4. 10. Trung điểm của đoạn thẳng
Hướng dẫn giải bài tập sgk toán lớp 6 tập 1 trang 125 – 126. Bài học: Trung điểm của đoạn thẳng.
Nội dung chính
Bài 60. (Trang 125 SGK Toán 6 – Tập 1)
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2 cm, OB = 4cm
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
b) So sánh OA và AB.
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Bài giải
a) Trên tia Ox ta có OA < OB (vì 2 < 4) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
b) Vì điểm A nằm giữa điểm O và B nên ta có:
Vậy OA = AB
c) Ta có: A nằm giữa hai điểm A và B; OA = AB
suy ra A là trung điểm của đoạn thẳng OB
Bài 61. (Trang 125 SGK Toán 6 – Tập 1)
Cho hai tia đối nhau Ox, Ox’. Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA = 2cm. Trên tia Ox’ vẽ điểm B sao cho OB = 2cm. Hỏi O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ? Vì sao ?
Bài giải
Ta có Ox và Ox’ là hai tia đối nhau nên x’Ox là đoạn thẳng.
Điểm A trên tia Ox và điểm B trên tia Ox’ nên điểm O nằm giữa hai điểm A và B (1)
Ta còn có OA = OB = 2cm (2)
Từ (1) và (2) ta có O là trung điểm của AB.
Bài 62. (Trang 126 SGK Toán 6 – Tập 1)
Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng xx’ và yy’. Trên tia xx’ vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm, trên yy’ vẽ đoạn EF dài 5cm sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng ấy.
Bài giải
Vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O
Lấy O làm tâm vẽ đường tròn có bán kính 1,5 cm cắt đường thẳng xx’ tại hai điểm C và D mà CD = 3cm
Lấy O làm tâm vẽ đường tròn có bán kính 2,5 cm cắt đường thẳng yy’ tại hai điểm E và F mà EF = 3cm
Bài 63. (Trang 126 SGK Toán 6 – Tập 1)
Khi nào ta kết luận được I là trung điểm của đoạn thẳng AV ? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau:
Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
a) IA = IB.
b) IA + IB = AB.
c) AI + IB = AB và IA = IB.
d) .
Bài giải
Câu c) đúng.
Bài 64. (Trang 126 SGK Toán 6 – Tập 1)
Cho đoạn thẳng AB dài 6 cm. Gọi C là trung điểm của AB. Lấy D và E là hai điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho AD = BE = 2cm. Vì sao C là trung điểm của DE?
Bài giải
Ta có C là trung điểm của AB nên:
Ta có: AD < AC (vì 2 < 3)
nên D nằm giữa hai điểm A và C, ta có:
Ta có: BE < BC (vì 2 < 3) nên E nằm giữa hai điểm B và C.
Ta có:
suy ra DC = CE (= 1cm) (*)
Hơn nữa CD và CE là hai tia đối nhau nên điểm C nằm giữa hai điểm D và E (**)
Từ (*) và (**) ta có C là trung điểm của DE.
Bài 65. (Trang 126 SGK Toán 6 – Tập 1)
Xem hình 64.
Đo các đoạn thẳng AB, BC, CD, CA rồi điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau :
a) Điểm C là trung điểm của … vì …
b) Điểm C không là trung điểm của … vì C không thuộc đoạn thẳng AB.
c) Điểm A không là trung điểm của BC vì …
Bài giải
a) Điểm C là trung điểm của BD vì CB = CD.
b) Điểm C không là trung điểm của AB vì C không thuộc đoạn thẳng AB.
c) Điểm A không là trung điểm của BC vì A không thuộc BC.
Xem thêm: Hướng dẫn giải bài tập sgk toán 6. Ôn tập chương IV