Trang chủ
LỚP 1 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 3: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100. ĐO ĐỘ DÀI. GIẢI BÀI TOÁN 3.2. Độ dài đoạn thẳng – Thực hành đo độ dài đoạn thẳng
3.2. Độ dài đoạn thẳng – Thực hành đo độ dài đoạn thẳng
Nội dung chính
ÔN TẬP: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG – THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Hiểu khái niệm dài hơn, ngắn hơn của đoạn thẳng.
– So sánh hai đoạn thẳng.
– Đo độ dài đoạn thẳng bằng gang tay, sải tay, bước chân, thước kẻ…
Dạng 1: Xác định số đo độ dài của đoạn thẳng.
– Các đoạn thẳng được vẽ trên giấy ô vuông, em đếm số ô và xác định độ dài của đoạn thẳng.
Đoạn thẳng JK có độ dài bằng 2 ô.
Đoạn thẳng LM có độ dài bằng 3 ô.
Dạng 2: Đo độ dài bằng gang tay, sải tay…
Dùng gang tay, sải tay, bước chân hoặc thước thẳng… em có thể đo độ dài của các đoạn thẳng, độ dài của các vật như bảng, bức tường, cuốn sách…
Dạng 3: Tìm đoạn thẳng ngắn hơn, dài hơn.
a) Với băng giấy, so sánh ngắn hơn, dài hơn bằng cách chập một đầu của hai băng giấy, đầu còn lại của băng giấy nào thừa ra thì băng giấy đó dài hơn.
b) So sánh độ dài hai đoạn thẳng thì có thể gắn đoạn thẳng với các ô vuông đơn vị, đoạn thẳng nào có ô vuông ít hơn thì ngắn hơn.
c) So sánh độ dài đoạn thẳng hoặc vật thông qua việc đo bằng sải tay, gang tay… cũng thực hiện tương tự nhu cách so sánh đoạn thẳng ô vuông.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1:
Đoạn thẳng JK có độ dài bằng 2 ô; đoạn thẳng LM có độ dài bằng 3 ô.
Như vậy, đoạn thẳng JK ngắn hơn đoạn thẳng LM hoặc ngược lại, đoạn thẳng LM dài hơn đoạn thẳng JK.
Ví dụ 2:
Cây bút chì dài khoảng 1 gang tay của em.
Cuốn sách dài khoảng 2 gang tay của em.
Vậy độ dài của cây bút chì ngắn hơn độ dài của cuốn sách.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: Một chục. Tia số
https://hocthattot.com/on-ly-thuyet-toan-lop-1-mot-chuc-tia-so/
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Độ dài đoạn thẳng, thực hành đo độ dài đoạn thẳng – toán cơ bản lớp 1.
Chúc các em học tập hiệu quả!