5.1. Nửa mặt phẳng
Nội dung chính
ÔN TẬP: NỬA MẶT PHẲNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Mặt phẳng
Trang giấy, mặt bẳng… cho ta thấy hình ảnh một mặt phẳng. Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía.
2. Nửa mặt phẳng
– Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị cắt ra bởi đường thẳng a được gọi là nửa mặt phẳng bờ a.
– Hai mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau
– Đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
3. Ba tia chung gốc
– Cho ba tia Ox, Oy, Oz. Ta nói ba tia Ox, Oy, Oz là ba tia chung gốc O.
– Tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại I nằm giữa MN. Ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ: Bổ sung các chỗ thiếu (…) trong các phát biểu sau:
a) Bất kì đường thẳng a nào trên mặt phẳng cũng là …. của hai….
b) Biết đường thẳng m không đi qua hai điểm P, Q; đường thẳng…. đoạn thẳng PQ khi P, Q nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ…. và đường thẳng m…. đoạn thẳng PQ khi P, Q nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chung…
c) Cho ba điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB khi tia Ox cắt…. tại điểm…. hai điểm A, B.
Bài giải:
Thứ tự bổ sung ở từng câu là:
a) Bờ chung; mặt phẳng đối nhau
b) Không cắt; m; cắt; m.
c) Đoạn thẳng AB; nằm giữa
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Nửa mặt phẳng – toán cơ bản lớp 6 .
Chúc các em học tập hiệu quả!