– Muốn thực hiện phép trừ các số có bốn chữ số, ta cũng thực hiện tương tự như phép trừ số có ba chữ số đã học.
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Tính, đặt tính rồi tính
– Đặt tính hàng dọc đối với các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
– Thực hiện tính từ phải sang trái
Dạng 2: Toán đố
– Đọc và tìm hiểu đề bài: Đọc và ghi nhớ các dữ liệu đề bài đã cho, yêu cầu của bài toán.
– Phân tích đề: Dựa vào câu hỏi của đề bài, chú ý các từ khóa “tất cả” hay “còn lại”, bài toán yêu cầu tìm giá trị của phần còn lại thì em thường sử dụng phép tính trừ.
– Trình bày lời giải và kiểm tra lại đáp án.
Dạng 3: Tìm x
– Tìm số hạng còn thiếu: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
– Tìm số bị trừ còn thiếu: Lấy hiệu cộng với số trừ.
– Tìm số trừ còn thiếu: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Dạng 4: Tính nhẩm
– Cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm hoặc tròn chục bằng cách cộng các chữ số hàng nghìn, hàng trăm hoặc hàng chục và giữ nguyên các chữ số 0 ở tận cùng.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính: 7653 – 3427
Bài giải:
3 không trừ được cho 7, lấy 13 trừ 7 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2
6 trừ 4 bằng 2, viết 2
7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
Vậy 7653 – 3427 = 4226
Ví dụ 2: Tính nhẩm: 2000 + 3000 = ?
Bài giải:
Nhẩm: 2 nghìn + 3 nghìn = 5 nghìn
Vậy 2000 + 3000 = 5000
Ví dụ 3: Trường học của Nam có 2890 học sinh, trường học của Kiên ít hơn trường của Nam 987 học sinh. Hỏi trường của Kiên có bao nhiêu học sinh?