Trang chủ
LỚP 1 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 2: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 2.7. Phép trừ trong phạm vi 5
2.7. Phép trừ trong phạm vi 5
Nội dung chính
ÔN TẬP: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Cách làm tính trừ trong phạm vi 5
– Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
– Biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính và ứng dụng phép trừ vừa học vào các bài toán thực tế.
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Thực hiện phép tính
– Tính giá trị các phép trừ trong phạm vi 5.
Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức có chứa nhiều phép tính cộng và trừ
Biểu thức có chứa hai hoặc nhiều phép tính cộng, trừ thì em thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: 5 – 1 = ?
Bài giải:
Cách 1: Nhẩm 1 + 4 = 5 nên 5 – 1 = 4
Cách 2: Nhẩm 5 lùi về 1 đơn vị, được số nào thì đó là kết quả của phép tính 5 -1
5 lùi về 1 đơn vị là 4 nên 5 – 1 = 4.
Cách 3: Sử dụng hình ảnh để tìm kết quả của phép trừ. Có 5 cái bánh mà ăn mất 1 cái bánh thì sẽ còn lại 4 cái bánh nên 5 – 1 = 4.
Ví dụ 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
5 – 2 = 2 + …
Bài giải:
Vì 5 – 2 = 3; 2 + 1 = 3 nên số cần điền vào là số 1.
Ví dụ 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
5 – 2 – 2 = …..
Bài giải:
Thực hiện phép tính 5 – 2 = 3, lấy 3 – 2 = 1 nên 5 – 2 – 2 = 1.
Số cần điền vào chỗ trống là: 1
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Phép trừ trong phạm vi 5 – toán cơ bản lớp 1.
Chúc các em học tập hiệu quả!