Trang chủ
LỚP 1 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 3: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100. ĐO ĐỘ DÀI. GIẢI BÀI TOÁN 3.1. Điểm. Đoạn thẳng
3.1. Điểm. Đoạn thẳng
Nội dung chính
ÔN TẬP: ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Biết được hình dạng của điểm, đoạn thẳng.
– Đọc tên điểm, đoạn thẳng.
– Cách kẻ một đoạn thẳng.
Dạng 1: Nhận biết điểm, đoạn thẳng.
Quan sát hình đã cho để xác định là điểm hay đoạn thẳng.
Dạng 2: Đọc tên điểm và đoạn thẳng.
Quan sát hình vẽ và đọc tên các điểm, đoạn thẳng.
– Điểm được đặt tên bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng anh và viết in hoa.
– Đoạn thẳng được giới hạn bởi hai điểm và tên của đoạn thẳng được đọc bằng cách ghép tên hai điểm đó.
Dạng 3: Đếm số điểm, đoạn thẳng có trong mỗi hình.
Quan sát hình vẽ, lần lượt đếm các đoạn thẳng và các điểm có trong hình.
Chú ý một số trường hợp các đoạn thẳng có phần trùng nhau.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1:
Trên hình là:
A. Điểm B. Đoạn thẳng C. Hình tròn D. Chữ A
Giải:
Hình đã cho là điểm A.
Đáp án cần chọn là A.
Ví dụ 2: Đọc tên điểm và đoạn thẳng có trong hình sau:
Giải:
Trong hình đã cho có:
+) Ba điểm: A, B, C.
+) Hai đoạn thẳng: AB, BC.
Ví dụ 3: Hình dưới đây có bao nhiêu điểm, bao nhiêu đoạn thẳng?
Giải:
Hình đã cho có:
+) 5 điểm: A, B, C, D, E.
+) 5 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EA.
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Độ dài đoạn thẳng – thực hành đo độ đài đoạn thẳng
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Điểm. Đoạn thẳng – toán cơ bản lớp 1.
Chúc các em học tập hiệu quả!