Trang chủ
LỚP 1 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 3: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100. ĐO ĐỘ DÀI. GIẢI BÀI TOÁN 3.13. Các số tròn chục
3.13. Các số tròn chục
Nội dung chính
ÔN TẬP: CÁC SỐ TRÒN CHỤC
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Nhận biết các số tròn chục, đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
– Nhận biết cấu tạo số tròn chục gồm bao nhiêu chục và 0 đơn vị.
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Đọc và viết số tròn chục
Cách đọc số tròn chục: Em đọc số hàng chục và ghép với chữ “mươi”, ngoại trừ số 10
Cách viết số tròn chục: Em viết chữ số hàng chục và viết vào hàng đơn vị chữ số 0.
Dạng 2: So sánh các số tròn chục
Số tròn chục nào có chữ số hàng chục càng lớn thì giá trị của số đó càng lớn.
Dạng 3: Phân tích cấu tạo số tròn chục
Số tròn chục luôn gồm một số chục và 0 đơn vị.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1:
a) Viêt số tròn chục sau: “Ba mươi”
b) Số “Năm mươi” được viết như thế nào ?
Bài giải:
a) Ba mươi: 30
b) Số “Năm mươi” được viết: 50
Ví dụ 2: Điền dấu >; < hoặc dấu = thích hợp vào chỗ chấm:
20 ….. 30
Bài giải:
Vì 2 < 3
Nên 20 < 30.
Ví dụ 3: Phân tích số 60
Bài giải:
Số 60 gồm 6 chục và 0 đơn vị.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Cộng các số tròn chục
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Các số tròn chục – toán cơ bản lớp 1.
Chúc các em học tập hiệu quả!