Trang chủ
LỚP 7 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG VII. QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC. CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC 7.7. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
7.7. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
Nội dung chính
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng:
Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
Trên hình, d là đường trung trực của đoạn AB.
2. – Định lí 1: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.
Ta có: d là đường trung trực của AB và
– Định lí 2: Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
3. Nhận xét: Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ: Gọi I là giao điểm của hai đường trung trực của các cạnh AB, AC của tam giác ABC. Chứng minh rằng điểm I cách đều ba đỉnh tam giác ấy.
Bài giải:
Vì I nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB nên IA = IB (1)
Vì I nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC nên IB = IC (2)
Từ (1)(2) suy ra: IA = IB = IC
Vậy điểm I cách đều ba đỉnh của tam giác ABC
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng – toán cơ bản lớp 7.
Chúc các em học tập hiệu quả!