Trang chủ
LỚP 3 Toán cơ bản Ôn bài lý thuyết CHƯƠNG 3: CÁC SỐ ĐẾN 10 000 3.2. Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
3.2. Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
Nội dung chính
ÔN TẬP: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
* Điểm ở giữa: Điểm nằm giữa hai điểm thẳng hàng.
* Trung điểm của đoạn thẳng: Là điểm nằm chính giữa của hai điểm thẳng hàng.
Ví dụ:
– Điểm ở giữa: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
– Trung điểm của đoạn thẳng:
+ M là điểm nằm giữa hai điểm A và B.
+ Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB: AM = MB = 4cm.
M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai điểm.
– Kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không?
– Xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại
Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
– Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay chưa?
– Kiểm tra độ dài các đoạn thẳng có bằng nhau hay không.
Dạng 3: Tìm dộ dài các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm.
Khi M là trung điểm của AB thì AM = MB
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Ba điểm A, G, B có thẳng hàng đúng hay sai?
Bài giải:
Ba điểm A, G, B không thẳng hàng. Câu nói này sai.
Ví dụ 2: Điểm O có phải là trung điểm của đoạn thẳng không? Vì sao?
Bài giải:
O là trung điểm của PQ vì O nằm giữa P nằm giữa hai điểm P và Q và OP = OQ = 3cm
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:
Bài 2:
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1:
Bài 2:
Xem thêm: So sánh các số trong phạm vi 10 000
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng – toán cơ bản lớp 3.
Chúc các em học tập hiệu quả!