Trang chủ
LỚP 1 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 4: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100. ĐO THỜI GIAN 4.2. Phép trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
4.2. Phép trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
Nội dung chính
ÔN TẬP: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (KHÔNG NHỚ)
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Biết đặt tính, làm tính trừ các số có hai chữ số.
– Trừ nhẩm các số trong phạm vi 100;
– Vận dụng giải được bài toán có lời văn.
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Thực hiện phép trừ số có hai chữ số bằng cách thực hiện từ phải sang trái, trừ các số của hàng đợn vị rồi trừ các số ở hàng chục.
Dạng 2: Bài toán có lời văn
– Đọc và phân tích đề bài: Xác định các số đã cho, số lượng tăng hoặc giảm và yêu cầu của bài toán.
– Tìm lời giải cho bài toán:
Em dựa vào các từ khóa “thêm”, “bớt”, “tất cả”, “còn lại”… để xác định phép tính cần dùng cho bài toán.
Thường bài toán yêu cầu tìm giá trị “còn lại” thì ta sẽ dùng phép tính trừ để tìm lời giải.
– Trình bày lời giải cho bài toán: Viết rõ ràng lời giải, phép tính, đáp số.
– Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được
Dạng 3: So sánh
Muốn so sánh hai hoặc nhiều giá trị của phép trừ các số có hai chữ số khi cần:
– Thực hiện phép tính.
– So sánh các kết quả vừa tìm được.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Đặt tính và tính: 55 – 12.
Bài giải:
55- 1243
- 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
- 5 trừ 1 bằng 1 viết 4
Vậy 55 – 12 = 43
Ví dụ 2: Bạn An có 35 viên bi, bạn An cho bạn Khánh 10 viên bi. Hỏi bạn An còn lại bao nhiêu viên bi ?
Bài giải:
Số viên bi còn lại của bạn An là:
35 – 10 = 25 (viên bi)
Đáp số: 25 viên bi
Ví dụ 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 45 – 23 ….. 56 – 34
Bài giải:
45 – 23 = 22
56 – 34 = 22
Vì 22 = 22
nên 45 – 23 = 56 – 34
Dấu cần điền vào chỗ chấm là dấu “=”
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Các ngày trong tuần lễ
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Phép trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) – toán cơ bản lớp 1.
Chúc các em học tập hiệu quả!