– Khái niệm phép nhân với số 6: Các số 6 được cộng liên tiếp với nhau nhiều lần thì được chuyển thành phép nhân.
Ví dụ: 6 + 6 + 6 + 6 = 6 × 4 = 24
– Bảng nhân 6 và vận dụng vào tính giá trị biểu thức, các bài toán có lời văn.
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Tính nhẩm
Áp dụng bảng nhân 6, nhẩm nhanh các giá trị đơn giản.
Dạng 2: Tính giá trị biểu thức
– Trong biểu thức có chứa phép nhân và phép cộng hoặc phép nhân và phép trừ, ta thực hiện tính giá trị của phép nhân trước rồi thực hiện phép cộng và phép trừ sau.
– Trong biểu thức có chứa hai phép nhân, ta thực hiện phép tính từ trái qua phải.
Dạng 3: Toán đố
Bước 1: Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho và yêu cầu bài toán.
Bước 2: Tìm cách giải, khi đề bài cho biết giá trị của mỗi nhóm hoặc một nhóm, yêu cầu tìm số lượng của một vài nhóm tương tự, ta thường sử dụng phép nhân.
Bước 3: Trình bày bài và kiểm tra kết quả vừa tìm được.
Dạng 4: Đếm cách 6
Cộng liên tiếp 6 đơn vị, bắt đầu từ số cho trước.
Dạng 5: So sánh
Bước 1: Tính giá trị của các biểu thức.
Bước 2: So sánh các giá trị vừa tìm được và điền dấu >, < hoặc = thích hợp.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Tính nhẩm:
a) 6 × 3
b) 6 × 6
Bài giải
a) Dựa vào bảng nhân 6
6 × 3 = 6 + 6 + 6 = 18
b) 6 × 6 = 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 36
Ví dụ 2: Tính:
a) 6 × 7 + 9
b) 6 × 5 + 20
Bài giải
a) 6 × 7 + 9 = 42 + 9 = 51.
b) 6 × 5 + 20 = 30 + 20 = 50.
Ví dụ 3: Mỗi học sinh mua 6 quyển vở. Hỏi 8 học sinh mua bao nhiêu quyển vở ?
Bài giải
8 học sinh mua số quyển vở là:
6 × 8 = 48 (quyển vở)
Đáp số: 48 quyển vở
Ví dụ 4: Điền số còn thiếu vào chỗ trống:
10, 16, … , 28, 34, …
Bài giải
Đếm thêm 6 và điền số còn thiếu vào chỗ trống.
10, 16, 22 , 28, 34, 40.
Ví dụ 5: Điền dấu >, < hoặc = thích hợp vào chỗ trống: