ÔN TẬP: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN. GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Nhận biết bài toán có lời văn gồm các số đã cho (điều đã biết) và số cần tìm (điều chưa biết);
– Hiểu đề toán cho gì ? Hỏi gì ?
– Biết giải bài toán gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Hoàn thành đề toán dựa vào hình vẽ
– Dựa vào hình ảnh đã cho, đếm số lượng và điền số vào chỗ chấm để hoàn thành đề toán.
Dạng 2: Tóm tắt bài toán
– Từ đề toán, em xác định các số liệu đã biết và yêu cầu của bài toán.
– Viết tóm tắt đơn giản các dữ kiện tìm được.
Dạng 3: Giải bài toán có lời văn
– Đọc và phân tích đề toán, xác định các giá trị đã biết, câu hỏi của bài toán rồi tóm tắt đề bài.
– Tìm cách giải cho bài toán: Dựa vào các từ khóa trong đề bài như “tăng thêm”, “bớt đi”, “nhiều hơn”, “ít hơn”, “tất cả”, “còn lại” … để xác định phép toán phù hợp.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Lúc đầu có ……. bạn, sau đó có thêm …… bạn nữa. Hỏi có bao nhiêu bạn tất cả?
Bài giải:
Quan sát ảnh, thấy bên phải có 6 học sinh và thêm 3 bạn học sinh khác đến.
Em điền vào chỗ chấm để hoàn thành để bài như sau: Lúc đầu có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi có bao nhiêu bạn tất cả.
Ví dụ 2: Điền số thích hợp để hoàn thành tóm tắt bài toán sau:
Hoa có 4 quả bóng bay. Nam có 3 quả bóng bay. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng?
Hoa: ….. quả bóng
Nam: ….. quả bóng
Cả hai: ….. quả bóng
Bài giải:
Dựa vào đề toán, em điền được như sau:
Hoa: 4 quả bóng
Nam: 3 quả bóng
Cả hai: 7 quả bóng
Ví dụ 3: Hoa có 4 quả bóng bay. Nam có 3 quả bóng bay. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu quả bóng?
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Bài toán có lời văn. Giải bài toán có lời văn – toán cơ bản lớp 1.