Sơn Tinh được kể trước, được giới thiệu “có tài lạ”, lấy được vợ và chiến thắng.
– Sơn Tinh thắng Thủy Tinh 2 lần và mãi mãi là chi tiết giàu ý nghĩa:
+ Đây là chiến thắng tất yếu.
+ Chiến thắng của Sơn Tinh cũng chính là chiến thắng của nhân dân trong phòng chống thiên tai.
– Không thể để cho Thủy Tinh chiến thắng Sơn Tinh vì Thủy Tinh là biểu hiện của sự hủy diệt.
– Không thể xóa bỏ chi tiết “hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước” vì đó là sự lý cho việc xuất hiện của lũ lụt.
2. Nhân vật trong văn tự sự.
a.Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:
– Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính và có vai trò quan trọng nhất.
– Sơn Tinh, Thủy Tinh được nhắc tới nhiều nhất.
– Vua, Mị Nương và các lạc thần là các nhân vật phụ nhưng rất cần thiết, không thể bỏ được.
b. Nhân vật trong truyện kể.
Nhân vật | Tên gọi | Lai lịch | Tài năng | Việc làm |
Vua Hùng | Vua Hùng | đời vua thứ mười tám | kén rể, bàn bạc với Lạc hầu | |
Sơn Tinh | Sơn Tinh | vùng núi Tản Viên | vẫy tay… dời núi, tìm được lễ vật trước | cầu hôn, ngăn lũ |
Thủy Tinh | Thủy Tinh | miền biển | hô mưa gọi gió | cầu hôn, dâng nước gây lũ |
Mị Nương | Mị Nương | con gái Vua Hùng | đẹp người đẹp nết | theo Sơn Tinh về |
Lạc hầu | Lạc hầu | bàn bạc |
II. Luyện tập.
Bài 1 (trang 38 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nhân vật | Việc làm |
Vua Hùng | kén rể, bàn bạc với Lạc hầu |
Sơn Tinh | cầu hôn, ngăn lũ |
Thủy Tinh | cầu hôn, dâng nước gây lũ |
Mị Nương | theo Sơn Tinh về |
Lạc hầu | bàn bạc |
a.- Nhân vật chính đóng vai trò trong việc thể hiên tư tưởng tác phẩm.
– Nhân vật phụ góp phần làm cho nhân vật chính phát triển.
b. Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn, Sơn Tinh đem sính lễ đến trước rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau tức giận bèn đuổi đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh đanh nhau ròng rã cuối cùng Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút về. Hằng năm Thủy Tinh dâng nước gây lũ để trả thù Sơn Tinh.
c.Tên truyện được đặt theo tên nhân vật chính. Nếu đổi tên truyện bằng các tên khác sẽ khó phân biệt được nhân vật chính và không thỏa đáng.
Bài 2 (trang 38 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Với nhan đề” Một lần không vâng lời” em sẽ kể truyện theo trình tự sau:
– Tên sự việc.
– Do ai làm
– Việc xảy ra ở đâu
– Vào thời gian nào?
– Nguyên nhân
– Diễn biến
– Kết quả.