4.2. Ba điểm thẳng hàng
Hướng dẫn giải bài tập sgk toán lớp 6 tập 1 trang 106-107 Bài học: Ba điểm thẳng hàng
Nội dung chính
Bài 8. (Trang 106 SGK Toán 6 – Tập 1)
Ở hình 10 thì ba điểm A, B, C hay A, M, N thẳng hàng ? Lấy thước thẳng để kiểm tra.
Bài giải
Ba điểm A, M, N thẳng hàng.
Ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
Bài 9. (Trang 106 SGK Toán 6 – Tập 1)
Xem hình 11 và gọi tên :
a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.
Bài giải
Ba điểm B, D, C; B, E, A; G, E, D thẳng hàng.
Ba điểm G, E, A; G, A, C; G, E, B; E, B, D; … không thẳng hàng.
Bài 10. (Trang 106 SGK Toán 6 – Tập 1)
Vẽ:
a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng.
b) Ba điểm C, E, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giữa hai điểm C và D.
c) Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng.
Bài giải
a)
b)
c)
Bài 11. (Trang 107 SGK Toán 6 – Tập 1)
Xem hình 12 và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau :
a) Điểm … nằm giữa hai điểm M và N.
b) Hai điểm R và N nằm … đối với điểm M.
c) Hai điểm … nằm khác phía đối với …
Bài giải
a) Điểm R nằm giữa hai điểm M và N.
b) Hai điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M.
c) Hai điểm M và N nằm khác phía đối với R.
Bài 12. (Trang 107 SGK Toán 6 – Tập 1)
Xem hình 13 và gọi tên các điểm :
a) Nằm giữa hai điểm M và P.
b) Không nằm giữa hai điểm N và Q.
c) Nằm giữa hai điểm M và Q.
Bài giải
a) Điểm N nằm giữa hai điểm M và P.
b) Điểm M không nằm giữa hai điểm N và Q.
c) Điểm N và P nằm giữa hai điểm M và Q.
Bài 13. (Trang 107 SGK Toán 6 – Tập 1)
Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (ba điểm N, A, B thẳng hàng).
b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Bài giải
Bài 14. (Trang 107 SGK Toán 6 – Tập 1)
Đố: Theo hình 14 thì ta có thể trồng được 12 cây thành 6 hàng, mỗi hàng 4 cây. Hãy vẽ sơ đồ trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây.
Bài giải
Vẽ ngôi sao năm cánh. Ta trồng 10 cây 5 hàng, mỗi hàng 4 cây theo hình vẽ.
Xem thêm: Hướng dẫn giải bài tập sgk toán 6 Đường thẳng đi qua hai điểm